INTJ – Nhóm tính cách mang đầy sự thông minh và bí ẩn

Vào năm 1962, trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs lần đầu tiên được ra mắt để giúp con người nhận định và hiểu rõ hơn về tính cách của mình. Từ đó đưa ra quyết định cho một vấn đề hoặc dễ dàng định hướng công việc cho bản thân hơn. Phương pháp đã xác định được 16 nhóm tính cách của con người dựa trên nhiều yếu tố. INTJ là một trong 16 tính cách này. Hãy cùng BachkhoaWiki cùng tìm hiểu ngay INTJ là gì và có tính cách đặc biệt ra sao nhé.

INTJ

INTJ là gì?

Theo MBTI, INTJ là loại tính cách được viết tắt từ 4 yếu tố – Introversion (Hướng nội), iNtuition (trực giác nhạy bén), Thinking (Sự tư duy), Judgement (Sự xem xét, quyết định). INTJ được ví như “the Mastermind” (Người quân sư) vì họ có những suy nghĩ rất logic và là nhà chiến lược tài ba.

Tại Hoa Kỳ, số người có tính cách INTJ chỉ chiếm khoảng 1.5% và đặc biệt hiếm ở nữ ( khoảng 0.8%). Đây loại tính cách hiếm nhất và vô cùng thú vị. Các INTJ thường được xem là rất thông minh và luôn ẩn chứa một sự bí ẩn riêng. Họ cũng là người rất tự tin nhờ vào lượng kiến thức khổng lồ bao trùm trên nhiều lĩnh vực và phạm vi khác nhau.

Những người có tính cách INTJ thường đã học và phát triển cho bản thân những kiến thức từ thời bé (họ có thể được mệnh danh là con mọt sách từ rất lâu) và vẫn tiếp tục làm điều này kể cả khi lớn lên. Chính vì thế, họ như những nhà khoa học trong công việc và đời sống hằng ngày. Trong tình yêu hay các mối quan hệ, họ luôn tìm kiếm và cải thiện mọi thứ như những nhà quân sư thực thụ.

Tìm hiểu nhóm tính cách của mình qua bài test MBTI nhé.

Đặc điểm tính cách của nhóm tính cách INTJ là gì?

INTJ – Nhóm tính cách mang đầy sự thông minh và bí ẩn

 Điểm mạnh của INTJ

  • Nhanh trí và có chiến lược tốt: Họ giỏi tận dụng mọi cơ hội để nâng cao kiến thức. Các INTJ không ngừng học hỏi và nâng cao sự thử thách cho trí tuệ của mình. Họ giỏi trong việc nhìn nhận mọi ngóc ngách vấn đề và đưa ra chiến lược, kế hoạch ứng phó.
  • Tự tin vào bản thân: các INTJ thường rất tự tin vào khả năng và lượng kiến thức họ có được.
  • Độc lập, quyết đoán: Những kiến thức, sự tự tin cũng như sáng tạo mang đến cho INTJ tính độc lập, quyết đoán. Khi họ có ý tưởng hay, họ không ngại đứng lên để bảo vệ dù đó là với cấp trên hay phá vỡ những truyền thống, quy ước.
  • Chăm chỉ và cương quyết: Các INTJ sẽ trở nên vô cùng chăm chỉ khi gặp những vấn đề họ quan tâm. Sẽ không ngạc nhiên nếu bạn thấy họ tập trung và bỏ ra hàng giờ đồng hồ để nghiên cứu và tìm ra ý tưởng. Họ làm việc rất hiệu quả. Thậm chí, họ còn bỏ thời gian để củng cố lại nhiệm vụ cho tốt hơn.
  • Cởi mở: Họ rất cởi mở trong việc tiếp nhận những thông tin, khái niệm thậm chí nó có thể chứng minh quan niệm của INTJ trước đó là sai. Trước những thông tin mới, ho sẵn sàng tiếp nhận những điều có ích từ những lĩnh vực không quen thuộc với họ.
  • Đa năng: Những điểm mạnh trên đã giúp cho INTJ thường dễ đạt được điều họ muốn. Họ có khả năng vượt qua nghịch cảnh từ cuộc sống và đảo ngược cái nguyên tắc cơ bản của hệ thống và áp dụng các khái niệm mới vào lúc cần thiết.

