Tết Hàn Thực là gì? Những điều nên và không nên làm trong mùng 3/3 Âm lịch

Đối với các dân tộc miền núi, Tết Hàn Thực là ngày lễ lớn. Vậy Tết Hàn Thực là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki giải đáp thắc mắc này nhé!

Tết Hàn Thực là gì

Tết Hàn Thực là gì?

Mùng 3 tháng 3 âm lịch là ngày Tết Hàn thực, hay còn gọi là ngày ngày bánh trôi bánh chay theo dân gian. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị các nguyên liệu để làm bánh trôi và bánh chay dâng lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên, các thần linh thờ trong nhà.

Mùng 3 tháng 3 là một ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam ta. Cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa cũng như nguồn gốc của ngày này nhé.

Nguồn gốc của ngày 3/3 Âm lịch – Tết Hàn thực

Hàn Thực (có nghĩa là thức ăn lạnh) vốn được coi có nguồn gốc từ Trung Quốc thông qua tích của ông Giới Tử Thôi thời Đông Chu liệt quốc. Theo điển tích này, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế.

Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm.

Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 âm lịch hàng năm).

Các bài phân tích của Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương luôn khẳng định, tết Hàn Thực cũng như các ngày lễ, Tết liên quan tới âm lịch và nền văn minh lúa nước đều không phải của người Trung Quốc, mà nó hoàn toàn liên quan tới nền văn minh của người Việt.

Ý nghĩa của Tết Hàn Thực

Tưởng nhớ đến người thân đã khuất

Mọi người sẽ dùng thức ăn lạnh, nguội như một cách tưởng nhớ đến những người thân đã khuất. Trong cuốn tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Trung Quốc đã đề cập đến ý nghĩa của ngày lễ Hàn Thực gắn liền với cái chết đầy thương tiếc của vị hiền sĩ Giới Tử Thôi, chết do cháy rừng.

Nhà vua lúc bấy giờ vì nhớ đến tình nghĩa lúc sinh thời, đau lòng mà lập đền thờ, đồng thời ban lệnh kiêng đốt lửa trong 3 ngày để thể hiện sự thương xót và dùng ngày 3 đến ngày 5 tháng 3, âm lịch hàng năm để tưởng niệm đến Giới Tử Thôi.

Nhưng tại Việt Nam, lễ Hàn Thực mang nét riêng biệt rõ ràng khi người dân không cần phải kiêng lửa, họ đặc biệt chuẩn bị bánh trôi – đại diện cho thức ăn nguội và dâng lên tổ tiên, thể hiện sự biết ơn trước công dưỡng dục, ơn sinh thành.

Thể hiện truyền thống dân tộc

Từ lâu bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, hình ảnh những viên bánh tròn, hơi dẹt đã đi sâu vào nét truyền thống dân tộc thông qua thơ ca.

Hình ảnh bánh trôi nước được nhà thơ Hồ Xuân Hương, ẩn dụ cho nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Thể hiện rõ ràng nét văn hóa lúa nước từ xa xưa của dân tộc ta, khi cả 2 loại bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thể hiện truyền thống trân trọng thành quả lao động của người nông dân.

Ôn lại chuyện xưa

Vào lễ Hàn Thực hàng năm, mọi người trong gia đình lại quay quần bên nhau để làm bánh trôi, bánh chay. Sau đó sẽ vừa thưởng thức vừa chia sẻ những câu chuyện của bản thân, công việc,… hay là những mẩu chuyện thời xưa.

Trong số những mẫu chuyện xưa nổi tiếng của nước ta có thể nhắc đến sự tích ” Lạc Long Quân – Âu Cơ”, đặc biệt hình ảnh bánh trôi giúp mọi người liên tưởng đến hình ảnh “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.

Dần dần lễ Tết Hàn Thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay và cả những câu chuyện xưa.

Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh?

Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh là hai ngày hoàn toàn khác nhau.

