ESFP là gì? Tại sao ESFP lại được mệnh danh là người trình diễn

ESFP là gì? Những đặc điểm chung về tính cách và quan điểm sống của những người thuộc nhóm ESFP bao gồm những yếu tố nào, ESFP phù hợp nghề gì, trong tình yêu họ là người ra sao và ESFP chiếm bao nhiêu phần trăm dân số trên thế giới,tất cả thắc mắc xoay quanh vấn đề này sẽ được BachKhoaWiki bật mí trong bài viết dưới đây nhé.

ESFP là gì

ESFP là gì?

ESFP là viết tắt của 4 từ lần lượt là Extraversion, Sensing, Feeling và Perception. ESFP là một trong 16 nhóm tính cách được nghiên cứu bởi MBTI (Myers-Briggs Type Indicator). Theo thống kê thì những người thuộc nhóm ESFP chiếm khoảng 9% dân số trên thế giới.

ESFP là gì

ESFP được biết đến với biệt danh là người trình diễn bởi họ luôn toát ra một nguồn năng lượng tích cực, hòa đồng, vui vẻ và thường là tâm điểm của sự chú ý ở đám đông.

Liệu bạn có phải là một ESFP? Nhấn vào đây để tìm câu trả lời thông qua bài trắc nghiệm MBTI nhé.

Đặc điểm tính cách của nhóm tính cách ESFP là gì?

Điểm mạnh của ESFP

ESFP là gì

  • Độc đáo và Bứt phá

Những người thuộc nhóm tính cách ESFP có xu hướng muốn thử thách bản thân bằng những trải nghiệm mới. Họ không ngại Bứt phá ra khỏi vùng an toàn của mình để chạm đến những điều mà bản thân mong muốn có được.

ESFP thường không chuộng những điều lệ quy cũ hay góc nhìn, quan điểm mang tính truyền thống. Họ thích sự đột phá, mới mẻ, có lẽ vì thế mà ESFP luôn trở nên độc đáo trong mắt mọi người xung quanh và dễ dàng trở thành tâm điểm chú ý trước đám đông.

  • Kỹ năng giao tiếp khéo léo

ESFP là những người sở hữu tính cách hài hước thông minh, không những thế, nhờ vào khả năng trực giác cao, ESFP dễ dàng cảm nhận được cảm xúc của đối phương trong một cuộc trò chuyện để từ đó chọn lối hành xử thích hợp. ESFP yêu thích những cuộc thảo luận và bị thu hút bởi kiểu người có khả năng giao tiếp giỏi.

  • Sở hữu gu thẩm mỹ tinh tế

Những người thuộc nhóm tính cách ESFP thường luôn hướng về cái đẹp và giá trị nghệ thuật của mọi vật xung quanh. Họ hứng thú với các lĩnh vực như hội họa, thời trang, thiết kế nội thất,….

  • Thực tế

ESFP có xu hướng tin vào trải nghiệm thực từ chính bản thân mình hơn là những lý thuyết triết học. Chính vì thế mà ESFP có xu hướng nghiêng về trực giác, cảm xúc hơn là những lý lẽ mang tính logic.

Điểm yếu của ESFP

ESFP là gì

  • Khó giữ được lòng kiên định và kỉ luật

ESFP luôn bị thu hút bởi những cái mới, chính vì thế khi ở quá lâu trong một môi trường quen thuộc, họ sẽ cảm thấy nhàm chán và có ý định rời đi.

  • Khả năng lên kế hoạch kém

ESFP là những người đề cao giá trị sống của hiện tại, chính vì thế, họ thích tận hưởng những điều mình đang có hơn là việc dự tính cụ thể cho tương lai. Với họ, dự định tương lai dường như là một khái niệm xa vời và họ không tin nó sẽ mang lại giá trị thực cho bản thân.

  • Khó làm chủ được cảm xúc

Chính vì luôn đề cao giá trị của hiện tại, nên ESFP đôi lúc sẽ có xu hướng buông thả cảm xúc. Họ thích việc quan sát cảm xúc của bản thân hơn là việc đào sâu và giải quyết nó, điều này không hẳn là xấu nhưng nếu ESFP không vạch ra được ranh giới giữa việc chấp nhận và nuông chiều cảm xúc thì họ rất dễ rơi vào những vòng lặp tiêu cực một cách vô thức.