  Điểm yếu của INTJ

  • Độc đoán: Các INTJ thường rất tin tưởng vào kiến thức và suy nghĩ của bản thân. Đến nổi đôi lúc họ cảm thấy đối phương trở nên vô lý và bác bỏ những lý do, cho rằng người khác đang “nguỵ biện”.
  • Nghĩ quá nhiều: Họ liên tục suy luận và phân tích để mọi thử trở nên tốt hơn, tuyệt vời hơn. Tuy nhiên họ lại quá chăm chú vào điều đó và trở thành người thích suy xét người khác.
  • Không hợp với môi trường phân cấp: làm theo tiền lệ, quy tắc là điều khiến INTJ vô cùng ngột ngạt. Họ cho rằng đó là điều khá vô nghĩa và không thể hiểu được.
  • Thiếu lãng mạn: Việc kiêu ngạo cũng như tích cách phân tích, thích phán xét người khác khiến họ trở nên ít lãng mạn hơn trong mắt đối phương. Những người thuộc tính cách này cũng hay áp dụng những phân tích về tư duy và hành vi của người khác khiến người khác cảm thấy khó chịu.

INTJ trong công việc

INTJ – Nhóm tính cách mang đầy sự thông minh và bí ẩn

 Điểm mạnh của INTJ trong công việc

  • Sự tự tin: Các INTJ luôn tin vào bản thân và những kiến thứ cũng như kinh nghiệm mà họ tích luỹ được. Điều tuyệt vời hơn là những người này thường bỏ ngoài tai những đồn đoán từ xã hội. Họ không ngại nêu lên quan điểm cá nhân. Điều này giúp họ toát ra sự tự tin và gia tăng lòng tự trọng.
  • Nhanh nhạy và linh hoạt: Những người thuộc tính cách này có đầu óc rất nhanh nhạy nên họ rất giỏi trong việc nâng cao kiến thức về chủ đề mà họ quan tâm. Đặc biệt hơn hết, các INTJ có thể giỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ rất giỏi và cũng yêu thích những việc thách thức trí tuệ cũng như kích thích sự tò mò.
  • Dễ dàng trở thành một chuyên gia: Một trong những thế mạnh của các INTJ là trí nhớ siêu phàm. Ngoài ra, nó còn được kết hợp vỡi những khả năng phân tích mọi thứ trong cuộc sống. Họ thích khám phá, tìm tòi về những điều cơ bản xung quanh và áp dụng vào thực tế. Điều này giúp những người này có thể thành công trên bất kì lĩnh vực mà họ muốn, dù đó là chuyên gia công nghệ hay một chính trị gia.
  • Tính độc lập và quyết đoán: Những người thuộc tính cách INTJ rất lý trí khi phải phân tích tính hiệu quả, hữu ích của một ý tưởng, đề xuất. Dù cho đó là một ý tưởng bình thường hay đến từ một nhân vật cấp cao, quyền lực. Thật ra nhờ vậy mà INTJ xây dựng được sự tài năng và khách quan khi đưa ra một quyết định. Những người này còn có khả năng giữ bình tĩnh dù họ đang trong những cuộc tranh cãi hay tình huống cao trào, căng thẳng.
  • Chăm chỉ và quyết tâm: Khi muốn đạt được một điều gì đó hay có gì đó kích thích tâm trí của INTJ, họ sẽ vô cùng kiên nhẫn và quyết tâm. Họ sẽ cố gắng và gạt bỏ mọi thứ có thể cản đường để đạt được mục tiêu của mình.
  • Giàu trí tưởng tượng, giỏi chiến lược: Những nhà chiến lược “xịn xò” dường như là cái mác rất thích hợp cho các INTJ. Họ có thể vận dụng kiến thức và thế mạnh này để đưa ra nhiều kế hoạch cho những tình huống khác nhau.
  • Trung thực, thẳng thắn: Họ cực kì không thích việc an ủi hay dành những lời cảm thông khi bản thân hay người khác gặp khó khăn, trở ngại, đặc biệt là trong công việc. Thay vào đó họ thích những nhận xét mang tính góp ý thẳng thắn cho một cá nhân.
  • Tư tưởng thông thoáng: Thay vì khó chịu hay bực dọc khi bị chứng minh là sai khi tiếp xúc với những điều mới, các INTJ lại cảm thấy vô cùng thoả mãn. Họ sẽ phân tích và đi theo lí luận được họ cho là có ý nghĩa hơn so với những thứ truyền thống. Do vậy, những người này thích được “bứt phá” khỏi nhưng nguyên tắc xã hội. Họ tin rằng chuẩn mực đó là điều không cần thiết, nhất là đối với xã hội đang phát triển.

