Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Một sự kiện làm rung chuyển cả Lầu Năm Góc và toàn bộ nước Mỹ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, quân và dân đã đứng lên, tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và giành được thắng lợi vẻ vang. Đây chính là một nốt son chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Cách mạng Việt Nam nói chung và quân dân miền Nam nói riêng. Để hiểu thêm về sự kiện lịch sử này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của BachkhoaWiki nhé!

Nguyên nhân dẫn đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Vào tháng 3 năm 1965, Mỹ tiến hành đưa quân viễn chinh Mỹ cùng quân Đồng minh trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam, chính thức mở ra một cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân với quy mô và cường độ lớn chưa từng có trong lịch sử. Với việc chuyển sang thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ, Mỹ tuyên bố sẽ đàn áp quân Giải phóng miền Nam trong vòng 18 tháng bằng cách sử dụng hai gọng kìm “tìm – diệt” và “bình định nông thôn”.

Quân viễn chinh Mỹ tiến vào chiến trường miền Nam Việt Nam, mở ra cuộc Chiến tranh cục bộ
Quân viễn chinh Mỹ tiến vào chiến trường miền Nam Việt Nam, mở ra cuộc Chiến tranh cục bộ

Đứng trước nguy cơ phải đối đầu với cường quốc số một thế giới, không chỉ Việt Nam mà cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đều nhận thấy rằng đây quả thực là một vấn đề hết sức nan giải.

Tình hình chiến trường lúc bấy giờ cũng khiến quân và dân ta phải đau đầu vì tương quan lực lượng hết sức chênh lệch, vũ khí chiến đấu của quân đội Việt Nam cũng còn lạc hậu và kém hiện đại hơn Mỹ rất nhiều. Do vậy, tinh thần chiến đấu của lực lượng cách mạng từ đó cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Trước những âm mưu và thủ đoạn đáng gờm của Mỹ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, đã hô vang khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Câu nói này đã trở thành mục tiêu, lẽ sống và hình thành nên ý chí quyết đấu mạnh mẽ cho nhân dân cả nước. Đặc biệt, đối với quân và dân ở miền Nam, khẩu hiệu “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” cũng trở nên phổ biến ở khắp các tỉnh thành.

Khi quân Mỹ ồ ạt kéo vào miền Nam, thay vì phòng ngự chống đỡ, quân nhân Việt Nam đã chủ động tiến công vào các đơn vị đóng quân của địch để tìm hiểu tình hình thực tế của quân đội Mỹ, nhằm đưa ra các chiến lược chiến đấu phù hợp.

Không phụ lòng mong mỏi cả nước, ngay trong năm 1965, Quân giải phóng miền Nam đã nhanh chóng giành được thắng lợi trên nhiều mặt trận như Núi Thành (3-1965), Vạn Tường (8-1965) và chiến dịch Plây-me (11-1965)…

Chiến thắng Vạn Tường mùa hè năm 1965 - Đòn phủ đầu quân viễn chinh Mỹ
Chiến thắng Vạn Tường mùa hè năm 1965 – Đòn phủ đầu quân viễn chinh Mỹ (Ảnh tư liệu)

Quán triệt sâu sắc tinh thần của Nghị quyết Trung ương 12, Trung ương Cục miền Nam và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã đưa ra những chiến lược đúng đắn, lãnh đạo quân và dân miền Nam tiếp tục tiến lên giành thêm những thắng lợi hết sức vẻ vang. Điều này đã tiếp thêm động lực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Đến tháng 6 năm 1967, sau nhiều lần tìm hiểu quân địch, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã tính toán và lập kế hoạch cho một trận đánh quyết liệt, hứa hẹn sẽ gây nên “một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị”, buộc ông lớn Hoa Kỳ phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam.

Theo đó, quân và dân ta cần tranh thủ chớp lấy thời cơ trước khi bước sang năm 1968, nếu không, cách mạng miền Nam sẽ gặp bất lợi lớn bởi sự ảnh hưởng của dư luận Mỹ sẽ khiến quân địch dốc hết toàn lực để phá vỡ thế bế tắc và kết thúc chiến tranh theo cách Mỹ muốn.

Mặt khác, trong thời gian này, nước Mỹ sắp sửa bước vào cuộc bầu cử Tổng thống mới, do đó, với những mâu thuẫn chính trị đang được đẩy lên cao sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho quân đội ta thực hiện tấn công.

Tháng 12 – 1967, Bộ Chính trị đã họp và quyết định tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, hòng giành được thắng lợi quyết định cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Chủ trương tấn công từ khi nào?

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14, vào tháng 1 năm 1968, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm chuyển hướng cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang một một thời kỳ mới – thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định.

