Khởi ngữ là gì? Phân loại khởi ngữ và bài tập thực hành (có đáp án)

Khởi ngữ là một thành phần phụ đóng vai trò xác định chủ đề được nói đến trong câu. Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu thêm về khởi ngữ, cũng như tác dụng của thành phần này nhé.

Khởi ngữ là gì?

Để hiểu trọn vẹn về thành phần khởi ngữ, chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa và ví dụ cụ thể dưới đây.

khởi ngữ là gì

Định nghĩa

Theo ngữ pháp tiếng Việt, khởi ngữ là thành phần phụ có tác dụng khởi ý, nêu lên vấn đề cho một câu sắp nói đến.

Cũng giống như những thành phần phụ trong câu như: trạng ngữ, bổ ngữ,… khởi ngữ có một số chức năng và cách nhận biết trong câu. Cùng tham khảo thêm những nội dung tiếp theo để tìm hiểu kỹ hơn về thành phần phụ này nhé.

Ví dụ

Một số ví dụ về câu có chứa khởi ngữ như:

  • Đối với tôi, sự thay đổi này thật sự ý nghĩa.
  • Về chuyên môn, Nam là nhân viên xuất sắc nhất công ty.
  • Bộ phim này, tôi đã xem qua nhiều lần và vẫn muốn xem lại.

Tác dụng của khởi ngữ

Khởi ngữ có tác dụng làm nổi bật nội dung chính trong câu, giúp người nghe/người đọc tập trung vào nội dung của câu. Ngoài ra, sử dụng khởi ngữ là một cách hay để bắt đầu một câu và giúp cách trình bày của chúng ta trở nên sáng tạo và linh hoạt hơn.

tác dụng của khởi ngữ

Phân loại khởi ngữ

Có 2 loại khởi ngữ chính:

  1. Khởi ngữ không đảm nhiệm chức năng cú pháp cụ thể: Loại khởi ngữ này có tác dụng nêu chủ đề của câu, ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.
  2. Khởi ngữ đảm nhiệm chức năng cú pháp cụ thể: Loại khởi ngữ này có ác dụng chủ yếu là nhấn mạnh thu hút sự chú ý của người đọc/người nghe, còn ý nghĩa nêu chủ đề chỉ là phụ. Loại khởi ngữ này có chức năng nhấn mạnh vào bộ phận nào đó của câu hoặc câu đi sau nó, để thể hiện nội dung chính của câu.

Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Có một số dấu hiệu nhận biết khởi ngữ bạn đọc có thể áp dụng để xác định thành phần khởi ngữ trong câu.

  • Khởi ngữ thường được đặt trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến.
  • Một số từ có thể đứng trước khởi ngữ: về, đối với, còn, với…
  • Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ thì.
  • Khởi ngữ không tham gia vào các thành phần chính trong câu và không có quan hệ chủ – vị với vị ngữ trong câu.

dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Các thành phần biệt lập và cách phân biệt

Khởi ngữ và thành phần biệt lập đều đứng khá tách biệt với thành phần chính trong câu, đôi khi được ngăn cách bởi dấu phẩy với thành phần chính trong câu. Vì vậy nhiều bạn thường nhầm lẫn khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Dưới đây là một số cách hay để phân biệt những thành phần này.

Thành phần Tác dụng trong câu Dấu hiệu nhận biết  Ví dụ
Thành phần biệt lập Bao gồm tình thái từ, cảm thán, gọi đáp, phụ chú… những thành phần này không liên quan đến thành phần chính trong câu, không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu và thường để diễn tả thái độ, đánh giá của chủ thể trong câu. Trời ơi, ôi chao, vâng ạ, chắc chắn, chắc hẳn, theo ý tôi, theo quan điểm của tôi…  – Trời! Anh ta mất trí rồi.

Theo tôi, chúng ta nên áp dụng phương pháp này.

Khởi ngữ Dùng để nêu vấn đề, thu hút sự chú ý. Về, đối với, còn, với…  – Về show thực tế, tôi thích xem chương trình 2N1Đ nhất.

Đối với anh ta, mọi việc đều có vẻ rất đơn giản.

Cách chuyển đổi câu có hoặc không có khởi ngữ

Sau khi đã xác định được khởi ngữ trong câu, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi câu có khởi ngữ thành không khởi ngữ và ngược lại. Xét một số ví dụ dưới đây nhé.

cách chuyển đổi câu có khởi ngữ thành không có khởi ngữ và ngược lại

Cách chuyển đổi câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ

Để đổi một câu không có khởi ngữ thành có khởi ngữ, bạn đọc cần làm theo các bước sau đây:

  1. Xác định đề tài của câu nói.
  2. Đưa chủ đề chính lên đầu câu, thêm các quan hệ từ vào trước và thêm từ thì sau chủ đề.
  3. Đặt dấu phẩy để ngăn cách khởi ngữ và thành phần chính trong câu.

