Critical thinking là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

Critical thinking được xem là một kỹ năng có tính ứng dụng cao trong đời sống, và đang được áp dụng và giảng dạy trong hầu hết các cơ sở hay trung tâm giáo dục. Vậy critical thinking là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki giải đáp câu hỏi này nhé.

critical thinking là gì

Critical thinking là gì?

Định nghĩa critical thinking là gì?

Critical thinking là thuật ngữ tiếng Anh, định nghĩa tiếng Việt là tư duy phản biện.

Đây được hiểu là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả thiết hoặc một giả định nào đó, từ đó hình thành quan điểm riêng và cách suy nghĩ trước một vấn đề của một cá nhân.

Những lập luận trong critical thinking phải chắc chắn, rõ ràng, có tính logic và đầy đủ bằng chứng thuyết phục.

Từ khái niệm trên, bạn đã hiểu được critical thinking là gì. Tiếp theo, cùng tìm hiểu các ví dụ về tư duy phản biện và các cấp độ kỹ năng này.

Ví dụ về critical thinking

Critical thinking không bị giới hạn ở một tình huống cụ thể nào. Nó được hình thành dựa trên lập luận logic và kết quả của tư duy logic. Ví dụ như sau:

Bạn M cho rằng “Quyển sách A rất hay và thú vị” nhưng bạn N dựa trên quan điểm và trải nghiệm của mình về quyển sách A này trước đó và khẳng định với M rằng “Quyển sách A không hay và có một vài chỗ chưa chính xác”.

Đây là một tư duy phản biện của N vì N đã đưa ra được các lý lẽ và bằng chứng xác thực, thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác M.

Tuy nhiên, trong trường hợp khác ví dụ như: M nói “1+2=5”, người N đáp lại: “Sai, 1+2=3”. Thì đây không phải là tư duy phản biện.

Các cấp độ của tư duy phản biện

Critical thinking là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

Critical thinking được chia thành 6 cấp độ theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:

  • Cấp độ 1: Trình bày nội dung

Nếu bạn không nói rõ nội dung sẽ khiến các cuộc họp và trao đổi trở nên mất nhiều thời gian mà không đạt được hiệu quả.

Vì vậy, cấp độ 1 của Critical thinking là cần trình bày rõ ràng về một nội dung cụ thể.

  • Cấp độ 2: Cấu trúc nói

Cần diễn đạt theo cấu trúc để người nghe có thể nắm được vấn đề bạn đang muốn truyền tải, không mất nhiều thời gian giải thích.

  • Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản

Tranh luận có thể đến từ hai hoặc nhiều phía với mục đích phản bác ý kiến ban đầu đề ra.

Lúc này, bạn cần những lý lẽ và lập luận khoa học, đưa ra dẫn chứng xác thực có thể bảo vệ quan điểm của bạn hoặc tiếp thu ý kiến của người khác nếu là tích cực.

  • Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả

Cuộc tranh luận sẽ diễn ra hiệu quả và mang tính xây dựng khi bạn nhận định rõ các giả thuyết ngầm được đặt ra đằng sau ý kiến phản bác và có tư duy phản biện nhất quán, logic giữa các đối tượng tham gia tranh luận.

Nếu không, nó sẽ trở nên một cuộc tranh cãi không có hiệu quả.

  • Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên

Tư duy phản biện phải được thực hành thường xuyên. Nó sẽ giúp bạn tư duy, nhìn nhận và đánh một vấn đề ở bất kỳ lĩnh vực nào đó trở nên bao quát và logic hơn.

  • Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả

Khi đạt đến cấp độ 5, kỹ năng tư duy phản biện của bạn đã hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các yếu tố về sự công bằng, chính xác, can đảm, khiêm tốn, bền bỉ và cảm thông.

Tầm quan trọng của critical thinking

Critical thinking là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

Critical thinking là một trong những kỹ năng mềm (soft skills) vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của công việc hay cuộc sống.

Một kỹ năng giúp con người nâng cao khả năng đánh giá, nhìn nhận bao quát vấn đề, lập luận đa chiều, rõ ràng.

Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thay đổi của nền kinh tế tri thức mới.

Mỗi cá nhân cần có tư duy đa chiều cùng khả năng phân tích, đánh giá để tích hợp thông tin cần thiết và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và sáng tạo.

Tư duy phản biện còn giúp đưa ra những ý tưởng mới, góp phần điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp khi cần thiết.

Con người cần tư duy phản biện để nhìn nhận và đánh giá bản thân, từ đó tự điều chỉnh và đưa ra những quyết định quan trọng đúng đắn, phù hợp với công việc và cuộc sống cá nhân của mình

Critical thinking là nền móng của ngành khoa học và xã hội dân chủ.

Nó giúp con người suy nghĩ sáng suốt hơn về các vấn đề xã hội, vượt qua các định kiến và lan tỏa nhiều thông điệp ý nghĩa đến toàn cộng đồng.

Cách rèn luyện kỹ năng critical thinking

Thiết lập sơ đồ tư duy

Thiết lập sơ đồ tư duy là một trong những công cụ có tính hiệu quả cao trong việc tổ chức và đánh giá thông tin.

Kỹ năng này sẽ giúp các bạn xây dựng được một luận điểm rõ ràng, có tính logic.

Khi thu nhận thông tin, hãy cố tìm kiếm những thông tin, nội dung liên quan đến lĩnh vực, vấn đề bạn cần giải quyết một cách chính xác và kĩ càng nhất.

Đặc biệt, dựa trên những cơ sở khoa học, logic để đưa ra những mối tương quan rồi mới kết luận.

Thay đổi định kiến và tránh thiên vị

Trong tranh luận sử dụng tư duy phản biện, khi đưa ra bất kỳ một ý kiến nào đó, tuyệt đối tránh việc thiên vị khi chưa xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng.

Bởi kết luận của bạn chỉ có thể mang tính định hướng cảm tính thay vì định hướng phán xét.

Hãy luôn luôn lắng nghe người khác trước khi đưa ra quan điểm của mình, đó là cách xử sự khôn ngoan.

Ngoài ra, nên sử dụng những câu hỏi có thể giúp gia tăng thời gian trao đổi lưu lượng thông tin.

Nên nhớ rằng, critical thinking không chắc đã có thể dẫn đến một kết luận chính xác và toàn diện nhất.

Và thành kiến sẽ có thể trở thành bức tường ngăn chặn sự thành công của việc tập trung phân tích, đánh giá một vấn đề một cách sáng suốt, thỏa đáng.

Xem thêm:

Như vậy, từ các khái niệm trên, BackhoaWiki tin rằng các bạn đã có cho mình câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi Critical thinking là gì rồi. Hãy luyện tập thường xuyên kỹ năng vô cùng cần thiết này nhé, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy. Hãy like, share để lan tỏa thông tin hữu ích này nhé.