Để thực hiện được chiến lược đó, Đảng ta xác định, nhiệm vụ trọng đại và cấp bách lúc bấy giờ chính là: “Động viên những nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định”.

Hội nghị lần 14 của Ban chấp hành Trung ương Đảng - nơi quyết đinh Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Hội nghị lần 14 của Ban chấp hành Trung ương Đảng – nơi quyết định cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Mục tiêu chiến lược của Cuộc Tổng tiến quân và nổi dậy là tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân; tiêu diệt một phần quan trọng về cả sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, làm cho quân Mỹ không thực hiện được các nhiệm vụ chính trị và quân sự của chúng ở Việt Nam.

Từ đó, làm lung lay và đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán kết thúc xâm lược miền Nam, trả lại hòa bình cho miền Bắc.

Về phía ta, mục tiêu chiến lược hàng đầu đó là bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giành lại độc lập, dân chủ, hòa bình ở miền Nam và tiến tới thống nhất đất nước.

Đảng ta cũng nhận định rằng: “Cuộc Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa sắp tới sẽ là một giai đoạn, một quá trình tiến công chiến lược rất mãnh liệt và phức tạp”, do đó thời gian để kết thúc giai đoạn này sẽ phụ thuộc và sự cố gắng của quân và dân ta, lẫn sự đối phó của địch.

Tuy nhiên, trong trường hợp địch chuyển từ thế chủ động sang thế bị động và rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” về mặt chiến lược thì “những cố gắng chủ quan và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của ta có tác dụng quyết định trực tiếp”.

Để rút ngắn thời gian của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Bộ Chính trị quyết định: Một mặt, phải “sử dụng tốt nhất lực lượng vũ trang của ta, căng địch ra khắp các chiến trường, phải biết điều động lực lượng quân sự của địch ra các chiến trường quan trọng, sử dụng những quả đấm mạnh đánh quỵ các binh đoàn chủ lực của địch, đồng thời biết kịp thời phản công tiêu diệt địch, bẻ gãy các cuộc phản công của chúng”. 

Mặt khác, “đòn chính của ta là phải nhằm vào các đô thị quan trọng, kết hợp lực lượng xung kích về quân sự với lực lượng chính trị của quần chúng ở các đô thị và những vùng nông thôn kế cận vùng dậy đánh sập các cơ quan đầu não của Mỹ – ngụy, đánh phá các hậu cứ của địch, các cơ sở hậu cần, các trung tâm thông tin, phương tiện giao thông vận tải chiến lược của địch là những yếu tố vật chất không thể thiếu được trong bản thân sức mạnh của quân đội chính quy và hiện đại của Mỹ. 

Đồng thời, “kêu gọi binh lính địch đứng lên phản chiến cùng nhân dân khởi nghĩa. Đó là đòn ác liệt nhất, đánh vào óc, tim, mạch máu của địch, cũng là cách tốt nhất để phối hợp ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược, để tiêu diệt nhiều nhất sinh lực địch, làm sập chỗ dựa chính trị của địch và đè bẹp ý chí xâm lược của chúng”.

Diễn biến của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy

Từ ngày 12 – 27/01/1968, quân đội ta đã liên quân với Lào thực hiện kế hoạch nghi binh, căng kéo lực lượng địch bằng cách mở chiến dịch giải phóng Nậm Bạc (Thượng Lào). Chiến thắng Nậm Bạc đã tạo tiền đề và phối hợp nhịp nhàng với cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 trên chiến trường miền Nam Việt Nam.

Đồng thời, vào ngày 20 tháng 1, chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh cũng được mở ra, hòng đánh lạc hướng và làm tiêu hao lực lượng địch, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường khác nổi dậy và tấn công.

Vào lúc giao thừa đã điểm theo lịch của miền Bắc (29/01), ta bắt đầu mở cuộc tiến công địch tại sân bay Nha Trang (Khánh Hòa).

Một ngày sau, từ 0h30′ đến 1h15′ (giao thừa theo lịch miền Nam), quân đội ta đồng loạt tấn công ở các khu vực bị Mỹ chiếm đóng và đóng quân như: thị trấn Tân Cảnh, thị xã Kon Tum (Kon Tum), thị xã Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), thị xã Pleiku (Gia Lai), thành phố Quy Nhơn (Bình Định), thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An, …

Có thể thấy rằng, lúc này, cả dài đất miền Trung thân yêu của Việt Nam đều đứng lên nổ súng tấn công quân đội Mỹ.

Cũng trong hai ngày này, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã diễn ra trên khắp các địa bàn tỉnh, thành phố ở miền Nam, trọng điểm nhất là Sài Gòn – Gia Định – trung tâm đầu não chỉ huy toàn bộ bộ máy điều hành chiến tranh Mỹ – Ngụy tại miền Nam nước ta.