Ví dụ:

Tôi đã đọc qua quyển sách này rồi. > Nói về quyển sách này thì tôi đã đọc qua rồi. / Còn tôi, tôi đã đọc qua quyển sách này rồi.

Cách chuyển đổi câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ

Để chuyển một câu đang có khởi ngữ, bạn đọc đưa khởi ngữ vào thành phần câu, bỏ các quan hệ từ và dấu phẩy đứng trước chủ ngữ (nếu có).

Ví dụ:

Rượu, ông ta không uống, Thuốc, ông ta không hút. > Ông ta không uống rượu, cũng không uống thuốc.

Bài tập về khởi ngữ

Dưới đây là một số bài tập thực hành kiến thức về khởi ngữ mà bạn đọc có thể tham khảo.

bài tập khởi ngữ

Bài 1: Tìm các khởi ngữ trong các câu sau đây.

a, Ông cứ vờ xem tranh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này khiến ông khổ tâm hết sức.

b, Đối với nó, vượt qua kì thi là niềm vui vô hạn.

c, Thời tiết, những ngày này mưa nắng thay đổi thất thường.

d, Về khoản tìm đường, chẳng ai bằng nó.

Đáp án:

a, Khởi ngữ: Điều này

b, Khởi ngữ: Đối với nó

c, Khởi ngữ: Thời tiết

d, Khởi ngữ: Về khoản tìm đường

Lời giải:

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ như về, còn, đối với,…
Các thành phần được xác định là khởi ngữ trong các câu trên đều thỏa mãn các dấu hiệu nhận biết khởi ngữ.

Bài 2: Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ.

a, Tôi đã mua cuốn tiểu thuyết này lâu rồi.

b, Em chỉ biết suốt ngày đi chơi.

c, Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.

d, Người thông minh nhất là lớp nó.

Đáp án:

a, Về cuốn tiểu thuyết này, tôi đã mua lâu rồi. Hoặc Cuốn tiểu thuyết này thì tôi đã mua lâu rồi.

b, Đi chơi, em chỉ biết suốt ngày đi chơi.

c, Về khoản thông minh, nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. Hoặc Thông minh thì nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.

d, Về mặt thông minh, người thông minh nhất là lớp nó. Hoặc Thông minh nhất lớp thì chính là nó.

Lời giải:

Để chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ, ta có thể dùng các cách sau:

  • Thêm các quan hệ từ như về, với, đối với,… trước bộ phận muốn làm khởi ngữ.
  • Thêm trợ từ “thì” sau bộ phận muốn làm khởi ngữ.
  • Đặt dấu phẩy sau bộ phận muốn làm khởi ngữ.

Các câu được chuyển theo các cách trên đều giúp nêu bật được chủ đề của sự việc hoặc ý muốn nhấn mạnh của người nói.

Bài 3: Chọn từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống để hoàn thành câu có khởi ngữ

a, … là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích

A. Giả thiết

B. So sánh

C. Đối chiếu

D. Tổng hợp

Đáp án: D

Lời giải:

  • Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích để đưa ra kết luận hoặc nhận xét chung.
  • Giả thiết là một giả định chưa được kiểm chứng hay chứng minh.
  • So sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng để tìm ra điểm giống và khác nhau.
  • Đối chiếu là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng song song với nhau để so sánh hoặc phản biện.

Bài 4: Xác định khởi ngữ trong các câu sau và nêu tác dụng của khởi ngữ trong câu

a, Về mặt thể chất, anh ấy không có gì nổi bật.

b, Còn với tôi thì tôi xin chịu.

c, Về việc buổi thuyết trình sắp tới, các em có thể liên hệ với giáo viên để trao đổi những vấn đề còn chưa rõ.

d, Thời gian thì không ai có thể níu kéo được.

Đáp án:

a, Khởi ngữ: Về mặt thể chất. Tác dụng: Nhấn mạnh vào bộ phận thể chất của anh ấy.

b, Khởi ngữ: Còn với tôi. Tác dụng: Nhấn mạnh vào ý kiến của tôi.

c, Khởi ngữ: Về việc buổi thuyết trình sắp tới. Tác dụng: Nêu bật chủ đề của việc buổi thuyết trình.

d, Khởi ngữ: Thời gian. Tác dụng: Nêu bật chủ đề của thời gian.

Trên đây là những thông tin về thành phần khởi ngữ, dấu hiệu nhận biết cũng như công dụng của khởi ngữ. Hy vọng bài viết này đã hữu ích với bạn. Đừng quên Like & Share để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.