Xu hướng phát triển, lựa chọn nghề nghiệp của ESFP

Điểm mạnh của ESFP trong công việc

ESFP là gì

  • Bứt phá và sáng tạo

ESFP sở hữu óc sáng tạo tuyệt vời. Trong công việc ESFP thường có xu hướng chủ động đưa ra nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo và khả thi. Bên cạnh đó, với tâm hồn tự do và độc lập, ESFP luôn có những bước đột phá bất ngờ trong công việc, họ không ngại gỡ bỏ những rào cản từ định kiến để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

  • Chân thành và khéo léo

ESFP sở hữu khả năng giao tiếp khéo léo, họ có thể quan sát, nhìn nhận và thấu hiểu được cảm xúc của đối phương. Chính vì thế, trong công  việc, ESFP sẽ là một người cộng sự tuyệt vời bởi họ luôn sẵn lòng lắng nghe và giúp đỡ những đồng nghiệp của mình.

  • Khả năng thẩm mỹ cao

ESFP luôn bị thu hút bởi cái đẹp, họ đề cao giá trị của nghệ thuật. Chính vì thế ESFP có khả năng đánh giá về mặt thẩm mỹ rất cao, họ luôn có những góc nhìn, nhận định độc đáo về một dự án hay sản phẩm nào đó.

  • Lanh lợi và tháo vát

ESFP có khả năng giải quyết công việc một cách gọn gàng và quyết đoán. Họ tin vào giá trị của bản thân chính vì thế trong công việc, ESFP có xu hướng thích làm việc độc lập. Không những thế, ESFP luôn sẵn sàng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới rất nhanh, đặc biệt là về lĩnh vực nghệ thuật.

Điểm yếu của ESFP trong công việc

ESFP là gì

  • Làm việc theo cảm hứng

ESFP không có khả năng tập trung lâu được trong bất kỳ một công việc gì, họ luôn bị thu hút bởi những cái mới. Chính vì thế nên ESFP sẽ rất khó hoàn thành tốt được những nhiệm vụ đòi hỏi tính kiễn nhẫn và sự tập trung cao.

  • Khó hòa nhập với môi trường làm việc truyền thống

ESFP đề cao giá trị của sự tự do, chính vì việc giao tiếp cởi mở trong công việc với họ rất quan trọng. ESFP thường sẽ cảm thấy bị đè nén trong những môi trường truyền thống với kiểu quản lý tập quyền.

  • Dễ rơi vào trạng thái chán nản

Chính vì bản tính luôn bị thu hút bởi những điều mới mẻ mà ESFP sẽ thấy rất khó để duy trì được sự kiên định và cam kết của bản thân trong công việc. Bên cạnh đó, đôi lúc họ còn để cảm xúc tiêu cực kiểm soát, điều khiển hành động của mình và vô tình làm giảm sút năng suất làm việc.

  • Khả năng định hướng kém

ESFP là tuýp người sống và tôn thờ giá trị hiện tại, chính vì thế trong công việc, họ thường không có định hướng rõ ràng. Điều này cho thấy ESFP luôn hài lòng với cuộc sống và ít có chí cầu tiến, phát triển bản thân.

Tính cách ESFP làm nghề gì?

ESFP là gì

Với những đặc điểm tính cách ở trên, thì dưới đây là những công việc thích hợp dành cho ESFP:

  •   Vận động viên
  •   Nghệ sĩ
  •   Diễn viên / diễn viên
  •   Huấn luyện viên
  •   Nhà thiết kế thời trang
  •   Doanh nhân
  •   Nhân viên xã hội
  •   Công nhân giải trí
  •   Diễn viên hài
  •   Trang trí nội thất
  •   Tiếp thị
  •   Nhạc sĩ
  •   Họa sĩ
  •   Biểu diễn
  •   Nhiếp ảnh gia
  •   Quan hệ công chúng
  •   Lễ tân
  •   Giám sát
  •   Phát thanh viên / phát thanh viên
  •   Bác sĩ nhi khoa
  •   Ca sĩ
  •   Y tá
  •   Giám đốc
  •   Đại lý bán hàng
  •   Giáo viên
  •   Nhà báo
  •   Chủ tiệm
  •   Huấn luyện viên động vật
  •   Lính cứu hỏa
  •   Vũ công
  •   Diễn giả
  •   Điều phối viên sự kiện/Người tổ chức sự kiện

ESFP nên làm gì để thành công trong sự nghiệp?

