Tết Trùng Cửu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ít người biết về tết Trùng Cửu

Theo phong tục của ông cha ta từ xưa đến nay, cứ đến 9/9 âm lịch hàng năm lại diễn ra một ngày tết cổ được gọi là tết Trùng Cửu. Chắc hẳn với những người trẻ thì nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tết Trùng Cửu vẫn đang là một câu hỏi lớn đúng không. Vậy tết Trùng Cửu là gì? Tết Trùng Cửu có ý nghĩa như thế nào? Hãy để BachkhoaWiki giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây nhé.

Tết Trùng Cửu là gì?

Đầu tiên chúng ta hãy đi tìm hiểu khái niệm tết Trung Cửu là gì nhé.

Được biết, tết Trùng Cửu hay còn gọi là tết Trùng Dương rơi vào ngày 9/9 Âm lịch hàng năm. Chắc hẳn bạn đã biết thì hầu hết những ngày lễ tết ở Việt Nam thường có nguồn gốc từ Trung Quốc và đương nhiên tết Trung Cửu cũng không ngoại lệ.

Tết Trùng Cửu hay còn được gọi là tết Trung Dương, tết người cao tuổi, tết người già, Hán tự là 重九, ngày nay được gọi là 重阳 chính là ngày 9/9 âm lịch hằng năm theo phong tục của người Trung Quốc.

Mặc dù ngày nay xã hội ngày càng phát triển, tết Trùng Cửu không còn sức ảnh hưởng rộng khắp trong văn hóa Việt Nam, song đây vẫn được coi là một ngày lễ quan trọng theo quan niệm của Nho giáo.

Tết Trùng Cửu là gì?

 

Trùng dương là gì?

Bạn có biết vì sao lại được gọi là trùng dương không?

Quan niệm xưa thì người ta cho rằng số lẻ chính là số dương, nó tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng. Và đương nhiên, ngày 9 tháng 9 là ngày thịnh dương, thể hiện mong muốn của con người về cuộc sống sung túc, đủ đầy nên ngày tết này còn được gọi là tết Trùng Dương.

Tết Thường Tân là gì?

Tết Thường Tân quả là một ngày lễ khá xa lạ với nhiều người. Tết Thường Tân còn được gọi với những cái tên như tết Trùng Thập, tết Song Thập hay tết của các thầy thuốc. Ngày tết này được tổ chức vào ngày 10 Tháng 10 Âm lịch hàng năm.

Ở các vùng nông thôn Việt Nam, vào ngày tết Thường Tân, người dân thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc. Có nơi tổ chức tết Thường Tân với ý nghĩa là tết cơm mới để tưởng nhớ đến công của Tiên Nông và ăn mừng việc gặt hái vụ mùa đã xong.

Ngày tết này đặc biệt rất quan trọng đối với các thầy thuốc, bởi cây thuốc tụ được khí âm dương, kết được sức tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông tốt nhất.

Nguồn gốc của Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu được bắt nguồn từ Trung Quốc, về câu chuyện ra đời tết Trùng Cửu có nhiều dị bản khác nhau được lưu truyền cho đến nay.

Có tích kể rằng, đây là phong tục được bắt nguồn từ đời Hán.

Trong “Tục Tề hài ký”, Ngô Quân thời Nam Triều từng ghi chép lại: Vào cuối đời nhà Hán có chàng trai trên Hoàng Cảnh theo Phí Trường Phòng để học đạo tiên. Thế nhưng vào một hôm nọ, Trường Phòng đưa ra một lời cảnh báo cho Hoàng Cảnh rằng vào Ngày mùng 9 tháng 9, cả gia đình Hoàng Cảnh sẽ gặp đại họa.

Để thoát nạn chỉ có một cách đưa cả nhà lên trốn ở núi cao, lúc đi không được quên tay đeo túi đỏ, bên trong đựng hạt tiêu, uống rượu hoa cúc. Nếu làm theo đúng lời, tối trở về nhà sẽ tránh khỏi đại nạn. Làm như những lời thầy chỉ bảo, quả thực vào đúng hôm đó gia cầm vật nuôi trong nhà bị dịch chết sạch, riêng gia đình Hoàng Cảnh đều tai qua nạn khỏi.

Từ đó về sau, cứ đến ngày 9 tháng 9 Âm lịch, người ta lại bỏ lên núi để ẩn náu. Sau thời gian thì dần biến tướng, tào nhân lên núi để thưởng rượu ngâm thơ.

Tết Trùng Cửu là gì?

Đây chỉ là 1 sự tích mà được nhiều người truyền tai nhau mà thôi. Ngoài ra còn có rất nhiều những câu chuyện khác liên quan đến nguồn gốc của tết Trùng Cửu.

Ý nghĩa tết Trùng Cửu là gì?

Để BachkhoaWiki giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa của tết Trùng Cửu nhé.

Đầu tiên, tết Trùng Cửu mang ngụ ý sinh mệnh dài lâu, khỏe mạnh là ngày tết tượng trưng cho sự trường thọ (寓意长寿) trong cuộc sống. Tết Trùng Cửu còn mang ý nghĩa kính lão và hiếu thuận. Cho nên vào ngày này mọi người dù có bận rộn như thế nào cũng sẽ dành thời gian ở bên cha mẹ già của mình, cùng họ ăn bữa cơm gia đình ấm cúng.

Thứ hai, tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là ‘Từ thanh’, có nghĩa là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’. Vì sao lại như vậy? Bởi lẽ sau ngày Trùng Cửu tiết trời bắt đầu sang mùa đông, cây cối mất đi sức sống, héo rũ, úa vàng không thích hợp để đi chơi. Vì thế, tết Trùng Cửu cũng là một cơ hội để con người ta đi chơi, thưởng ngoạn.