Điểm yếu của INTJ trong công việc

  • Kiêu ngạo: Như đã nói ở trên, các INTJ luôn có sự tự tin nhất định trong bản thân họ. Nhưng đôi khi, điều đó hơi quá mức và nó có thể dễ dàng biến thành sự tự cao. Một số INTJ khi chưa đủ trải nghiệm và trưởng thành có thể cho rằng người khác đang đề xuất không hợp lí và cố gắng để thể hiện quan điểm của mình cho người khác càng nhiều càng tốt. Họ cũng quá chăm chú vào kiến thức và lí trí mà đôi khi quên mất rằng công việc cũng nên có một chút tình nghĩa.
  • Quá cầu toàn: Không có việc gì hay cái gì trên đời là hoàn hảo cả. Tính cách INTJ là thích công việc luôn có sự hiệu quả cũng như hoàn hảo. Họ luôn cố để phân tích, tìm hiểu tại sao điều đó lại sai.Họ dành thời gian để kiểm soát mọi thứ mà đôi khi điều này trở nên hơi quá mức. Vã dẫn đến nó đã trở thành một điểm yếu cũng như ảnh hưởng tiến độ của đồng đội.
  • Phân tích quá kĩ: Những người có tính cách INTJ thường dùng lí trí là chủ yếu và hầu như họ thật sự không giỏi việc dùng trái tim để cảm nhận. Chính vì thế, trong các mối quan hệ thay vì thông cảm và thấu hiểu, họ thường tìm kiếm, phân tích để có được giải đáp hợp lí.
  • Thích phán xét: Các INTJ mặc dù khá cởi mở với mọi người xung quanh nhưng có những điều sẽ khiến họ cảm thấy vô cùng bực dọc và không thể kiên nhẫn. Chẳng hạn như những người sống quá dựa vào tình cảm, những người có xu hướng bùng nổ cảm xúc hay ngoan cố một cách vô lí, vân vân. Những người thuộc loại tính cách này cho rằng người cư xử như vậy chưa trưởng thành và họ sẽ phán xét cũng như ít tôn trọng những người đó.
  • Thiếu sự đồng cảm: Với tính lí trí và luôn thích phân tích mọi việc, mọi người thì INTJ thiếu đồng cảm là chuyện dễ hiểu. Họ tự hào về điều đó và đôi lúc quên đi việc xem xét cảm xúc, kinh nghiệm hay hoàn cảnh,… của người khác. Chính vì thế, đôi lúc việc qua trung thực, thẳng thắn khiến những người này có thể làm tổn thương đối phương và điều này có thể trở thành trở ngại của họ khi ra ngoài xã hội.
  • Thiếu khả năng để phát triển một mối quan hệ lãng mạn: Những người thuộc loại tính cách này thật sự không giỏi trong việc làm điều gì đó mà không dùng đến logic hay suy luận của họ. Điểm yếu này rõ rệt hơn khi họ đối diện với những mối quan hệ cá nhân, đặc biệt là với nửa kia. Họ thất vọng khi cố gắng đọc vị người khác bằng phân tích của bản thân và những phương pháp khoa học mà lại không thành công.
  • Không hợp với môi trường cấu trúc cao: Họ luôn đi tìm câu trả lời hợp lí cho những thắc mắc của mình và điều đó đôi khi khiến họ khó lòng hiểu được những quy tắc đã được lập sẵn nếu họ cảm thấy nó thật vô nghĩa. Họ không thích những môi trường làm việc với sự vâng lời mù quáng, truyền thống hay tôn trọng quyền hạn, cấp bậc tiền bối hậu bối quá rõ ràng và chặt chẽ.