ESFP là gì

Để thành công trong sự nghiệp, ESFP nên tập trung phát triển ưu điểm của bản thân, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải tiết chế, xoay chuyển những yếu điểm của mình, cụ thể ESFP nên:

  • Lắng nghe quan điểm của mọi người và nhìn nhận chúng một cách cởi mở hơn.
  • Chấp nhận những lời phê bình, chỉ trích với một thái độ bình tĩnh.
  • Không nên chống đối lại những yếu điểm của bản thân để từ đó phát sinh ra nghi ngờ về con đường sự nghiệp của mình. Thay vào đó, ESFP nên luyện tập tính kiên nhẫn để nhìn nhận và kỉ luật bản thân trong công việc hơn.
  • Mở lòng đón nhận sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. ESFP thường có xu hướng chuộng làm việc cá nhân, chính vì thế họ muốn tự giải quyết công việc một mình. Tuy nhiên, khi đứng trước những nhiệm vụ khó khăn, ESFP nên để cho bản thân một cơ hội được lắng nghe quan điểm, góp ý từ người khác.

ESFP trong các mối quan hệ

Điểm mạnh của ESFP trong các mối quan hệ

ESFP là gì

  • Thông minh và hài hước

Hầu hết các ESFP đều nhận được sự yêu mến từ mọi người xung quanh bởi họ luôn mang đến năng lượng tích cực và niềm vui cho người khác. ESFP thuộc tuýp người hài hước một cách thông minh, họ luôn cảm nhận được đối phương muốn gì và biết cách nâng dậy cảm xúc của người khác.

  • Thực tế và chân thành

ESFP luôn tin vào giá trị của hiện tại, chính vì thế họ trân trọng mỗi một phút giây khi ở cạnh đối phương. Họ sẵn sàng dồn tâm huyết để vun đắp cho một mối quan hệ và hết mình sống trọn vẹn ở khoảnh khắc hiện tại cùng đối phương.

  • Thân thiện và hòa đồng

ESFP có xu hướng bị thu hút bởi những điều mới, chính vì thế họ không ngại việc cởi mở, làm quen và có thêm nhiều mối quan hệ. Trong mắt mọi người xung quanh, ESFP có một sức hút kì lạ tỏa ra từ bên trong họ.

Điểm yếu của ESFP trong các mối quan hệ

ESFP là gì

  •  Không hứng thú với những cam kết lâu dài

ESFP luôn gặp khó khăn trong việc đề ra một cam kết lâu dài cho bất kỳ mối quan hệ nào. Họ tin vào giá trị của hiện tại hơn là những lời hứa trong tương lai. Điều này đôi lúc sẽ khiến đối phương cảm thấy bất an về mối quan hệ của cả hai.

  • Tránh né xung đột

Thay vì nhìn nhận thẳng và giải quyết xung đột cùng nhau, ESFP luôn chọn cách né tránh cảm xúc của bản thân bằng việc tập trung vào chuyện khác trong lúc cuộc xung đột đang diễn ra. Khả năng chịu đựng áp lực từ việc tranh cãi của ESFP rất thấp, về lâu dài, điều này sẽ để lại trong lòng đối phương nhiều tổn thương và khiến họ muốn rời đi.

ESFP trong tình yêu

Cách ESFP thể hiện tình yêu

  • Nồng nhiệt và chân thành

ESFP thường sẽ cân nhắc rất kĩ khi quyết định bước vào mối quan hệ yêu đương nghiêm túc với một người. Họ có xu hướng cởi mở và nuông chiều cảm xúc của mình. Họ sẵn sàng hẹn hò và tìm hiểu rất nhiều người cho đến khi tìm được một ai đó phù hợp.

ESFP là gì

Nhưng khi ESFP rơi vào lưới tình, họ thường sẽ có xu hướng bị cuốn theo những cảm xúc trong mối quan hệ. Họ không ngần ngại lao vào và yêu một cách say đắm, nồng nhiệt. Họ tin tưởng và biết đâu là giá trị mình cần trân trọng.

Chính vì thế ESFP luôn sống hết mình với sự lựa chọn của bản thân và sẵn sàng đấu tranh để từ bỏ một mối quan hệ khi nó không còn phục vụ cho mục đích hạnh phúc của họ nữa.