Một ý nghĩa khác cũng không kém phần thú vị, tết Trùng Dương người ta thường uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du với mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng. Hy vọng con người khỏe mạnh, mùa màng bội thu.

Tết Trùng Cửu là gì?

Ngày Trùng Cửu tốt hay xấu?

Rất nhiều người sẽ thắc mắc liệu ngày Trùng Cửu có tốt không? Ngày Trùng Cửu tốt hay xấu?

Mặc dù có nhiều điển tích khác nhau về ngày tết Trùng Cửu, tuy nhiên theo quan điểm của nhiều người thì tết Trùng Cửu được coi là một ngày đẹp.

Hai con số 9 trong tiếng Trung đọc là “cửu cửu 九 九” đồng âm với “cửu cửu 久 久”, cũng thể hiện ngụ ý là lâu dài, trường thọ nên đây cũng được coi là một ngày may mắn, tốt lành.

Tết Trùng Cửu cúng gì?

Vậy bạn có đang thắc mắc, vào tết Trùng Cửu người ta sẽ cúng gì không?

Vào ngày tết Trung Cửu theo tương truyền của Trung Hoa, người ta sẽ bài lễ cúng bái tổ tiên, các vị thần cai quản để mong cầu cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu. Tuy nhiên cho đến nay, văn hóa cũng dần có sự thay đổi khi con người hiện đại thường sẽ chỉ thắp hương để tưởng nhớ ông bà tổ tiên và sau đó cùng nhau đi chơi thưởng ngoạn.

Vào những ngày này tại Việt Nam, một số gia đình cũng chỉ thắp nhang để nhớ về chứ không làm cỗ, thắp nhang linh đình như những ngày lễ khác trong năm.

Tết Trùng Cửu là gì?

Các phong tục Tết Trùng Cửu

Ở mỗi quốc gia sẽ có các phong tục khác nhau khi đón tết Trùng Cửu.

Tết Trùng Cửu ở Việt Nam

Trong phong tục của người Việt, tết Trùng Cửu cũng ít phổ biến trong dân gian hơn những ngày tết cổ truyền khác. Ít ai biết được đây là một ngày tết cổ truyền trong văn hóa Việt Nam với mục đích phòng trừ bệnh tật, côn trùng, mong muốn có được mùa màng bội thu. Có thể thấy ngày tết này có nhiều điểm tương tự với tết Đoan Ngọ.

Trong tiết trời mùa thu mưa lất phất, trời âm u, cái nóng chưa hết mà hơi lạnh đã đến, thời điểm chuyển mùa trời đất sinh độc, con người dễ sinh bệnh tật. Rượu cúc hoa có tác dụng mát gan, giải nhiệt, tiêu độc, sáng mắt, giải cảm… Cây thù du có tính cay nóng, hương thơm từ cây có thể đuổi muỗi, côn trùng, cũng có thể trị hàn, khử độc.

Tết Trùng Cửu ở Trung Quốc

Đối với văn hóa Trung Quốc, tết Trùng Cửu là một dịp lễ quan trọng và rất có ý nghĩa đối với người Trung Quốc.

Trước đây, tết Trùng Cửu mang ý nghĩa là thể hiện sự mong muốn một cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu. Mong rằng cuộc sống của mọi người đều an lành.

Tết Trùng Cửu cũng được người Hoa gọi là tết người cao tuổi hay tết người già. Đây chính là thể hiện sự kính trọng người cao tuổi, quan tâm đến mọi mặt và chăm sóc người cao tuổi đã trở thành nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người con, mỗi gia đình, mỗi một vùng miền và cả nước Trung Quốc.

Hằng năm cứ đến dịp Tết Trung Dương mùng 9 tháng 9 âm lịch, là nhiều người Trung Quốc lại dìu già dắt trẻ, đi leo núi, ngắm hoa cúc, ăn bánh bò.

Vào dịp tết Trùng Cửu, người Hoa còn thường cùng nhau làm loại bánh mang tên “bánh Trùng Cửu”. Loại bánh này bắt nguồn từ những nơi không có núi.

Tết Trùng Cửu là gì?

Tết Trùng Cửu ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, Tết Trung Cửu còn được gọi là Chōyō cũng có ý nghĩa là lễ hội hoa cúc (菊の節句 Kiku no Sekku). Đây là một trong năm lễ hội cổ xưa thiêng liêng của Nhật Bản. Nó thường được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 theo lịch Gregorian chứ không phải theo lịch âm.

Lễ hội được tổ chức với mong muốn kéo dài tuổi thọ của một người và được quan sát bằng cách uống rượu sake hoa cúc và ăn các món ăn như gạo hạt dẻ hoặc (kuri-gohan) và hạt dẻ với bánh giầy mochi.

Tết Trùng Cửu ở Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, tết Trùng Cửu còn được gọi là Jungyangjeol (중양절) và nó được tổ chức vào ngày thứ 9 của tháng thứ 9. Người Hàn Quốc bánh kếp có chứa lá hoa cúc.

Tết Trùng Cửu 2021 rơi vào ngày nào dương lịch?

Tuy đến ngày nay, tết Trùng Cửu không còn sức ảnh hưởng rộng khắp trong văn hóa Việt Nam, song đó vẫn được coi là một ngày lễ quan trọng của Nho giáo. Năm nay, Tết Trùng Cửu là thứ Năm, ngày 14/10/2021 Dương lịch (ngày 9/9/2021 âm lịch).

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki để trả lời cho câu hỏi tết Trùng Cửu là gì. Hy vọng qua bài viết này mọi người đều sẽ biết tết Trùng Cửu có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó như thế nào. Nếu thấy hay đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có động lực mang đến những kiến thức thú vị hơn nhé.