Đại trí Bồ tát Văn Thù Sư Lợi Là Ai? Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là một trong những vị Bồ tát rất được tôn trọng và yêu mến trong Phật Giáo Trung Quốc và Phật Giáo Tây Tạng. Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu thêm Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là ai cùng với sự tích gắn liền với ngài trong nội dung bài viết.

văn thù sư lời bồ tát là ai

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là ai?

Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là vị Bồ tát đại diện cho trí tuệ, ánh sáng học thức và giữ vai trò thần thông dịch, là người giúp đỡ cho những người không biết chữ viết được hiểu được những bài kinh Phật.

Trong tiếng Phạn, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát được gọi là Manjushri, dịch là Diệu Đức (mọi đức đều tròn đầy), Diệu Cát Tường, Diệu Âm (tiếng nói êm dịu), Phổ Thư,… Văn Thù Bồ tát thường xuất hiện cùng với Phổ Hiền Bồ tát thị giả bên tả, bên hữu Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đại trí Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

Ngài thấu hiểu Phật tính gồm ba đức: Pháp thân, Bát nhã và Giải Thoát, vì vậy trong hàng Bồ tát ngài là thượng thủ. Bồ tát Văn Thù đạt được giác ngộ bằng phương diện tri thức nên được ví như người có trí tuệ vượt xa mọi thời đại, từ cổ chí kim không ai sánh bằng.

Biểu tượng của Văn Thù Bồ tát

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát được thường được khắc họa với diện mạo trẻ trung cùng với đôi tai rộng, đôi mắt to, đôi tay dài, đôi chân ngắn, đang ngồi trên một chiếc lá sen, tay cầm một quyển sách, một bút và một bình mực.

Trên tay phải của ngài là biểu tượng một lưỡi gươm đang bốc lửa với ý nghĩa trí tuệ sẽ chặt đứt tất cả các xiềng xích vô minh phiền não đang bủa vây con người. Sự thông tuệ sẽ giúp con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi và đưa chúng sinh đến với sự giải thoát và đạt được Niết Bàn.

Tay trái của ngày giữ tập kinh Bát nhã ôm ấp vào giữa trái tim. Đây là biểu tượng cho sự thức tỉnh và giác ngộ. Trong một số sử sách, Văn Thù Bồ tát có khi giữ một đóa hoa sen xanh biểu thị cho đoạn đức, ví như hoa sen trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn.

Biểu tượng này mang ý nghĩa Bồ tát không ngự ở nơi cao sang, thanh nhàn nhưng sống giữa chúng sinh, gần gũi với quần chúng. Dù sống trong cảnh đầy tham ái, nhưng vẫn giữ được trí tuệ và thân tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bụi trần.

Biểu tượng của Văn Thù Bồ Tát

Trên thân Văn Thù Bồ tát là chiếc áo giáp nhẫn nhục. Nhờ có chiếc giáp này mà những mũi tên thị phi không xâm phạm vào thân thể của ngài và bảo vệ toàn vẹn tâm từ bi, tránh mọi sân hận.

Theo lời kể của một nhà sư người Nhật tên Viên Nhân, người đã hành hương đến Ngũ Đài Sơn vào năm 840, Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử màu vàng đã hiện ra với ông và nhóm tăng. Từ đó, trong hầu hết các tranh ảnh, tượng, Bồ tát đều được miêu tả đang cưỡi trên mình sư tử (vàng hoặc xanh) oai nghiêm, là loại vật của sức mạnh và trí tuệ.

Sự tích Văn Thù Bồ tát

Có một số giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Văn Thù Bồ tát. Một trong số đó có sự tích của người Tây Tạng.

Theo truyền thuyết, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát được giao nhiệm vụ chinh phục Yama – vị chúa tể của cái chết. Yama đã đe dọa sẽ tiêu diệt toàn bộ người Tây Tạng trong cơn thịnh nộ của mình. Người dân Tây Tạng, hy vọng được cứu vãn đất nước, đã kêu gọi Văn Thù Bồ tát bảo vệ họ khỏi sự thịnh nộ của Yama.

Văn Thù Bồ tát đã đi đến địa ngục để thuần hóa Yama. Khi đối diện với Yama, Ngài đã biến thành Yamantaka, mang hình dáng giống Yama với tám đầu và nhiều chân. Mỗi đầu và chi của Ngài đại diện cho sức mạnh giác ngộ cần thiết để đối đầu với cái chết. Để có thể đối đầu với cái chết, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát đã thể hiện cái chết, nhưng ở mức độ lớn hơn.

