Lễ Phật Đản là gì? Ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là một trong những ngày vô cùng quan trọng của Phật giáo. Vậy bạn đã biết Lễ Phật Đản là gì chưa? Theo dõi hết bài viết này của BachkhoaWiki để được giải đáp nhé.

Lễ Phật Đản là gì

Lễ Phật Đản là gì?

Lễ Phật Đản là gì? Lễ Phật Đản (hay còn gọi là ngày Phật đản sanh, ngày đản sanh của Đức Phật…) là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Lễ Phật Đản chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha.

Trong ngày đại lễ, hầu hết những người theo đạo Phật thường làm những việc như không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh những loại như ốc, chim bồ câu, lươn… Và làm những việc thiện nguyện giúp mọi người.

Lễ Phật Đản tiếng Anh là gì?

Vậy trong tiếng anh lễ Phật Đản là gì? Trong tiếng anh, ngày lễ Phật Đản là Buddha’s Birthday celebration. Là một ngày vô cùng quan trọng trong Phật giáo nên hầu hết vào ngày này đều được tổ chức vô cùng trang trọng.

Lễ Phật Đản là gì

Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày nào?

Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là một ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Năm 2021, Đại Lễ Phật Đản sẽ diễn ra vào Thứ Tư, 26/05/2021.

Tiếp theo cùng đi sâu hơn về ngày lễ Phật Đản để xem nguồn gốc của Lễ Phật Đản là gì nhé.

Nguồn gốc lễ Phật Đản

Phật đản sanh

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Chính vì thế, lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Chính vì thế, lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Đức Phật đản sanh ở đâu?

Theo như ghi chép, Đức Phật đản sanh vào ngày mùng 8/4 tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Lễ Phật Đản là gì

Nếu bạn đã biết nguồn gốc và khái niệm Lễ Phật Đản là gì rồi thì cùng đi tìm hiểu qua về ý nghĩa lễ Phật Đản ngay nhé.

Ý nghĩa lễ Phật Đản

Vậy ý nghĩa của ngày Lễ Phật Đản là gì? Lễ Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều nơi như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia…

Vào ngày lễ Phật Đản, các Phật tử thường vinh danh Tam bảo gồm Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng) và thực hiện việc ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Ngày lễ Phật Đản cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang đến hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.

Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành lễ Phật Đản, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ.

Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một “hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát”, của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ.

Vào ngày này, tại Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Và ở hầu hết các quốc gia châu Á đều có lễ diễu hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen (연등회, Yeon Deung Hoe) rất lớn.

Nghi thức lễ Phật đản

Lễ Phật đản được công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1958 do chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa của chính thể Việt Nam Cộng hòa thông qua, vào ngày này thường có diễn hành xe hoa trên đường phố. Khi Việt Nam thống nhất sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam năm 1975, thì ngày này không còn là ngày lễ quốc gia.

Ngày lễ này ngày càng được Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễu hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác. Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak đã được tổ chức tại Việt Nam vào các năm 2008, 2014, 2019.

Những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của Việt Nam.

Ngày này cũng nhận nhiều sự quan tâm của chính quyền, thực tế mọi buổi lễ Phật đản chung của các huyện đều có sự tham gia của chủ tịch huyện và các chuyến thăm của chủ tịch mặt trận Tổ quốc, sự hỗ trợ kinh phí trong công tác tổ chức Phật đản.

Ngoài ra vào ngày này các tổ chức từ thiện của Phật giáo thường tổ chức các hoạt động thăm hỏi những người khó khăn, trẻ em cơ nhỡ tại các nhà tình thương, những người già neo đơn không nơi nương tựa. Đây chính là điều quan trọng nhất của Đạo Phật trong việc xây dựng Đạo của sự Từ Bi.