  • Mong cầu sự lãng mạn

ESFP luôn tìm kiếm sự lãng mạn trong tình yêu, họ thích thể hiện tình yêu thông qua những hành động cụ thể. Chính vì thế, họ luôn sáng tạo trong cách bộc lộ cảm xúc dành cho đối phương.

ESFP cũng mong muốn tìm kiếm nửa kia giống họ, biết cách thể hiện tình yêu một cách lãng mạn và sâu sắc.

Họ khao khát được kết nối với đối phương về mặt linh hồn. ESFP có trái tim rộng lớn và hết mình khi yêu, tuy nhiên họ cũng cần được lắng nghe, quan tâm và yêu thương.

ESFP luôn tin vào hành động, chính vì thế tình yêu đối với họ là sự tương tác mạnh mẽ cả về cơ thể lẫn tâm hồn.

ESFP là gì

Những người thuộc nhóm tính cách ESFP mong muốn khiến cho người mình yêu cảm thấy trọn vẹn, đủ đầy khi đang trong mối quan hệ với họ.

ESFP rất giỏi trong việc ghi nhớ những chi tiết về sở thích của đối tác trong tình yêu, họ tinh tế, khéo léo và mang đến cảm giác mới mẻ, bất ngờ. Điều này khiến đối phương cảm thấy bản thân là người quan trọng và được yêu thương.

ESFP phù hợp với nhóm tính cách nào nhất khi yêu

Trong tình yêu, ESFP được cho là phù hợp nhất với ISFJISTJ. Trực giác hướng nội từ tích cách của ISFJ và ISTJ sẽ mang lại sự cân bằng và hòa hợp trong mối quan hệ, giúp ESFP nhìn nhận và xoay chuyển được những yếu điểm của bản thân.

Ngược lại, sự hài hước và thông minh của ESFP cũng sẽ mang đến những điều mới mẻ đến với đời sống nội tâm của ISFJ và ISTJ.

ESFP là gì

Những điều cần lưu ý khi yêu ESFP

Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý khi hẹn hò với một ESFP

  • Tôn trọng sự tự do của nhau

Những người thuộc nhóm tính cách ESFP đặc biệt đề cao giá trị của sự tự do, chính vì thế, họ cảm thấy không thoải mái khi phải đặt mình trong một mối quan hệ mà ở đó họ bị kiểm soát chặt chẽ.

  • Tinh tế trong việc phê bình

ESFP tuy là tuýp người cởi mở, giỏi giao tiếp, nhưng họ lại vô cùng khó chịu với những lời chỉ trích cá nhân. Chính vì thế khi yêu ESFP, bạn nên cẩn trọng trong cách truyền tải thông điệp với ý muốn góp ý, giúp họ được tốt hơn.

  • lãng mạn

ESFP mong cầu một đối tác biết thể hiện tình cảm một cách chân thực nhưng đầy lãng mạn. Họ luôn tin vào hành động, nên khi yêu một ESFP bạn đừng ngần ngại với những cử chỉ thân mật, yêu thương, điều này sẽ khiến ESFP chìm đắm trong mối tình với bạn.

  • Kiên nhẫn với bản tính tự phát của ESFP

ESFP luôn bị thu hút bởi những cái mới, chính vì thế họ sẽ thường xuyên thay đổi kế hoạch của mình. Tất cả những gì bạn nên làm đó là chấp nhận bản tính này như một phần trong cơ thể của ESFP và tìm cách hòa hợp, sống chung với nó.

ESFP là gì

Tuy nhiên, nếu đứng trước những quyết định đột ngột có liên quan đến chuyện tình cảm của hai người, bạn nên tinh tế bộc lộ cảm xúc để ESFP nhận ra rằng họ cần phải bàn bạc với bạn trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Những ESFP nổi tiếng

Dưới đây là những người nổi tiếng mang tính cách ESFP:

  •  Thánh Mark
  • Ronald Reagan, Tổng thống Hoa Kỳ.
  • Hugh Hefner, Người sáng lập tạp chí Playboy
  • Richard Branson, Người sáng lập Virgin Group.
  • Howard Schultz, Giám đốc điều hành Starbucks.
  • Dale Evans
  • Kathy Lee Gifford
  • Steve Irwin
  •  Woody Harrelson (Cheers)

Xem thêm:

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết được ESFP là gì cũng như những thông tin cần thiết liên quan đến nhóm tính cách này. Nếu thấy hữu ích hãy Like và Share bài viết để ủng hộ BachkhoaWiki nhé!

 

Tags: mbti