Tính cách INTJ nên làm nghề gì?

Vậy, những INTJ phù hợp với nghề gì? Một số ngành nghề mà những người thuộc tính cách INTJ nên tham khảo như:

  • Kinh doanh và tài chính (quản trị kinh doanh, nhà quản lý, kế toán, marketing ….)
  • Toán học (Nhà toán học, thống kê hoặc phân tích nghiên cứu hoạt động,…)
  • Kiến trúc và kỹ thuật (Kỹ sư, Kiến trúc sư, nhà thầu xây dựng, kiểm soát viên,..)
  • Khoa học và đời sống (nhà kinh tế, nhà khoa học,…)
  • Nghệ thuật và truyền thông (Quan hệ công chúng, Giám đốc sản xuất nghệ thuật,…)
  • Nhóm ngành IT
  • Pháp luật (Thẩm phán, luật sư, Cảnh sát điều tra,…)

INTJ

INTJ nên làm gì để thành công trong sự nghiệp?

  • Phát huy và trau dồi ưu điểm: Bạn nên tìm kiếm những công việc cho phép khả năng suy luận được phát huy. Những môi trường như toán học, luật, y học hay khoa học sẽ khiến cho đầu óc của bạn được thoả mãn và giải phóng những khả năng phân tích, quan sát vượt trội.
  • Khắc phục khuyết điểm: Hãy nhìn nhận vào những điểm yếu của mình để có thể vượt qua nó. Bạn nên sử dụng khả năng phán xét của mình dựa vào những ý tưởng hiện tại và trực giác hơn là đi phân tích, bỏ qua ý kiến của người khác.
  • Thấu hiểu con người: có lẽ sẽ không dễ dàng cho bạn nhưng đừng vội bỏ qua ý kiến của một người vì bạn không tôn trọng người đó hay bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Mỗi ý kiến của từng người luôn có thể là một ý tưởng hay ho nằm trong ngóc ngách mà bạn chưa chạm đến.
  • Cân nhắc cẩn thận: Bạn cần dành thời gian để hiểu rõ trực giác của mình và tận dụng cơ hội để thảo luận ý tưởng của mình với mọi người xung quanh. Bạn sẽ nhận ra rằng, việc trao đổi với người khác sẽ mang lại nhiều điều hết sức giá trị. Trong trường hợp bạn không có người để trao đổi, hãy viết ra thật chi tiết và diễn đạt đúng ý tưởng của bạn nhất.
  • Tìm người có cùng quan điểm: thay vì gò bó bản thân với những người sống quá tình cảm, hãy tìm đến những mối quan hệ bắt nguồn từ lí trí. Thêm vào đó, bạn cũng nên quan tâm đến nhu cầu tình cảm của người khác, hãy thể hiện tình cảm cũng như sự chân thành bằng chính con người thật của bạn.
  • Giữ bình tĩnh: Thế mạnh của bạn chính là trí thông minh và đầu óc phân tích. Tuy nhiên đôi lúc nó không còn giữ được sự bình tĩnh bởi những cơn giận dữ của bạn. Luôn ghi nhớ rằng cơn tức giận cũng như những lời nói trong lúc đó có thể làm gãy đi mối quan hệ tốt đẹp. Nếu được, cố gắng kìm nén những cơn giận khi định trút lên người khác. Sự bất đồng, thất vọng sẽ được nguôi ngoai khi bạn xử lí với thái độ khách quan và bình tĩnh.
  • Chịu trách nhiệm với bản thân: thay vì đổ lỗi cho sự vật bên ngoài hoặc cho người khác, bạn nên nhìn nhận bản thân mình. Chính bạn là người đưa ra quyết định và điều khiển cuộc sống của bạn. Hãy tập suy nghĩ cách giải quyết thay vì đổ lỗi và nằm ở thế bị động.
  • Nghĩ đến những điều tích cực: Đừng khiến mây mù của những suy nghĩ tồi tệ, tiêu cực vây lấy bạn. Cố gắng suy nghĩ những điều tích cực, khi đó bạn sẽ thu hút được những năng lượng cũng như kết quả tích cực về với mình.
  • Khiêm tốn: Học cách nhìn nhận khách quan và đánh giá bản thân như cách bạn phân tích và đánh giá mọi người có thể giúp bạn cải thiện bản thân theo chiều hướng tốt hơn.
  • Đừng tự cô lập mình: Bạn cần nhìn ra những giá trị, lợi ích bên ngoài mang đến cho bạn. Các INTJ nên tham gia vào những câu lạc bộ, diễn đàn có những chủ đề mà bạn quan tâm. Tìm kiếm và nuôi dưỡng tình bạn tương đồng với khả năng và năng lực giống bạn.

