Chấp niệm là gì? Nên làm gì để buông bỏ chấp niệm?

Chúng ta thường nghe câu buông bỏ chấp niệm vạn sự tùy duyên để cuộc sống bình an, loại bỏ sân hận. Tuy nhiên nếu chưa rõ chấp niệm là gì thì sẽ khó mà hiểu hết được ý nghĩa của câu trên. BachkhoaWiki sẽ giải nghĩa giúp bạn về chấp niệm và những phương cách từ bỏ chấp niệm trong nội dung này.

Chấp niệm là gì?

Để hiểu chấp niệm là gì, mời bạn đọc cùng tìm hiểu về niệm và những loại chấp niệm thường thấy trong cuộc sống.

  • Niệm: nghĩa là những ý niệm, suy nghĩ, mong cầu.
  • Chấp:  nghĩa là cầm, nắm.

Như vậy chấp niệm có nghĩa là những suy nghĩ, mong cầu bám chấp trong lòng, nó còn là sự day dứt khi không có được điều gì, những mong muốn không thực hiện được hoặc khi đã đánh mất điều gì đó.

chấp niệm là gì

Có nhiều dạng chấp niệm, tuy nhiên, thường có hai dạng chính: Chấp niệm tình cảm và chấp niệm sự nghiệp.

Chấp niệm tình cảm: Đó là cảm giác không thể chấp nhận được, cảm giác thất vọng khi không thể có được người mình yêu thương, hoặc là cảm giác tiếc nuối vì đã mất đi mối quan hệ quý giá của mình…

Nó là một nỗi đau dai dẳng, liên tục giằng xé tâm can mà không sao vượt qua được. Người mang chấp niệm tình cảm càng lớn thì ôm hận càng sâu, nhiều người không thể buông bỏ và bước tiếp, thậm chí còn vì vậy mà gây nghiệp cho người khác.

chấp niệm là gì trong tình yêu

Chấp niệm sự nghiệp: Là sự cảm thấy không thỏa mãn với một cuộc sống bình thường, luôn có cảm giác khát khao được trở nên vĩ đại, được thăng tiến trong xã hội, có được danh vọng, sự nghiệp ổn định để làm tỏa sáng họ tộc và tự hào với người đời.

Dạng chấp niệm này tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ, khiến bản thân phải nỗ lực và học hỏi để đạt được mục tiêu, bất kể những khó khăn phía trước có đến đâu, bởi chỉ cần cố gắng, mọi thứ đều có thể đạt được thành công…

chấp niệm là gì

Vì sao cần phải buông bỏ chấp niệm?

Vậy vì sao cần phải buông bỏ chấp niệm, trong khi một số dạng chấp niệm tạo động lực cho chúng ta tiến về phía thành công hơn, viên mãn hơn?

buông bỏ chấp niệm là gì

Hãy tham khảo một câu chuyện nhỏ sau để hiểu được ý nghĩa của việc cần phải buông bỏ chấp niệm.

Tiểu Khánh là một cô gái có năng khiếu hội họa từ nhỏ, cô thường xuyên tham gia các cuộc thi lớn nhỏ và đạt được không ít thành tựu. Tuy nhiên đối với cô họa sĩ là một nghề không mấy cao quý và không giúp cô có được vị trí mà cô mong muốn. Nên dù có được khen ngợi bao nhiêu cô cũng không lấy đó làm vui vẻ.

Đối với Tiểu Khánh, thành công nghĩa là phải trở thành quản lý cấp cao trong bộ vest tuyệt đẹp, thỏa sức mua sắm đồ hiệu và đi trên một chiếc xe sang trọng. Vì vậy cô nỗ lực học các môn kinh tế mặc dù đó không phải là sở thích và sở trường của cô. Sau khi tốt nghiệp đại học, Tiểu Khánh ngày ngày cố gắng xin vào các công ty lớn mặc dù kết quả học tập của cô chỉ ở mức trung bình – khá.

Chật vật cả năm trời, Tiểu Khánh vẫn không xin được việc làm phù hợp. Nhìn bạn bè xung quanh đã kiếm được việc làm đúng với nguyện vọng, Tiểu Khánh không ngừng than thở về tình cảnh của mình.

