Tết Nguyên Tiêu là gì? Những điều cần biết về ngày tết Nguyên Tiêu

Từ xa xưa, tết Nguyên Tiêu đã được xem như là một tín ngưỡng văn hóa quan trọng của người dân Việt Nam, Trung Hoa và một vài nước khác. Vậy bạn đã biết Tết Nguyên Tiêu là gì chưa? Theo dõi ngay bài viết này của BachkhoaWiki để được giải đáp nhé.

Tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu là tết đêm rằm đầu tiên của năm mới, Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm. Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào rằm Tháng Giêng là một trong những ngày lễ rất quan trọng theo phong tục tập quán của người Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác.

Lễ hội trăng rằm đầu tiên của năm mới thường được bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch. Nhiều nơi còn quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” nên những nghi lễ diễn ra trong ngày này cũng được chuẩn bị rất chu đáo.

Tết nguyên tiêu là gì

Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc.

Trong quá trình tiếp biến văn hóa, chịu sự ảnh hưởng của cả Đạo Mẫu và Phật giáo, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu cũng như các hoạt động trong dịp này đã có nhiều sự thay đổi so với Tết Nguyên Tiêu của người Hoa.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu

Vào ngày này, nhiều chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Đức Phật thuyết pháp. Vì vậy, những người theo đạo Phật hoặc theo tín ngưỡng đạo Phật thường coi ngày này là ngày để để tưởng nhớ đến Đức Phật. Bởi vì, đây là ngày trùng với Tết Nguyên Đán và ngày lễ Thượng Nguyên trong dân gian.

Đồng thời, dịp tết Nguyên Tiêu cũng là ngày rằm đầu tiên của năm mới nên cũng thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân.

Tết Nguyên Tiêu còn mang ý nghĩa là sự đoàn viên, đoàn tụ, đây là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi lại, quây quần bên nhau cùng ăn một bữa cơm. Ngoài ra, đây là dịp để người dân lên chùa lạy Phật, ước nguyện cho một năm bình an, an lành, nhiều gia đình còn thực hiện cúng sao giải hạn.

Tết nguyên tiêu là gì

Trong ngày này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của từng địa phương mà mâm cỗ cúng có sự khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc.

Bên cạnh đó, còn có nhiều hoạt động lễ hội khác như: Thả đèn hoa đăng, trình diễn múa lân…

Tết Nguyên Tiêu vào ngày nào Dương lịch?

Tết Nguyên Tiêu là ngày 15 Âm lịch của tháng Giêng, tức là sẽ diễn ra vào sau đợt Tết Nguyên Đán khoảng một tuần. Vào năm nay, Tết này sẽ được diễn ra vào ngày thứ sáu, ngày 26 tháng 2 Dương lịch.

Theo đó, Tết Nguyên Tiêu năm 2022 sẽ rơi vào ngày 15 tháng 2 năm 2022 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch)

Tết Nguyên Tiêu Việt Nam

Nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào?

Theo đúng truyền thống, thông thường lễ cúng rằm thường được thực hiện vào ngày 15 tháng Giêng. Nghi lễ cúng vào giờ Ngọ từ 11h – 13h, đây là khoảng giờ tốt nhất để làm lễ cúng. Nếu quý gia chủ sắp xếp được thì chúng ta nên thực hiện lễ cúng rằm tháng giêng vào ngày 15, cúng vào giờ Ngọ.

Đôi khi quý gia chủ không có thời gian hay các thành viên trong nhà không sắp xếp được vào ngày 15 thì có thể cúng vào ngày 14 cũng được. Điều này hoàn toàn không sao cả.

Tùy vào điều kiện kinh tế mà quý gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cúng đơn giản hay “cầu kỳ” để dâng lên chư vị tiên linh ông bà. Điều quan trọng nhất vẫn là thể hiện được lòng thành của quý gia chủ.

Mâm cúng Tết Nguyên Tiêu của người Việt

Cúng cỗ chay

Nhiều gia đình thường lựa chọn cỗ chay để cúng vào ngày rằm tháng Giêng để bày tỏ lòng thành kính. Khi chuẩn bị cỗ, bạn cần chuẩn bị các món ăn có nguyên liệu gần gũi có 5 tông màu chủ đạo tượng trưng cho ngũ hành. Đặc biệt, gia chủ nên chuẩn bị số lượng món ăn theo số lượng: 5 – 10 – 15 món, không nên chuẩn bị số chẵn.

