Tại sao không nên lấp giếng? Khoa học và tâm linh

Hiện tại có không ít những trường hợp bắt buộc phải thực hiện lấp giếng để tạo nên mặt bằng mới trong thi công, xây dựng. Tuy nhiên, nhiều người quan niệm rằng, lấp giếng có thể gây nên những hậu quả vô cùng đáng tiếc cả về mặt tâm linh và khoa học. Vậy, tại sao không nên lấp giếng? Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu nhé.

Vì sao không nên lấp giếng?

Lấp giếng được xem là một trong những hoạt động được nhiều gia đình kiêng kỵ. Vậy, nguyên nhân tại sao không nên thực hiện lấp giếng?

Lý giải khoa học tại sao không nên lấp giếng?

Việc lấp giếng thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn đều là để san lấp mặt bằng, thực hiện xây dựng công trình mới. Theo đó, để đào được giếng, phần lớn mọi người thường phải đào hoặc khoan với độ sâu rất lớn.

Trong trường hợp này, việc gia cố nền móng thường gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật gia cố kỹ lưỡng. Thậm chí, dù đã thực hiện nhiều phương pháp gia công kỹ lưỡng nhưng nền móng vẫn bị yếu, không đảm bảo an toàn trong thi công. Qua đó tìm ẩn nguy cơ bị sụt lún gây nên những sự cố nguy hiểm.

Vì sao không nên lấp giếng

Lý giải mặt phong thủy tại sao không nên lấp giếng?

Xét theo góc nhìn về phong thủy, không nên lấp miệng giếng bởi lỡ đây là nơi chứa nhiều âm khí. Ngoài ra, giếng còn là nơi giúp cân bằng âm dương giữa hai cực trên dưới.

Do đó, nếu thực hiện lấp miệng giếng, sự cân bằng sẽ không được đảm bảo. Lâu dần sẽ gây nên những trường hợp suy giảm vận khí, hình thành tai ương cho gia chủ.

Đặc biệt, với những chiếc giếng bị bỏ hoang lâu năm, nơi đây có thể ẩn chứa những vong linh hoặc oan hồn trú ngụ. Do đó, nếu bạn phá đi nơi sinh sống của họ, vong hồn có thể quấy nhiễu dẫn đến cuộc sống không được thuận lợi như ý nguyện.

Từ những lí do trên, dân gian ta quan niệm việc lấp miệng giếng là một điều vô cùng cấm kỵ. Trong trường hợp cần thiết, cần phải tiến hành theo những trình tự, thủ tục phù hợp.

Tại sao không nên lấp giếng

Hướng dẫn lấp giếng đúng cách

Để tránh được tai ương và những vận khí xui xẻo, trước khi lấp giếng nên tiến hành thành tâm khấn xin và chuẩn bị một số lễ vật cần thiết. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Chuẩn bị lễ vật cúng lấp giếng

Lễ vật trong nghi thức cúng lấp giếng thường khá đa dạng và không đòi hỏi quá nhiều sự kỳ công. Theo đó, nên tiến hành rải gạo muối quanh miệng giếng trước khi san lấp từ 2 đến 5 ngày. Hành động này như một lời thông báo và khấn xin vong linh rời đi, không quấy gia chủ.

Tiếng đó, vào ngày lấp giếng, cần chuẩn bị các lễ vật như 1 nhánh chối, 1 bình hoa, rượu thuốc, nhang đèn và trầu cau. Sau đó sắp xếp lễ vật lên bàn một cách chỉn chu và tiến hành cúng bái, khấn xin.

Hướng dẫn lấp giếng đúng cách

Văn khấn cúng lấp giếng

Nam mô A di đà Phật (đọc đủ 3 lần liên tiếp)

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát (đọc đủ 3 lần)

Hôm nay, ngày … tháng …, đệ tử họ … tên … thôn … xã … huyện … tỉnh …

Cáo xin chư vị thần linh, Hà Bá, Thổ Công, con có đào cái giếng lâu ngày thế gian, lâu nay chẳng có nước sài, lấp đi thì sợ để thời không bình an. Hôm nay, xin cáo rõ ràng cùng thủy long, hà bá ở nơi đây, cáo cùng các chư vị nơi này, cho con lấp giếng đổ đầy đất ban, không còn giếng tại thế gian, ra vô đụng chạm hệ thời không yên. Cáo xin thổ võ thánh hiền, lời cầu khấn xin độ trì bình yên, giếng xưa đào cũng lâu rồi, người trần không sử dụng nước thời không dâng. Cho nên, con xin lấp cho xong, không còn giếng cũ ở trong đất này, tạ thần tạ thổ nơi đây, bình bông nhánh chuối mời thời đi cho. A di đà Phật

Sau khi đọc xong bài văn khấn, bạn có thể bắt đầu thực hiện nghi thức lấp giếng.

Văn khấn cúng lấp giếng

Những điều cần kiêng kỵ khi thực hiện lấp giếng

Như đã đề cập, mặc dù lấp giếng là một điều cấm kỵ nhưng trong trường hợp cần thiết vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên, để tránh những hậu quả đáng tiếc, nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tránh việc lấp giếng một cách vội vàng: việc lấp giếng dù theo góc nhìn khoa học hay phong cũng đều phải tiến hành một cách kỹ lưỡng, không được phép qua loa. Bởi nếu không cẩn trọng, chúng sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Gia chủ nên thực hiện lấp giếng một cách nhẹ nhàng để môi trường bên trong và bên ngoài có thời gian thích ứng.
  • Sử dụng vật trấn yểm phù hợp: trong quá trình thực hiện lấp miệng giếng, môi trường xung quanh sẽ bắt đầu có những thay đổi nhất định. Do đó, theo quan niệm của các thầy về phong thủy, việc sử dụng vật trấn yểm là điều vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp cho không gian trong và ngoài được hài hòa, cân đối hơn.
  • Tránh chỉ lấp giếng với đất: tùy theo địa hình của từng khu vực để có thể chọn lựa được vật liệu lấp giếng phù hợp. Thông thường để đảm bảo sự săn chắc và hạn chế tắc nghẽn nguồn sinh khí, nên đổ một lớp sỏi đá trước khi cho đất lên và nén chặt.

Những điều cần kiêng kỵ khi thực hiện lấp giếng

Hy vọng với bài viết này, quý bạn đọc sẽ có lời giải đáp phù hợp cho vấn đề tại sao không nên lấp giếng. Nếu yêu thích bài viết trên, đừng quên ủng hộ BachkhoaWiki bằng cách nhấn like & share bài viết nhé.