Thực chất Tiểu Khánh tồn tại trong mỗi chúng ta. Mỗi khi bất chấp làm mọi cách để đạt được những điều không thuộc về mình, không dành cho mình, chúng ta đã đi ngược lại với tự nhiên và tự làm mình đau khổ.

Cách để từ bỏ chấp niệm

Để cầm lên chúng ta cần năng lực và đầu óc thông minh, nhưng muốn đặt xuống chúng ta cần có trí tuệ và dũng khí. Buông bỏ chấp niệm tức là phải từ bỏ những ham muốn, mong cầu được – mất của thế gian.

Đã là con người ai cũng sẽ có những chấp niệm riêng về tiền tài, danh vọng, tình cảm… Thật sự không đơn giản để bình thản đối diện với những được – mất thế gian. Vì vậy nếu không có sự tu tập, quán chiếu nội tâm thường xuyên thì sẽ rơi vào vòng tròn sân hận, mãi không sao thoát ra được.

buông bỏ chấp niệm

Để từ bỏ được chấp niệm đòi hỏi bạn cần sự quán chiếu nội tâm sâu sắc để nhận ra sân hận. Hiểu về luật nhân quả sẽ giúp bạn nhìn ra sự công bằng trong cuộc sống và không thể làm điều xấu ác cho người, cho đời.

Hiểu được bản chất của những si mê, tham đắm, chúng ta sẽ dần thoát ra được những ý niệm “cái tôi” và “cái của tôi” gồm: tài sản, địa vị, vợ con, nhà cửa, đoàn thể… Nhưng còn sống ở thế gian thì chúng ta không thể làm khác đi được. Còn sống là vẫn còn ham muốn, nhưng ta cần trí tuệ để biết ham muốn như thế nào cho phải. Tham muốn càng nhiều thì tội lỗi từ đó phát sinh càng nhiều, gây thù chuốc oán càng sâu nặng.

Ngoài ra, người trí tuệ thường biết đủ và tìm thấy bình an trong cuộc sống. Họ không phải lao tâm khổ tứ vì tiền của, danh lợi, nhan sắc, hơn thua giữa thế gian này. Người biết đủ sẽ luôn lấy trí tuệ làm gốc để chuyển hóa khổ đau, dễ dàng tìm thấy niềm vui, hạnh phúc.

Câu nói hay về chấp niệm

Dưới đây là một số trích dẫn, câu nói hay của các bậc tỉnh thức để bạn có thể suy ngẫm về tình yêu thương và học cách buông bỏ những chấp niệm.

  • Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi. – Thích Nhất Hạnh.

  • Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật. – Thích Nhất Hạnh.

câu nói hay về buông bỏ chấp niệm

  • Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng. – Thích Nhất Hạnh.
  • Tình yêu của bạn phải khiến cho người yêu cảm thấy tự do. – Thích Nhất Hạnh.
  • Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số một? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hy sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc. – Thích Nhất Hạnh.
  • Khi thấy cuộc sống là vô thường, ta tự biết chọn thứ đáng giá nhất. Chọn chân thành làm lẽ sống. Chọn biết ơn làm cội nguồn. Chọn lời yêu thương để nói. – Khuyết danh.

câu nói hay về buông bỏ chấp niệm

  • Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi. – Thích Nhất Hạnh.

  • Không đạt được điều mình muốn đôi khi là may mắn tuyệt vời. – Đạt Lai Lạt Ma.

  • Hãy sống một cuộc sống cao quý. Khi già đi và nghĩ lại, bạn sẽ được tận hưởng nó lần thứ hai. – Đạt Lai Lạt Ma.

  • Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta. – Đức Phật.

Như vậy hẳn bạn đọc đã hiểu được chấp niệm nghĩa là gì rồi phải không nào. Chúc bạn tu tập ngày càng tinh tấn, xem nhẹ được mất và sống một đời ý nghĩa. Quay lại BachkhoaWiki thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin thú vị và bổ ích nhé.