Thông thường, nhiều gia đình sẽ lựa chọn các món ăn phổ biến như bánh trôi, chè, xôi đậu hoặc hoa quả,… vừa tiện lợi lại rất phổ biến.

Tết nguyên tiêu là gì

Cúng cỗ mặn

Cúng cỗ mặn lại có yêu cầu cao hơn so với cỗ chay. Gia chủ cần chuẩn bị đủ các món ăn với 6 đĩa: chả giò, bánh chưng, dưa muối/củ kiệu, thịt gà, xôi và thịt heo cùng với 4 bát: canh mọc, canh miến, canh măng và canh bóng.

Tuy nhiên, nhiều món ăn phải chuẩn bị khá cầu kỳ và mất nhiều thời gian nên phần lớn các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm mặn theo ý của bản thân. Cũng vì thế mà các món ăn truyền thống như canh mọc hay canh bóng dần trở nên xa lạ với người dân Việt Nam.

Tết nguyên tiêu là gì

Tết Nguyên Tiêu ăn gì?

Bánh trôi nước

Có không ít truyền thuyết liên quan tới tục ăn bánh trôi nước vào ngày Rằm tháng Giêng. Song, tựu trung lại thì món ăn này đều được cho là biểu tượng của sự đoàn viên, sung túc, tròn đầy. Vì thế, tục ăn bánh trôi nước vào Rằm tháng Giêng vẫn được nhiều người duy trì.

Xôi chè

Theo lệ xưa, ông cha ta sẽ dâng lên mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng món xôi chè với ý nghĩa cả năm no đủ, mọi việc trôi chảy. Tùy theo điều kiện gia đình có thể dâng lên 1, 3, 4, 5 hoặc 6 chén.

Tết nguyên tiêu là gì

Bánh bò

Tuy không phải là món ăn trong danh sách cần có của ngày Rằm tháng Giêng, tuy nhiên bánh bò với hương vị thơm ngậy, béo bùi rất thích hợp xuất hiện trong mâm cỗ chay của các gia đình.

Bánh bò rất phổ biến với khu vực miền Nam. Ở mỗi địa phương lại có ít nhiều khác biệt. Tuy nhiên, bánh bò cốt dừa là loại bánh khá phổ biến.

Các món chay

Cũng như nhiều ngày Rằm khác trong năm, Rằm tháng Giêng là dịp tránh sát sinh, làm điều lành tạo phước. Do đó, các bà nội trợ có thể thay món mặn thông thường bằng các món ăn chay thanh đạm, giải hạn cho cả năm.

Mâm cỗ chay cho ngày Rằm có thể chế biến đơn giản với đậu hũ, nem rau củ, súp nấm, canh rau… Có gia đình cầu kì hơn thì làm các món chay giống món mặn như giò lụa chay, gà chay, canh chua chay… Song dù thế nào thì điểm chung trên các mâm cỗ ngày Rằm đó là sự hiện diện của các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ, xanh, đen, trắng, vàng.

Trái cây màu tươi sáng

Các loại hoa quả, đặc biệt những loại có phần vỏ tươi sáng như đỏ, vàng, xanh… được cho là mang về sự may mắn, hanh thông cho gia đình. Do đó, đây cũng được xem là các món nhất định phải góp mặt trong mâm cỗ ngày Tết Nguyên Tiêu.

Tết Nguyên Tiêu của người Hoa

Các sự tích gắn với Tết Nguyên Tiêu

Sự tích 1: Truyền thuyết về con thiên nga

Sự tích xưa ghi lại câu chuyện về một con thiên nga vốn là giống thiên nga trên trời, được Ngọc hoàng yêu quý. Một hôm, thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới rong chơi.

Thật không may, một người thợ săn nhìn thấy và đã vô tình bắn chết con thiên nga. Việc này đến tai Ngọc Hoàng thượng đế, người rất tức giận và thay vì trừng phạt người thợ săn, người ra lệnh trừng phạt tất cả muôn loài dưới hạ giới.

