Nghiên cứu khoa học là gì? Lợi ích của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên

Khi làm nghiên cứu khoa học sẽ giúp bản thân phát triển về kiến thức và tư duy. Vậy nghiên cứu khoa học là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu nhé!

nghiên cứu khoa học là gì

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hoạt động xã hội với mục đích tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.

Một số khái niệm cơ bản của nghiên cứu khoa học

nghiên cứu khoa học là gì

Đề tài nghiên cứu khoa học là gì?

Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học do một người hoặc nhiều người thực hiện để tìm ra câu trả lời mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế.

Mỗi đề tài nghiên cứu là phát biểu ngắn gọn và khái quát nhất về các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Mục đích của nghiên cứu khoa học là gì?

mục đích nghiên cứu (research purpose) là ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nghiên cứu với mục đích trả lời cho các câu hỏi “Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “Nghiên cứu để phục vụ cho cái gì?”.

Đối tượng nghiên cứu khoa học là gì?

Đối tượng nghiên cứu khoa học là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.

Khách thể nghiên cứu khoa học là gì?

Khách thể nghiên cứu khoa học là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu, có thể là một quá trình, một hoạt động hoặc một không gian vật lý,…

Phạm vi nghiên cứu khoa học là gì?

Phạm vi nghiên cứu khoa học là sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu khoa học là gì?

nghiên cứu khoa học là gì

Kết quả nghiên cứu khoa học là kết luận một quá trình, một hoạt động hoặc một không gian vật lý,… có những đặc điểm gì mà con người chưa tìm ra hoặc phát hiện tính mới của đối tượng nghiên cứu khoa học.

Phân loại nghiên cứu khoa học

nghiên cứu khoa học là gì

Phân loại theo chức năng nghiên cứu

  • Nghiên cứu mô tả (Descriptive research) là nghiên cứu đưa ra hệ thống tri thức giúp con người phân biệt được các sự vật, hiện tượng xung quanh
  • Nghiên cứu giải thích (Explanatory research) là nghiên cứu nhằm làm rõ quy luật chi phối các hiện tượng, quá trình vận động của sự vật.
  • Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research) là nghiên cứu nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai.
  • Nghiên cứu sáng tạo (Creative research) là nghiên cứu với mục đích tạo ra các qui luật, sự vật mới hoàn toàn.

Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu

  • Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research) là các nghiên cứu phát hiệu thuộc tính, cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng nhất định.
  • Nghiên cứu ứng dụng (Applied research) là vận dụng thành tựu nghiên cứu đã có để giải thích sự vật, hiện tượng, tìm ra giải pháp, quy trình công nghệ để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
  • Nghiên cứu triển khai (Implementation research) là nghiên cứu vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng vào tổ chức triển khai, thực hiện ở quy mô thử nghiệm.

Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu

Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học được phân loại như sau:

  • Khoa học tự nhiên
  • Khoa học y, dược
  • Khoa học nông nghiệp
  • Khoa học xã hội
  • Khoa học nhân văn
  • Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Phân loại theo phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu định tính
  • Phương pháp nghiên cứu định lượng
  • Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

Các bước tiêu biểu của hoạt động nghiên cứu khoa học

nghiên cứu khoa học là gì

Các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học bao gồm:

Bước 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu (Selecting a problem)

Xác định đề tài, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời và các giả thuyết ban đầu tương ứng, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu.

Bước 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu (Reviewing the literature on the problem)

Tổng quan các công trình nghiên cứu đã có, các nguồn thông tin, tư liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, căn cứ trên kết quả tổng quan này để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu.

Bước 3: Thiết kế nghiên cứu (Designing the research)

Bao gồm các nội dung: lựa chọn phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu, mẫu khảo sát và dự kiến tiến độ.

Bước 4: Thu thập dữ liệu (Collecting the data)

Tổ chức thu thập các thông tin định tính hoặc định lượng theo các phương pháp và công cụ đã chọn ở bước 3.

Bước 5: Phân tích dữ liệu (Analyzing the data)

Từ các thông tin dữ liệu thu thập được, sử dụng công cụ thống kê và phương pháp đặc thù để xử lý và phân tích dữ liệu.

Bước 6: Tổng hợp kết quả và kết luận (Interpreting the findings and stating conclusions)

Khái quát hóa các kết quả xử lý và phân tích dữ liệu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu, cung cấp các kết luận và các đề xuất, kiến nghị.

Bước 7: Báo cáo kết quả (Reporting the results)

Người nghiên cứu lập báo cáo kết quả nghiên cứu để gửi đến cá nhân, tổ chức quan tâm hoặc chịu trách nhiệm quản lý.

Xem thêm:

Như vậy bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về nghiên cứu khoa học là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục hoạt động và sáng tạo thêm nhiều bài viết có nội dung hay nữa nhé!