Giựt cô hồn là gì và những lưu ý bạn không nên bỏ qua

Giựt cô hồn (hay còn gọi là giật cô hồn) đã trở thành nét văn hóa đẹp được nhiều địa phương duy trì và giữ gìn đến ngày hôm nay. BachKhoaWiki mời bạn đọc cùng tìm hiểu giựt cô hồn là gì và những lưu ý cần biết trong ngày lễ này. Cùng theo dõi nhé.

giut-co-hon-la-gi

Giựt cô hồn là gì?

Giựt cô hồn là gì? Thực chất giựt cô hồn hay còn được gọi là giật cô hồn (tùy theo ngôn ngữ từng vùng miền khác nhau). Đây là một trong những phong tục truyền thống của chúng ta diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Theo quan niệm dân gian, cứ vào tháng 7 âm lịch, các vong hồn sẽ được trả tự do về nhân gian. Do đó, bên cạnh việc cúng tổ tiên, ông bà thì các gia đình đã thực hiện thêm nghi thức cúng chúng sinh để cầu mong được bình an, không bị quấy rối.

Ngoài ra, theo phong tục tại Huế, cúng cô hồn còn được xem là một ngày lễ tri ân để bày tỏ lòng biết ơn những anh hùng, người dân bị quân Pháp tàn sát khi Kinh thành Huế bị thất thủ vào năm 1885.

Và đây cũng được xem là nơi tổ chức lễ cúng cô hồn lớn nhất cả nước khi tất cả miếu đình, nhà chùa, nhà thờ hay hộ gia đình đều thực hiện nghi lễ này một cách trang nghiêm nhất.

giut-co-hon-la-gi

Nguồn gốc của giựt cô hồn là gì?

Như đã đề cập, lễ cúng cô hồn là dịp để giúp đỡ cho những vong linh lang thang không nơi nương tựa và chưa được đầu thai. Do đó, theo quan niệm dân gian, giật cô hồn sẽ giúp gia chủ mang đi những điều không may mắn, xui xẻo mà vong linh đó để lại. Đồng thời không khí ngày lễ giật cô hồn sẽ giúp mang đến không khi vui vẻ và nhộn nhịp hơn trong một tháng đòi hỏi nhiều sự kiêng cữ.

Từ những quan niệm trên, giật cô hồn ra đời và được lưu truyền đến ngày nay như một phong tục, một nét văn hóa đẹp không thể thiếu vào rằm tháng 7 hàng năm.

giut-co-hon-la-gi

Giựt cô hồn có xui không?

Giựt cô hồn có xui không vẫn là vấn đề đang gây tranh cãi giữa nhiều người. Theo quan niệm dân gian, giật cô hồn không đem lại may mắn bởi đây là đồ cúng của ma quỷ, giật đồ của người đã khuất là điều không nên. Trong trường hợp vong linh nổi giận, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự bình an của bạn.

Tuy nhiên, ở một số vùng, việc giật cô hồn được xem là một nét văn hóa đẹp cần được gìn giữ. Họ cho rằng những vật phẩm cúng cô hồn là lộc và sẽ đem lại may mắn. Ngoài ra, phong tục truyền thống này còn giúp những ngày tháng cô hồn tháng 7 Âm lịch ảm đạm trở nên nhộn nhịp, vui vẻ hơn.

Trong một số trường hợp, mâm cúng cô hồn của nhiều gia đình không có người tham gia giật. Lúc này, gia chủ không nên mang đồ cúng vào nhà và cũng tránh vứt bỏ gây lãng phí. Có thể thực hiện gói đồ ăn vào những túi ni lông sạch và mang cho người ăn mày, khất thực.

giut-co-hon-la-gi

Khi nào thì giựt cô hồn?

Ngày giựt cô hồn chính là ngày lễ để các gia đình tiến hành làm lễ xóa tội với các vong nhân và cầu mong sự bình an, tài lộc cho gia đình. Buổi lễ này sẽ diễn ra vào chiều 14/07 hoặc 15/07 Âm lịch. Giựt đồ cúng lễ cô hồn có thể được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều là “tranh giành” những vật phẩm trên mâm cúng sau khi gia chủ đã thực hiện xong nghi lễ.