Tết nguyên tiêu là gì

Ngọc Hoàng sai một đội quân Thiên binh thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 hàng năm xuống thiêu rụi mặt đất, không cho con người và động vật sống.

May thay, trên thiên đình vẫn có những vị thần không tán thành cách làm của Ngọc Hoàng, lệnh trừng phạt này quá khắt khe và nặng nề. Họ đã liều mình, bí mật xuống hạ giới và bầy cho chúng sinh kế để thoát nạn.

Thế là vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng rằng nhà cửa, làng mạc ở dưới đã bị phóng hỏa, thiêu rụi. Nhờ đó mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong.

Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 hàng năm đã được nhân dân chọn làm ngày Tết Nguyên Tiêu và hình thành phong tục treo đèn lồng trong ngày này. Mọi người nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình an, may mắn. Đèn lồng cũng vì thế mà phát triển ra nhiều loại khác nhau như đèn lồng cá chép, đèn rồng, phượng,…

Sự tích 2. Nàng cung nữ hiếu thảo Nguyên Tiêu và đại thần Đông Phương Sóc thời Tây Hán.

Tương truyền Hán Vũ Đế có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc, tính tình lương thiện, khôi hài. Mùa đông năm nọ, tuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên, chợt phát hiện có một cung nữ nước mắt đầm đìa đang định nhảy xuống giếng tự vẫn.

Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn lại, hỏi rõ sự tình. Thì ra, cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu, từ khi vào cung đến nay cô chưa được gặp mặt người thân, mỗi năm khi Xuân đến lại càng nhớ nhà, cảm thấy mình không báo hiếu được cho song thân nên tìm đến cái chết. Đông Phương Sóc cảm động, liền hứa rằng nhất định sẽ tìm cách để cô đoàn tụ với gia đình.

Một ngày nọ, Đông Phương Sóc xuất cung, bày một gian hàng xem bói trong kinh thành Trường An. Nhiều người tranh nhau nhờ xem quẻ. Quẻ của mỗi người đều là “ngày rằm tháng Giêng lửa bén đến thân”. Trong phút chốc, cả kinh thành Trường An hoảng sợ, mọi người tranh nhau cầu xin, tìm cách giải trừ tai ương. Đông Phương Sóc bảo rằng:

“Chiều tối ngày rằm tháng Giêng, Hỏa thần sẽ phái một thần nữ áo đỏ xuống phàm trần tra xét. Thần nữ chính là sứ giả phụng theo ý chỉ thiêu đốt kinh thành Trường An. Ta sao lục lại lời kệ đưa cho mọi người, có thể vào ngày hôm đó nghĩ ra được biện pháp”.

Nói xong liền vứt xuống đất một tấm thiếp đỏ rồi sải bước ra đi. Mọi người vội nhặt lên đem đến hoàng cung bẩm báo Hoàng thượng. Hán Vũ Đế cầm xem, chỉ thấy bên trên viết rằng:

“Trường An gặp nạn, lửa thiêu Đế khuyết, ngày 15 lửa trời, đỏ rực suốt đêm”.

Vũ Đế kinh hãi liền cho mời Đông Phương Sóc túc trí đa mưu đến. Đông Phương giả vờ suy nghĩ rồi nói:

“Thần nghe nói Hoả thần rất thích ăn bánh trôi, nàng Nguyên Tiêu trong cung chẳng phải là người thường nấu cho bệ hạ ăn đó sao”?

“Đêm rằm tháng Giêng bệ hạ bảo nàng Nguyên Tiêu làm bánh trôi, bệ hạ thắp hương dâng cúng, truyền lệnh cho nhà nhà trong kinh thành đều làm bánh trôi đồng loạt dâng cúng Hoả thần.

Truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo đèn, khắp thành đốt pháo, nổi lửa, giống như cả thành có lửa, làm như vậy có thể qua mặt được Thượng Đế. Ngoài ra, thông báo cho dân chúng ngoài thành vào đêm rằm tháng Giêng vào thành xem hoa đăng, để tiêu tai giải nạn”.