Lễ Phật Đản là gì

Ngày lễ Phật Đản tụng kinh gì

Lễ Phật Đản là gì và tầm quan trọng của ngày này đã được BachkhoaWiki giải đáp bên trên, vậy sau đây cùng đến với một số bài nên tụng kinh trong ngày lễ Phật Đản:

CÚNG HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương,
Phưởng phất khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam Bảo.
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sanh,
Cầu Phật từ gia hộ:
Tâm Bồ đề kiên cố,
Chí tu học vững bền,
Xa biển khổ mông mênh,
Chóng quay về bờ giác.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật O
Kính lễ Thế Tôn
Giáo chủ Ta-bà
Tu tập nhiều kiếp lâu xa
Rồi từ Đâu-suất giáng thần
Giã từ ngôi vị quốc vương
Chuyên tâm ngồi thiền
Hàng phục ma quân
Một sáng sao mai vừa mọc
Đạo giác ngộ viên thành
Rồi hoằng pháp độ sanh.
Các bậc hiền thánh tu theo
Vô sanh đã chứng.
Chúng con quy hướng nhất tâm
Vô sanh sẽ chứng.
Hôm nay nhân ngày Phật đản, chúng con trì
niệm hồng danh, xưng dương công đức của Người.
Kính xin Người từ bi gia hộ:
Ánh đạo vàng ngày càng tỏ rạng
Bánh xe pháp chuyển khắp muôn nơi
Tông phong mãi mãi vàng son
Tổ nghiệp đời đời vững mạnh
Tăng ni, đạo lực thậm thâm,
Phật tử, tín tâm kiên cố.
Nguyện nhà nhà hạnh phúc, an khang,
Cầu đất nước hòa bình, hưng thịnh.
Năm châu an lạc, bốn biển thanh bình,
Tình với vô tình đều thành Phật đạo. O
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. (3 lần)

Bài thứ 2:

TÁN PHẬT

Đấng Pháp vương vô thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng,
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loại.
Quy y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận!

Lễ Phật đản 2021

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng vào ngày rằm tháng 4. Ngoài ra, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức…

Tuy nhiên ngày lễ Phật đản năm 2021 này diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên tại nhiều địa phương trong cả nước, nhiều tỉnh ở Việt Nam đã có văn bản tạm dừng các sinh hoạt nghi lễ tôn giáo tập trung.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho nhân dân, đồng bào phật tử trong mùa Phật đản vừa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hướng tới kỷ niệm đại lễ bằng nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, khuyến khích các hình thức kính mừng Phật đản trực tuyến.

Tất cả đều được thực hiện tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch. Bạn có thể tham khảo Đại lễ Phật Đản của chùa Hoằng Pháp Tại đây

Sinh vào ngày Phật đản

Ngày Lễ Phật đản (15/4 âm lịch) là ngày mà mọi người đều hướng về Phật. Vì vậy, những đứa trẻ nào sinh vào đúng ngày này thì xác định là con của trời và được bảo vệ toàn diện. Tử vi học có nói, trời sinh những đứa trẻ này không những thông minh, tài giỏi, lanh lợi mà còn có khả năng giúp gia đình an khang thịnh vượng.

Bố mẹ có con sinh vào ngày này không cần phải lo lắng cuộc sống sau này ra sao, chỉ cần có chúng bên cạnh thì gia đình khó khăn đến mấy cũng sẽ sớm an yên sung túc. Về phần những đứa trẻ này, chúng được mọi người yêu thương, chăm sóc, bên cạnh đó lại còn có khả năng đem lại may mắn cho những người xung quanh.

Trời sinh những đứa trẻ này có tính tình nhân hậu, hiền lành, lấy phúc trời cho để lan tỏa đến mọi người, nhờ vậy mà xung quanh luôn có quý nhân bên cạnh phù trợ. Nhìn chung, hậu vận của chúng không chỉ thịnh vượng mà bố mẹ cũng có được cuộc sống viên mãn.

Toàn bộ thông tin trên đã giải đáp toàn bộ thông tin xoay quanh câu hỏi lễ Phật Đản là gì. Nếu thấy hay và hữu ích hãy chia sẻ để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.

Tags: ngày lễ