INTJ trong các mối quan hệ

Điểm mạnh của INTJ trong các mối quan hệ

  • Không bị ảnh hưởng bởi xung đột và chỉ trích xung quanh: nhờ vào sự kiên định và tự tin, những người có tính cách INTJ cũng không quan tâm về việc người khác nhận định sai hoặc những lời đồn thổi về bản thân.
  • Thông minh và có năng khiếu: hầu hết những người này có trí thông minh cao, một phần nhờ vào việc học và đọc nhiều. Các INTJ cũng có năng khiếu ở một số lĩnh vực nhất định.
  • Luôn coi trọng và có trách nhiệm với những mối quan hệ hoặc cam kết: có thể nói, họ là người luôn có trách nhiệm với những việc mình làm hay hứa. Vì bản thân có sự tư duy và phán xét đủ để nghiêm túc với những mối quan hệ và lời hứa với những người xung quanh.
  • Mong muốn và cố gắng để “tối ưu hoá” các mối quan hệ: ngoài việc giỏi và thông minh, họ cũng thường dành thời gian suy nghĩ để duy trì, phát triển những mối quan hệ của mình theo chiều hướng tốt nhất.
  • Người lắng nghe tốt: nếu bạn đang gặp vấn đề hoặc cần tư vấn, có lẽ các INTJ là một người phù hợp để lắng nghe, xoa dịu hay thậm chí là đưa ra lời khuyên cho những vấn đề bạn đang gặp phải.
  • Cảm nhận được điểm dừng của một mối quan hệ: không ngoa nếu nói INTJ là kiểu người thiên về lí trí. Họ dùng đầu óc để phân tích một mối quan hệ và trái tim để phán đoán điểm dừng cho mối quan hệ đó. Họ có thể không ngần ngại kết thúc một mối quan hệ nếu đó là điều đúng đắn. Mặc dù mối quan hệ đó có thể vẫn còn trong đầu họ trong một thời gian dài.