Hán Vũ Đế nghe qua liền mừng rỡ, thực thi y lời Đông Phương Sóc. Đến ngày rằm tháng Giêng, trong thành Trường An treo đèn kết hoa, người người vui chơi vô cùng náo nhiệt. Cha mẹ nàng Nguyên Tiêu cũng dẫn em gái của nàng vào thành.

Khi họ nhìn thấy trên đèn treo trong cung viết hai chữ “Nguyên Tiêu” liền hét lớn: “Nguyên Tiêu! Nguyên Tiêu!” Nàng Nguyên Tiêu nghe được và cuối cùng đoàn tụ với gia đình.

Phong tục, hoạt động trong Tết Nguyên Tiêu

Ngày nay, Trung Quốc và các nước sử dụng tiếng Trung thường có các hoạt động truyền thống. Như thả đèn hoa đăng; trình diễn múa lân, múa rồng, múa sư; lên chùa cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc; giải câu đố trên lồng đèn; ngâm thơ, đối liễn …

Đặc biệt ở Đài Loan, người dân ghi những câu ước nguyện lên đèn lồng và thả bay lên trời. Do trong thời loạn lạc, nhiều người đã chạy tứ tán khắp nơi, thất lạc với người nhà. Họ bèn nghĩ ra cách là thả thiên đăng lên trời để báo hiệu bình an cho nhau. Vì vậy, “Đèn Khổng Minh” hay thiên đăng còn được gọi là “Đèn chúc phúc” hay “Đèn bình an”. Hoạt động này dần dần phát triển thành một phong tục dân gian. Đèn lồng bay lên trời cao mang theo nhiều ước mong khác nhau.

Nhiều người xem Tết Nguyên Tiêu là mùa Valentine phương Đông, như lễ Thất Tịch.

Lễ hội Đèn lồng từ xưa đã là dịp tốt để những “nam thanh nữ tú” độc thân gặp gỡ nhau. Thời phong kiến, những cô gái trẻ không được tự do dạo chơi bên ngoài, do đó họ chỉ có thể cùng nhau ra ngoài trong dịp lễ hội. Vì vậy có thể nói, Lễ hội Đèn lồng là ngày Valentine của Trung Quốc.

Hiện nay Tết nguyên tiêu vẫn là một ngày tết cổ truyền quan trọng của người Trung Quốc và Đài Loan. Vào ngày này đường phố, công viên đều có treo đèn lồng rực rỡ, các hoạt động văn hóa diễn ra vô cùng náo nhiệt.

Món ăn ngày tết Nguyên Tiêu

Trong ngày Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Trung Quốc có những tập tục ăn các món:

  • Bánh trôi nước: Bánh trôi nước 汤圆 gần âm với 团圆 là đoàn viên, với ý nghĩa một năm mới hạnh phúc bên nhau, vạn sự như ý.
  • Rau xà lách: Rau xà lách 生菜 gần âm với 生财 là sinh tài, cầu mong năm mới nhiều tài lộc.
  • Há cảo: Miền bắc có tập tục ăn Há cảo 饺子 vào Tết Nguyên Tiêu, người Hà Nam có truyền thống “15 dẹt, 16 tròn”, nên Tết Nguyên Tiêu nên ăn Há cảo.
  • Bánh táo đỏ: Ăn bánh táo đỏ 棗糕 với mong muốn như ý cát tường.
  • Màn thầu, bánh yến mạch: Tập tục này của Chiết Giang là do nguyên liệu làm Màn thầu có bột nở, bánh yến mạch là hình tròn, nên hai loại bánh này mang ý nghĩa “con cháu đầy đàn đại đoàn viên”.
  • Mì: Vùng Giang Bắc có câu “Thắp đèn Nguyên Tiêu, ăn mì, ăn xong cầu mong cả năm sáng lạng”「上燈元宵,落燈面,吃了以後望明年」. Nghe thì có vẻ tối 15 ăn mì không liên quan gì đến Tết Nguyên Tiêu, nhưng cũng có ước nguyện cầu mong an lành.

Tết nguyên tiêu là gì

Xem thêm:

Toàn bộ thông tin về Tết Nguyên Tiêu là gì đã được BachkhoaWiki giải đáp toàn bộ trong bài viết trên đây. Nếu thấy hay và hữu ích hãy like và share để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.

Tags: ngày lễ