Tết Thanh Minh xuất hiện ở các quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc,… Ngày lễ diễn ra trong nhiều ngày thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5/4 Dương lịch và kéo dài đến 21/4. Tết Thanh Minh dựa vào ngày dương lịch còn nếu xét theo ngày âm thì bắt buộc rơi vào tháng 3 nhưng không có cố định ngày.

Tết Hàn Thực xuất hiện ở các quốc gia như Trung Quốc và có ở miền bắc Việt Nam nhưng không kéo dài như Tết Thanh Minh và diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch.

Tết Hàn Thực xét theo lịch âm và diễn ra vào ngày cố định. Mọi nhà thường làm bánh trôi nước, bánh chay để dâng lên tổ tiên.

Tết Hàn Thực cúng gì?

Tết Hàn Thực là gì

Dưới đây là những đồ cần cúng trong Tết Hàn Thực:

  • Đĩa bánh trôi, bánh chay (3 đến 5 đĩa): Số đĩa cúng Tết Hàn Thực nên là số lẻ vì theo quan niệm xưa số lẻ tượng trưng cho tâm linh, tùy theo điều kiện gia đình mà có thể 3 hoặc 5 đĩa bánh.
  • Một đĩa trầu, cau: Nhất định không được cúng trầu cau hay trái cây giả mà phải là trầu cau, trái cây tươi ngon để bày tỏ lòng thành kính.
  • Một lọ hoa: Thể hiện sự chân thành, trang nghiêm mà gia chủ dành cho bề trên. Tùy vào điều kiện gia đình mà bạn có thể chọn lọ hoa bày cúng, nhưng thường là hoa cúc.
  • Mâm ngũ quả: Nên chọn hoa quả theo mùa để có được trái cây tươi ngon nhất, thường các gia đình sẽ bày trí mâm ngũ quả tương ứng với ngũ hành.
  • Ly nước sạch: Theo quan niệm dân gian, nước sạch tượng trưng cho tâm thành kính của gia chủ nên lúc nào cúng cũng phải có ly nước sạch trên bàn thờ.
  • Hương: Hương là nhịp cầu kết nối hai thế giới với nhau, đây là nét văn hóa trong các dịp lễ của người Việt.
  • đèn cầy hoặc nến: Dù là đèn cầy hay nến thì cũng nên chọn 2 cây là đủ vì điều này mang đến sự ấm áp trên bàn thờ.

Văn khấn Tết Hàn thực

Sau khi chuẩn bị mâm cúng, gia chủ cần có lời khấn nguyện để cầu ông bà tổ tiên, thần linh phù hộ độ trì. Dưới đây là bài cúng Tết Hàn Thực theo quyển Văn khấn cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin.

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là… , ngụ tại…

Hôm nay là ngày… (đọc ngày theo Âm lịch) gặp tiết Hàn thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Ý nghĩa của bánh trôi chay trong ngày bánh trôi bánh chay của người Việt

Thể hiện lòng thành với tổ tiên

Từ xưa, bánh trôi và bánh chay là những loại bánh dùng để thờ cúng tổ tiên để thể hiện lòng thành trong ngày Tết Hàn Thực. Các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để làm bánh và cùng nhau dâng lên tổ tiên.

Mong muốn thời tiết thuận lợi hài hòa

Tết Hàn Thực ước mong mùa hè bớt nóng bức. Theo ngũ hành thì ngày 3/3 âm lịch hàng năm là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc khí.

Món lạnh thuộc Kim theo ngũ hành, màu trắng của bánh trôi và bánh chay cũng thuộc Kim. Thêm vào đó hình dáng của bánh trôi tròn đều còn bên trong nhân hình vuông gợi lên câu “mẹ tròn con vuông”.

Bánh chay có vỏ trắng, nhân đậu xanh vàng tươi mang tính âm, âm dương giao hòa. Cúng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thức thể hiện mưa hòa gió thuận, mùa hè bớt oi bức.

Tết Hàn Thực nên làm gì và nên tránh những việc gì?