Điểm yếu của INTJ trong các mối quan hệ

  • Quá lí trí: Thay vì giải quyết vấn đề, xung đột bằng cách thấu hiểu và thông cảm, các INTJ lại thường sử dụng những logic và lý luận của mình để đáp lại những cuộc xung đột đó.
  • Vô tâm: Như đã phân tích, những người thuộc tính cách này có thể rất giỏi trong công việc nhưng có lẽ cũng chính vì điều đó, họ không giỏi trong việc đồng điệu với cảm xúc của người khác. Vì vậy, trong nhiều tình huống, họ có thể được xem là người vô tâm.
  • Tin bản thân luôn đúng: Các INTJ thường có lượng kiến thức nhất định và luôn tự tin về bản thân. Điều này khiến họ đôi lúc trở nên tự cao và cho rằng mình luôn đúng.
  • Khó thể hiện cảm xúc: Thế mạnh của các INTJ không phải là nhìn nhận, phân tích vấn đề bằng trái tim, vì thế họ cũng khó thể hiện cảm xúc của mình hơn. Những người có tính cách này có thể hiểu vấn đề của mối quan hệ nhưng họ không giỏi trong việc tạo cảm giác yêu mến hay biểu hiện suy nghĩ thật của mình.
  • Dễ gây xích mích, ảnh hưởng đến các mối quan hệ: có lẽ nếu ai không hiểu được những người thuộc tính cách này thì sẽ rất khó để bền lâu bên cạnh họ. Các INTJ nghĩ rằng những mối quan hệ cũng như công việc, luôn cần được quan sát và cải thiện. Nhưng việc họ “khô cứng” trong cách biểu hiện khiến những mối quan hệ xung quanh có thể bị ảnh hưởng.
  • Không chấp nhận khiển trách: Họ là những người học nhiều, biết nhiều và có thể cũng rất giỏi giang, tự tin. Việc này khiến họ cảm thấy khó chịu, tổn thương đến lòng tự trọng nếu bị khiển trách.
  • Giữ kín một phần nào đó cho bản thân họ: Những người này không dễ dàng “cởi mở” hay quá thân mật cho dù đó là bạn bè thân thiết hay thậm chí là con, cha mẹ họ. INTJ là những người thường xuyên giữ kín 1 phần suy nghĩ hoặc tâm tư cho riêng họ.

INTJ

INTJ trong tình yêu

Cách INTJ thể hiện tình yêu

– Họ có thể do dự trong cảm xúc: Đối với INTJ, họ không muốn điều khiển cảm xúc của mình. Họ cho rằng việc yêu đương dẫn dắt quá nhiều cảm xúc của mình. Họ thực sự rất thích sử dụng logic của mình và cố gắng để xử lý chúng theo cách của họ. Tuy rằng 1 số INTJ có thể lao vào tình yêu mà không cần suy nghĩ nhiều, hầu hết số còn lại sẽ thật sự cân nhắc khi bước vào 1 mối quan hệ.

Đặc biệt, khi nhận ra mình có tình cảm sâu đậm với ai đó, họ có thể dừng lại để tiếp tục phân tích và giúp cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Điều này có thể khiến INTJ thiếu sự lãng mạn, nhưng đối với họ, đó chính là sự lãng mạn. Chính là bởi vì những người này muốn chắc chắn về tiềm năng của mối quan hệ khi họ muốn đi xa hơn với đối phương – điều mà được các INTJ xem là rất quan trọng.

INTJ – Nhóm tính cách mang đầy sự thông minh và bí ẩn

–  INTJ coi trọng cam kết: Họ rất coi trọng cam kết và khi đã muốn có mối quan hệ lâu dài với ai đó, những INTJ thường dành nhiều công sức để phát triển mối quan hệ với đối phương để tạo kết nối lâu dài với nửa kia của mình. Khi họ đã nghiêm túc với những cam kết như vậy chứng tỏ những người này rất quan tâm đến việc biến đối phương trở thành người bạn đời.

Họ làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình, vì thế họ mong muốn người bên cạnh họ cũng thực hiện những việc họ đã đề ra. Các INTJ sẽ cố gắng để giúp đỡ đối phương trở thành phiên bản tốt nhất – điều này sẽ khiến nửa kia của họ đôi lúc cảm thấy mệt mỏi nhưng thực chất đây là cách họ thể hiện sự chân thành với người khác.

Khi yêu, các INTJ rất nghiêm túc và không muốn mất đi người mình quan tâm. Và mặc dù không phải là người lãng mạn nhưng họ vẫn luôn có cách thể hiện cảm xúc của bản thân. Họ là những người trung thành nên cũng không đi đến cam kết dễ dàng. Một khi đã quyết định đi đến cam kết, những người này sẽ mở lòng hơn với nửa kia và không dễ dàng từ bỏ người họ yêu thương.