Yama đã sợ hãi trước phiên bản phóng đại của chính mình và cuối cùng đã bị đánh bại. Qua truyền thuyết này, nhiều người mong muốn lấy hình ảnh Yamantaka để phát triển ý chí mạnh mẽ để đối đầu với cái chết mà không sợ hãi hay chùn bước trước nó. Chính sự khôn ngoan và giác ngộ sẽ giúp họ giảm bớt sự sợ hãi này.

sự tích văn thù sư lợi bồ tát

Cũng có giả thuyết cho rằng Đức Phật đã tạo ra một tia vàng phát ra từ đầu của ngài. Tia sáng này xuyên qua gốc cây và tại đó nở thành hoa sen. Trong tâm sen đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát đã được sinh ra, vì vậy ngài không bị ô nhiễm bởi tạm niệm của thế gian.

Cách thờ Văn Thù Bồ tát

Để rước Văn Thù Sư Lợi Bồ tát về nhà, gia chủ nên phát tâm hướng thiện, một lòng khát khao học tập và lĩnh hội suối nguồn tri thức từ Bồ tát. Đa phần người muốn thờ Văn Thù Bồ tát thường cầu mong được ngài soi sáng giúp họ củng cố sức mạnh trí tuệ và được khai sáng.

Trước khi thỉnh tượng, Phật Tử nên vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn và chọn ngày tốt để an vị. Tốt nhất, nên ăn chay thành tâm trì chú và phát tâm Bồ Đề.

cách thờ bồ tát văn thù

Bàn thờ Văn Thù Bồ tát nên được giữ gìn sạch sẽ, đặt ở nơi trang nghiêm. Phật Tử không nên để hoa quả héo hoặc có nhiều hương liệu không tự nhiên trên bàn thờ, vì sẽ tạo ra những vướng bận, trói buộc và mê đắm thế gian.

Khi thờ Bồ tát Văn Thù, quý vị nên thành tâm giữ gìn ngũ giới, giữ thân-khẩu-ý trong sạch và nên hành thiền, niệm Phật, lạy sám hối thường xuyên.

Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là một trong những thần chú quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa. Đây được xem là câu chú ca ngợi sự khôn ngoan và toàn vẹn của trí tuệ. Khi niệm chú, ta cầu mong được trí tuệ siêu việt của Bồ tát soi sáng và từ đó dùng minh niệm để vượt qua đau khổ và ảo tưởng thế gian.

Đặc biệt đối với những ai đang theo đuổi con đường học tập, thường xuyên niệm chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát sẽ giúp trí óc minh mẫn, nâng cao kỹ năng học tập, viết, hùng biện, cải thiện trí nhớ.

Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi – Om A Ra Pa Ca Na Dhih

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát và Phổ Hiền Bồ tát

Văn Thù Bồ tát và Phổ Hiền Bồ tát thường xuất hiện cùng Phật Thích Ca. Phật Thích Ca đứng ở giữa, Phổ hiền Bồ tát đứng bên phải và Văn Thù Bồ tát đứng bên trái. Trong hội họa Phật Giáo Mật Tông, Phổ Hiền Bồ tát được thể hiện bằng màu xanh lục hoặc màu vàng.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ tát cũng là một trong những vị Bồ tát quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa. Người là đại diện của bình đẳng tính trí, chính là trí tuệ để thấu hiểu tính nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Ngài dùng đại hạnh để cứu độ chúng sinh và giúp họ giác ngộ, rời xa những mê lầm.

Phổ Hiền Bồ tát tượng trưng cho chân lý còn Văn Thù Bồ tát tượng trưng cho chân trí. Hay nói cách khác, Phổ Hiện là đại diện cho lòng từ bi, Văn Thù đại diện cho trí tuệ. Do đó, 2 ngài xuất hiện bên tả, hữu của Đức Thích Ca Mâu Ni như sự từ bi và trí tuệ để đạt đến chân lý.

Hình ảnh phật Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

Nếu chưa thể thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, bạn đọc có thể chiêm ngưỡng và sưu tầm hình ảnh Văn Thù Sư Lợi Bồ tát sau đây.

ảnh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

hình Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

hình phật văn thù bồ tát

Trên đây là những thông tin về Văn Thù Sư Lợi Bồ tátBachkhoaWiki tổng hợp đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã hữu ích với bạn đọc và đừng quên Like, Share bài viết để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.