Ngày tết thầy đồ thường làm gì? Nên xin chữ gì ngày đầu năm để vạn sự hanh thông?

Hình ảnh ông đồ và câu đối đỏ vào những dịp lễ Tết dường như đã quá quen thuộc với người Việt Nam từ xưa đến nay. Vậy chính xác ông đồ ngày Tết thường làm gì và ý nghĩa đằng sau tập tục này là gì? Cùng tìm hiểu với BachkhoaWiki nhé.

ngày tết thầy đồ thường làm gì

Ông đồ ngày Tết thường làm gì?

Vào ngày đầu năm Âm lịch, ông đồ sẽ dậy từ sớm chuẩn bị nghiên mực, giấy bút chu đáo để đón tiếp người đến xin chữ. Ông thường xuất hiện với chiếc áo dài the màu đen, đầu đội khăn đóng chỉnh tề.

Ông đồ viết chữ ngày Tết đã là nét đẹp văn hóa và là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày xưa ông đồ rất được trọng vọng, những gia đình có tiền của thường mời thầy về tận nhà để dạy chữ cho con cái.

Vào những dịp lễ tết quan trọng người đến xin chữ ông đồ rất đông. Tùy theo gia cảnh mà người xin chữ có thể sắm chút lễ vật như chai rượu, nải chuối, phong bao mừng tuổi… để biếu thầy.

thầy đồ thường làm gì ngày tết

Tục xin chữ đầu năm có ý nghĩa gì?

Tục lệ xin chữ ông đồ đầu năm bắt nguồn từ đâu? Người Việt từ xa xưa đã có truyền thống chơi chữ, xin chữ, thờ chữ. Theo đó, tục thờ chữ và rước chữ được áp dụng cho chữ của vua chúa; tục chơi chữ và xin chữ nơi ông đồ vào các ngày lễ tết quan trọng xuất phát từ tầng lớp nhân dân.

Xin chữ đầu năm không phải là một việc có thể tùy tiện quyết định mà cần có sự chuẩn bị chu đáo và thành tâm. Hành động xin chữ thể hiện ước nguyện của người xin cho một năm mới.

Ông đồ sẽ thể theo nguyện vọng của người xin để cho chữ, như cầu xin tài lộc thì cho chữ Lộc, cầu xin bình an thì cho chữ An, cầu con cái thì xin chữ Phúc…

tục xin chữ có ý nghĩa gì

Nên xin chữ gì đầu năm?

Cũng như việc khai bút đầu năm người viết cần cân nhắc khai bút nên viết gì, người đi xin chữ ông đồ cũng cần suy nghĩ kỹ về ước muốn của mình cho một năm mới. Người xin có thể chọn 1 từ/cụm từ hoặc câu đối để nhờ ông đồ viết.

Dưới đây một số gợi ý xin chữ theo từng nguyện vọng.

  • Để công việc thuận lợi, đặc biệt đối với người mới đi làm: Đạt.
  • Để học hành đạt kết quả tốt, thi cử suôn sẻ: Trí, Tài, Nhẫn.
  • Để việc kinh doanh buôn bán phát đạt: Lộc, Tín, Phát Tài, Vượng, Đạt, Hòa, Khởi, Cát Tường, Đắc.
  • Để cầu bình an, sức khỏe cho gia đình: Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, An, Hiếu.
  • Để cầu duyên: Duyên.

nên xin chữ gì ngày tết

nên xin chữ gì ngày tết

nên xin chữ gì ngày tết

nên xin chữ gì ngày tết

Câu đối Tết hay, súc tích và ý nghĩa.

Niên niên như ý xuân – Tuế tuế bình an nhật

(Chúc gia đình có được một mùa xuân được như ý và tuổi mới luôn được bình an.)

Xuân an khang thịnh vượng – Niên phúc thọ miên trường.

(Chúc một năm mới luôn được an khang và thịnh vượng, sức khoẻ được dồi dào.)

Hoa khai phú quý – Trúc báo bình an

(Chúc một năm mới được giàu sang phú quý và gia đình được an bình, hạnh phúc.)

Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc – Tết về cây đức trổ thêm hoa.

(Mùa xuân mới chúc gia định sẽ nhận được nhiều tài lộc và hạnh phúc bình an.)

Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc – Đời vui, sức khỏe, tết an khang.

(Chúc một mùa xuân luôn có niềm vui trên môi, gia đình sum vầy hạnh và được sức khoẻ dồi dào.)

Phúc lai miên thế trạch – Lộc mãn trấn gia thanh.

(Năm mới niềm hạnh phúc sẽ dâng tràn mọi nẻo và tài lộc sẽ thơm ngát cửa nhà.)

Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đọc đã biết vào ngày Tết ông đồ làm gì rồi phải không nào? Hy vọng bạn đã tìm được cho mình những câu chữ hay để xin ông đồ vào dịp đầu năm mới và đừng quên Like, Share bài viết để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.