– Các INTJ sẵn lòng cãi vả trong mối quan hệ: Đối với một số người, họ muốn ngăn chặn và tránh đi những cuộc cãi vả, INTJ thì ngược lại. Họ cho rằng cãi vả chính là cách để yêu và tìm ra cách tốt hơn để hiểu về nửa kia và kết nối mối quan hệ bền chặt. Vì vậy, họ sẵn sàng mở lòng để nói chuyện hay thậm chí là cãi nhau để tìm ra giải pháp thay vì trốn tránh những tình huống khó xử.

Chúng ta thường không thấy nhiều sự lãng mạn ở các INTJ, đơn giản vì họ là tuýp người sử dụng lí trí hơn là trái tim. Tuy vậy, nó không có nghĩa là họ không thật sự yêu thương đối phương, chỉ là những người này không thể hiện cảm xúc theo cách thông thường.

Trong tình cảm, những người này có thể mang đến sự lãng mạn nhất định mặc dù đôi lúc nó không được diễn ra theo cách mà người khác mong đợi. Họ cảm nhận mọi thứ rất sâu sắc và rõ ràng nhưng đôi lúc cảm xúc đi quá sâu khiến họ không thể diễn tả hết tâm tư và tình cảm của bản thân.

INTJ phù hợp với nhóm tính cách nào nhất khi yêu

– INTJ và INFJ: đây là một trong những cặp tính cách tương thích với nhau. Trong khi INFJ dường như quá tập trung vào cảm xúc thì INTJ lại đối lập hẳn. Tuy vậy, họ đều là những người yêu thích lập kế hoạch trong cuộc sống. Sự đối lập giữa “suy nghĩ” và “ cảm xúc” có thể gây nên một số vấn đề cho cặp đôi này. Những INFJ đôi lúc sẽ cảm thấy thất vọng vì thiếu đi sự lãng mạn hay sự chia sẻ cảm xúc từ INTJ, chính vì thế, việc giao tiếp giữa 2 nhóm tính cách này nên được ưu tiên.

– INTJ và ENTJ: Mối quan hệ của cặp đôi này có thể diễn ra rất suôn sẻ bởi lẽ tính cách của họ khá giống nhau. Những nơi để các ENTJ thể hiện mình thì lại ngược lại với INTJ mặc dù họ có những quan điểm giống nhau về ý tưởng và giá trị. Tuy nhiên, sự khác biệt này có thể dẫn đến một số vấn đề nếu ENTJ không nhận ra rằng các INTJ cũng có nội tâm rất kiên quyết như họ. Rơi vào trường hợp này khiến INTJ trở nên khó chịu và ngột ngạt.

INTJ – Nhóm tính cách mang đầy sự thông minh và bí ẩn

– INTJ và INTP: Cặp đôi này tìm thấy những quan điểm hợp ý giữa cả hai. Họ đều rất thích thú với những ý tưởng và cả hai cũng chẳng phải là người quá khấn khích với việc giao lưu xã hội. Điều này giúp họ ít gặp phải tình trạng không vừa ý khi đang trong mối quan hệ. Đôi lúc, INTJ sẽ có thể cảm thấy có lỗi với những người thuộc nhóm tính cách INTP khi họ quá dễ dàng từ bỏ mục tiêu trước mắt.

– INTJ và ISTJ: INSJ có thể trở thành một mảnh ghép thích hợp với INTJ nhưng không phải là họ không cần nỗ lực. Họ thường hiểu được nhu cầu của nhau và tôn trọng không gian riêng. Nhưng cặp đôi có thể đối mặt với việc điều chỉnh giữa “Cảm giác” (ISTJ) và “Trực giác”(INTJ) sao cho phù hợp. INTJ thường mộng mơ và suy nghĩ thoáng trong khi đó ISTJ lại tập trung vào chi tiết, chính vì vậy đôi lúc sẽ có những tranh cãi giữa bọn họ.

