Ăn oản là gì? Bánh oản có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh người Việt

Bánh oản hay còn gọi là bánh cộ hay bánh in là thức bánh khá quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, đám giỗ… Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu bánh oản và ăn oản là gì trong nội dung dưới đây.

ăn oản là gì

Ăn oản là gì?

Oản có nhiều loại và hình dạng khác nhau và có tên gọi cũng đa dạng tùy thuộc vào nguyên liệu làm nên bánh. Vậy bánh oản có nguồn gốc xuất xứ và có công dụng như thế nào?

Phẩm oản là gì?

Vậy bánh oản là gì? Bánh oản hay phẩm oản, ở một số địa phương còn được gọi là bánh in, là một loại bánh dùng để thờ cúng ông bà tổ tiên trong các dịp lễ Tết, đám giỗ… hoặc dâng cúng Phật trong những ngày lễ lớn.

Có rất nhiều loại bánh oản khác nhau như bánh oản bột nếp, bánh oản bột huỳnh tinh, bánh oản bột đậu xanh, bánh oản bột đậu quyên, bánh oản bột đậu ván, bánh oản hạt sen trần…

phẩm oản là gì

Sau khi nấu chín, bột sẽ được in và tạo hình bằng các khuôn với các hoa văn như chữ Thọ, chữ Lễ, chữ Phúc, hoa sen, trái đào tiên… Bánh oản thường được gói bằng giấy kiếng ngũ sắc (thông thường là màu xanh, đỏ, vàng, tím…), đây cũng là đặc trưng của món bánh này và là lý do tại sao một số khu vực gọi nó là bánh ngũ sắc.

Oản thường bày thành đĩa oản, tháp oản để dâng cúng lên Phật hoặc ông bà tổ tiên. Một số người thích chọn oản đỏ vì màu sắc đẹp đồng nhất, một số người khác thì thích chọn tháp oản để bàn thờ thêm trang trọng. Nhiều người cho rằng oản xuất phát từ Phật Giáo. Phẩm oản được làm nên dựa trên hình dáng của tòa tháp Phật Giáo và mang nhiều tầng ý nghĩa về sự luân hồi.

oản nghệ thuật

Ăn oản là gì? Oản có ăn được không?

Vì được làm với những nguyên liệu thơm ngon, lành tính nên oản là thức bánh được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ vì bánh được gói trong giấy kiếng khá bắt mắt.

Thông thường sau khi thờ cúng xong, ông bà cha mẹ thường mang về cho con cháu trong nhà ăn oản. Vì vậy đây từng là món ăn yêu thích của giới trẻ thời xưa.

oản có ăn được không? ăn oản là gì?

Cách làm oản truyền thống

Bánh oản truyền thống thường có màu trắng thanh khiết được làm từ bột và đường. Cách làm bánh oản cũng rất đơn giản với các nguyên liệu dễ tìm và giá cả phải chăng. Học làm bánh oản với hướng dẫn dưới đây nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bột nếp: 500 gram;
  • Bột năng: 30 gram;
  • Đường: 500 gram;
  • Nước lọc: 200ml;
  • Nước cốt chanh: 0,25 tsp;
  • Nước hoa bưởi: 2 tsp.
  • Khuôn làm bánh in
  • giấy kiếng gói bánh

Bạn đọc cần quy đổi 1 tsp bằng bao nhiêu gam để đảm bảo đúng định lượng nhé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn bột nếp với bột năng sau đó rang cùng với lá dứa cho đến khi bột ngả màu xanh nhạt.
  • Bước 2: Nấu hỗn hợp nước đường cho đến khi sánh lại và kéo thành sợi. Sau đó để nguội rồi cho nước cốt chanh và nước hoa bưởi vào khuấy đều.
  • Bước 3: Trộn đều hỗn hợp bột và nước đường.
  • Bước 4: Phủ lên khuôn bánh một lớp bột áo, sau đó ém chặt bột vào khuôn và để nguyên trong vòng 15 phút để bánh định hình. Lưu ý không xê dịch khuôn để tránh làm vỡ bánh.
  • Bước 5: Gỡ bánh ra khỏi khuôn và dùng giấy kiếng bọc bánh lại.

Nếu bạn chưa biết cách gói oản sao cho đẹp, hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé.

Phẩm oản trong văn hóa tâm linh người Việt

Phẩm oản hay oản bột đã từng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Ngày nay khi xã hội hiện đại hơn, vật phẩm ngày càng nhiều và đa dạng, oản bột đã dần bị mai một, thậm chí chỉ còn một vài người lớn tuổi giữ gìn nét văn hóa này.

oản đỏ

Oản bột là một sản phẩm dân gian đồng hành với văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam từ rất lâu. Họa tiết trên phẩm oản được tạo ra bởi người xưa với những khía thẳng bao quanh giống như cột trụ, hoặc hình rồng ôm ngang oản, ẩn chứa nhiều ý nghĩa về lòng tôn kính các vị linh thiêng.

Điều này thể hiện rõ nét tinh hoa của xứ kinh kỳ xưa và nhằm mục đích nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội để hiểu và tôn vinh những sản phẩm được tạo ra từ sức lao động của những người nông dân. Nó có tính kết nối cộng đồng bền chặt trong đời sống văn hóa xã hội một cách có truyền thống của người Việt xưa và ngày nay.

phẩm oản trong văn hóa tâm linh người việt

Bánh oản ra đời từ rất sớm và xuất hiện nhiều trong các điển tích, điển cố, ca dao tục ngữ của người Việt. Từ thời vua Trung Tông (thế kỷ XV), một vị quan tên Trịnh Kiểm muốn chọn người tài lên làm vua đã nhờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tư vấn, Trạng Trình chỉ trả lời vỏn vẹn 1 câu: “Giữ chùa thờ Phật thì… ăn oản”. Hiểu ý, Trịnh Kiểm đã tôn Lê Anh lên làm vua và nhiều lần đánh tan quân Mạc.

Hay dân gian có những câu ca dao – tục ngữ như: “Ba mươi – mùng một và rằm. Ai muốn ăn oản thì năng lễ chùa”, “khư khư như ông từ giữ oản”… cũng là một minh chứng cho vị trí của oản phẩm trong đời sống tâm linh của người Việt Nam từ xa xưa.

Các câu hỏi thường gặp khác

Oản làm bằng bột gì?

Oản thường được làm từ đường kính, bột nếp, hương vani và một số phụ gia khác.

Oản nghệ thuật là gì?

Khác với oản thờ truyền thống, oản nghệ thuật thường đa dạng về hình dạng và màu sắc.

Như vậy, trên đây là tất cả các thông tin về bánh oản hay phẩm oản mà BachkhoaWiki muốn gửi đến bạn đọc. Ghé thăm website thường xuyên để cập nhật những tin tức thú vị mới nhất nhé.