Trong trường hợp khi gia chủ chưa thắp nhang và tiến hành lễ cúng nhưng đã có người đến giật cô hồn thì cần buông thả, tránh việc giật lại. Bởi theo quan niệm dân gian, hành vi này biểu thị cho việc dành lại những điều không may mắn.

Ngoài ra, khi chưa tiến hành cúng cô hồn nhưng đã có người chờ giật thì đây được xem là một tín hiệu tốt, gia chủ không nên đuổi những người này đi.

giut-co-hon-la-gi

Những điều cần lưu ý khi giựt cô hồn là gì

Giật cô hồn với mục đích chính là cầu mong sự may mắn và bình an, để có một nghi thức trong vẹn nhất, cả gia chủ và người đi giật cô hồn cần lưu ý những vấn đề được đề cập dưới đây.

Lưu ý đối với người đi giựt cô hồn là gì?

Cần kiêng kỵ việc giật cô hồn khi gia chủ chưa làm lễ xong, như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến gia chủ và bản thân người đi giật vì thất lễ với vong linh. Theo quan niệm dân gian, điều này có thể dẫn đến sự bình an, may mắn và sức khỏe của bạn.

Đối với vật phẩm đã được người khác giật thì không nên giật lại gây ảnh hưởng đến không khí buổi lễ cúng.

Lưu ý đối với gia chủ đang thực hiện cúng vong linh là gì?

  • Thời gian cúng cô hồn nên là qua buổi trưa bởi ban ngày dương khí thịnh gây ảnh hưởng đến vong linh dự lễ.
  • Lễ cúng cô hồn cần được thực hiện trước 12h đêm rằm tháng bảy Âm lịch.
  • Khi thực hiện cúng cô hồn, cần cắm đều mỗi hướng Đông Tây Nam Bắc 3 hoặc 5 hoặc 7 cây hương, tránh việc cắm số lẻ.
  • Quá trình rải tiền vàng cũng nên cân bằng để đảm bảo tất cả các vong linh đều nhận được lễ.
  • Lễ chúng sinh nên được thực hiện trước nhà hoặc ngoài ngõ ba, tránh tuyệt đối việc cúng trong nhà.
  • Khi kết thúc việc cúng cô hồn, nên tiến hành rải gạo muối ra phần ngoài sân sau đó mới tiến hành đốt giấy áo, vàng mã.

giut-co-hon-la-gi

Tại sao cúng cô hồn lại mong người khác giật?

Theo quan niệm dân gian, cô hồn là từ dùng để chỉ những người đã khuất không có nơi nương tựa, lang thang đầu đường xó chợ và trở thành những con ma đói. Do đó, những vật phẩm sau khi cúng đã được cô hồn thưởng thức, không nên mang vào nhà để tránh xui xẻo. Việc giật cô hồn thể hiện sự may mắn, rước đi vận khí xui xẻo.

Đồng thời, mâm cúng cô hồn sau khi hoàn thành nghi lễ sẽ không được mang vào nhà. Vì vậy, ngoài ý nghĩa tâm linh, việc giật cô hồn còn giúp gia chủ tránh được vấn đề lãng phí thức ăn, tạo nghiệp không tốt.

Nguyên nhân cuối cùng khiến gia chủ mong muốn vật phẩm cúng cô hồn bị giật đó chính là tạo được sự vui vẻ, náo nhiệt và xóa tan đi được không khi u ám của ngày lễ vong linh được tự do.

giut-co-hon-la-gi

Xem thêmTháng 7 có ngày lễ gì đặc biệt? Những sự kiện nổi bật trong tháng 7 bạn không nên bỏ lỡ

Với những thông tin vừa được BachKhoaWiki chia sẻ, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích và giải đáp được thắc mắc giựt cô hồn là gì. Nếu thấy bài viết này hay, đừng quên nhấn Like để ủng hộ BachKhoaWiki nhé.