Những điều cần lưu ý khi yêu INTJ

Nếu bạn muốn hẹn hò hay kết hôn với các INTJ, hãy chú ý những điều này:

  1. Sẵn sàng thảo luận về những suy nghĩ, ý tưởng

INTJ luôn sống với những ý tưởng, suy nghĩ, ý kiến trong đầu họ. Khi bạn gặp 1 người có tính cách INTJ, bạn nên chuẩn bị thu hút họ bằng việc tham gia vào cuộc thảo luận mang tính trí tuệ. Họ yêu một người có thể cùng họ tranh luận những vấn đề mang tính trí tuệ, logic.

  1. Đừng suy nghĩ quá nhiều về những lời nói của họ

Các INTJ không giỏi trong việc nói ra những lời tinh tế. Họ có xu hướng nói ra trước khi nghiền ngẫm những điều đó. Nhưng dù cho lời nói có khó nghe như thế nào, họ cũng không cố ý làm tổn thương bạn. Hãy đón nhận những lời nhận xét của họ một cách khách quan và hiểu rằng họ nói thế chỉ vì họ yêu thương bạn.

  1. Nói thẳng những điều bạn nghĩ

Bạn không nên kì vọng vào việc INTJ sẽ hiểu được cảm xúc của mình. Họ cố gắng học hỏi để hiểu hơn về bạn nhưng họ cũng sẽ tốn nhiều thời gian với việc nhận định đúng cảm xúc của đối phương bởi INTJ thường dùng logic để phân tích sự việc. Cho nên, đừng sử dụng nhưng ngôn ngữ mập mờ hay tinh tế với khi hi vọng họ sẽ “bắt được sóng”. Chỉ cần nói thẳng ra sự thật vì họ không ngại tiếp nhận và thay đổi nếu cần.

  1. Sẵn sàng để tiến lên cùng đối phương

Cùng với việc học hỏi và phát triển, các INTJ cũng mong muốn bạn đời của họ làm điều đó. Điều này có nghĩa là họ sẽ luôn tìm cách để cải thiện mối quan hệ – chẳng hạn như: làm thế nào để người ấy vui vẻ hơn?, làm thế nào để hiểu được đối phương đang muốn gì dễ dàng hơn? Họ liên tục suy nghĩ và sẵn sàng thay đổi khi họ tìm ra hướng tốt hơn. Chính vì thế, khi yêu INTJ, cuộc sống của bạn sẽ luôn thay đổi và cải thiện.

Những INTJ nổi tiếng

Một số INTJ nổi tiếng thế giới như:

  • Vladimir Putin: Tổng thống Nga
  • Bill Gates: Chủ tịch, đồng sáng lập tập đoàn Microsoft
  • Augustus Caesar: Hoàng đế La Mã
  • Mark Zuckerberg: CEO của Facebook
  • Stephen Hawking: Nhà vật lý thiên tài
  • Hillary Clinton: Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
  • Hannibal, lãnh đạo quân sự của Carthage
  • Arnold Schwarzenegger, diễn viên và thống đốc California
  • John F. Kennedy, cựu Tổng thống Hoa Kỳ
  • Woodrow Wilson, cựu Tổng thống Hoa Kỳ
  • Gandalf the Grey, tác giả “The Lord of the Rings”

Trên đây là những thông tin cực kì chi tiết về những người thuộc tính cách INTJ về tình cảm lẫn sự nghiệp. Nếu bạn là một INTJ, hãy cải thiện những điểm yếu để có thể phát triển hơn trong sự nghiệp và tình cảm nhé. Nếu bạn xem về người khác, bạn cảm thấy loại tính cách hiếm này như thế nào? Có thú vị và bí ẩn không?

Xem thêm:

Hy vọng bạn đã có đầy đủ thông tin cần thiết về INTJ là gì và đừng quên like và chia sẻ cho mọi người cùng biết. Ủng hộ BachkhoaWiki có thể phát triển thêm nhiều bài và chuyên mục nhé.

Tham khảo: Truity, 16personalities, Onlinepersonalitytests, Personality-central, Personalitypage.

Tags: mbti