Những việc nên làm trong Tết Hàn Thực:

  • Nhớ công ơn người đã khuất;
  • Đi tảo mộ để tưởng nhớ người đã khuất;
  • Ăn mặc chỉnh tề để dâng hương;
  • Làm mâm cơm cúng tổ tiên trong ngày Tết Hàn Thực.

Bên cạnh những việc nên làm thì cần nên tránh làm những việc sau đây trong ngày Tết Hàn Thực:

  • Ăn mặn và sát sinh;
  • Kiêng cỗ linh đình;
  • Kiêng cúng bánh chay, bánh trôi ngũ sắc;
  • Không tranh chấp, cãi vã trong ngày Tết Hàn Thực;
  • Tránh chuyển nhà vào ngày Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực ở Trung Quốc

Tết Hàn Thực là gì

Tại Trung Quốc, Tết Hàn Thực nằm ngay sau Tiết Thanh Minh. Vào thời điểm này người nông dân bắt đầu gieo giống và cấp nước cho các ruộng lúa.

Theo một chuyên gia về văn hóa lịch sử của Trung Quốc thì họ tránh đốt lửa phòng ngừa hỏa hoạn từ thời cổ nhưng truyền thuyết đã ban cho tập quán này nên được nhiều người đồng thuận.

Người Trung Quốc tổ chức Tết Hàn Thực 3 ngày liền với nhiều hoạt động khác nhau như viếng mồ mả tổ tiên, chọi gà, đua thuyền,…

Thói quen ăn đồ ăn nguội lạnh chỉ còn ở một số vùng nông thôn còn thành phố thì không còn điều này.

Ngoài ăn bánh trôi, bánh chay vào Tết Hàn Thực thì người Trung Quốc còn ăn những món sau đây:

  • Bánh thanh đoàn tử là loại bánh được làm từ một loại có thảo mộc có tên tương mạch thảo. Bánh có màu xanh đẹp mắt.
  • Nem cuốn là món ăn được từ đậu hà lan, trứng, cà rốt, rong biển, rau mùi, đậu phộng, thịt nạc… Điểm khác biệt ở món nem là là lớp bánh đa cuốn mềm, thơm và dai làm từ gạo của tỉnh Phúc Kiến.
  • Cơm ngũ sắc là món ăn của người Giang Tô, Trung Quốc, gồm màu đen, vàng, đỏ, tím, trắng tượng trưng cho ngũ hành. Mỗi dịp mùng 3/3 âm lịch, người dân tộc Xa sẽ nấu cơm đem tặng những người thân, bạn bè, hàng xóm.
  • Bánh cuộn thừng là món ăn có từ thời xa xưa, có nhiều phiên bản tại Trung Quốc. Ở phương Bắc, nguyên liệu chủ yếu là lúa mì, bánh cuộn có hình dáng to, thô và dài còn ở phía Nam, người dân làm bánh bằng bột gạo với hình dáng nhỏ nhắn, tinh tế hơn.
  • Ngoài ra các món về ốc cũng là lựa chọn của người Trung Quốc mỗi dịp Tết Hàn thực.

Các câu hỏi thường gặp khác

3/3 âm là ngày bao nhiêu dương?

Tết Hàn thực 2023 sẽ rơi vào ngày thứ bày 22/4/2023 dương lịch.

Ngày 3/3 là cung gì?

Người sinh vào ngày 3/3 sẽ thuộc cung Song Ngư (20/2-20/3)

Tết Hàn thực có phải là thanh minh không?

Tết Hàn thực và Tết Thanh minh đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và thời gian diễn ra chênh nhau 1 tháng nên nhiều người hiểu lầm Tết Hàn thực là tên gọi khác của Tết Thanh minh nhưng thực ra không phải.

Nếu thấy bài viết này mang đến những thông tin hữu ích về Tết Hàn Thực là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết có nội dung hay nữa nhé!

Tags: ngày lễ