Để bảo vệ vùng đất quan trọng này, Mỹ – Ngụy đã tiến hành tổ chức một hệ thống phòng thủ vô cùng vững chắc với một lượng lớn binh lính theo nhiều tầng, nhiều lớp.

Quân giải phóng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân 1968
Quân giải phóng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân 1968

Ngay từ phút đầu nổ súng, quân đội ta đã đồng loạt đánh vào các cơ quan đầu não, những mục tiêu mang tính chiến lược như: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tư lệnh Hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài Phát thanh, tòa Đại sứ Mỹ.

Đặc biệt, trong trận đánh tại tòa Đại sứ quán Mỹ, trong vòng hơn 6 tiếng đồng hồ, chỉ với 17 chiến sĩ biệt động, quân ta đã giành thắng lợi trước lực lượng quân cảnh, lính dù của địch, gây nên một tiếng vang lớn làm chấn động nước Mỹ.

Đồng thời, với lực lượng biệt động, các tiểu đoàn mũi nhọn trang bị gọn nhẹ, các căn cứ quân sự, trụ sở quân đội và các chính quyền Sài Gòn tại các tỉnh: Biên Hòa, Long An,… cũng bị ta tấn công.

Vào lúc 22 giờ 33 phút ngày 31 tháng 01, quân đội ta tiến hành nổ súng tại thành phố Huế – một căn cứ hết sức quan trọng của quân đội Mỹ. Tính đến ngày 24/02, quân và dân ta tiêu diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã hàng chục nghìn tên địch; bắn rơi và phá hỏng hàng loạt chiếc máy bay, tàu chiến, xe quân sự và giải phóng hơn 210.000 người dân, 20 xã, 271 thôn, đồng thời, có 200 thôn đã được thành lập chính quyền.

Để có một cái nhìn rõ ràng hơn về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, hãy theo dõi các thước phim về cuộc chiến tranh này nhé. (Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968).

Kết quả của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mang ý nghĩa rất to lớn, làm đảo lộn cục diện chiến tranh xâm lược Việt Nam của siêu cường quốc hàng đầu thế giới – Mỹ.

Chỉ trong một thời gian ngắn, quân và dân ta đã tiêu diệt 147.000 tên địch (có 43.000 tên Mỹ), hơn 20.000 quân Ngụy đã phải đào ngũ và rã ngũ.

Số lượng máy bay địch bị ta bắn rơi và phá hủy lên tới 2.370 chiếc, phá hủy đến 1.700 xe tăng và xe bọc thép, 350 pháo, 230 tàu, xuồng và 1.368.000 tấn vật tư chiến tranh.

Tổng thiệt hại chiếm đến 34% số vật tư dự trữ của Mỹ tại Việt Nam. Ngoài ra, quân đội Việt Nam cũng đã bức rút, bức hàng trên 700 đồn bót, giải phóng thêm 1.000 thôn, ấp và 1.2000.000 dân.

Có thể thấy rằng, đây là lần đầu tiên, tại mặt trận miền Nam Việt Nam, Mỹ phải chịu nhiều thất bại nặng nề và tổn thất lớn lao đến như vậy. Chính quyền Mỹ – Ngụy từ trung ương cho đến địa phương đều bị lũng đoạn và tan vỡ theo nhiều mức độ khác nhau.

Sau những đòn phản công chí mạng của quân và dân ta, ngày 31/03/1968, Tổng thống Mỹ Johnson buộc phải đứng lên tuyên bố 3 điểm:

  • Đơn phương ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
  • Nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.
  • Không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2.

Điều này được xem là sự công nhận đầu tiên và đầy đủ nhất của nước Mỹ về sự thất bại nặng nề của chiến lược “chiến tranh cục bộ” trong chiến tranh xâm lược tại Việt Nam.

Bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968,  ta đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, tạo ra một cục diện, một thế trận chiến tranh mới và điều kiện thuận lợi cho các cuộc nổi dậy và tiến công giải phóng dân tộc sau này.

Ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân miền Nam được diễn ra theo đúng chủ trương, kế hoạch mà Đảng đề ra đã giáng một đòn bất ngờ và quyết liệt vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” nói riêng và ý chí xâm lược của Mỹ nói chung.

Sau “Đồng khởi” năm 1960, đây được xem là một sự kiện là rúng động toàn nước Mỹ, làm nên mốc son chói lọi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Đồng thời, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 còn giúp mở ra chuỗi thắng liên tiếp của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Không chỉ là đòn quyết định buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 còn mang ý nghĩa là cuộc diễn tập với quy mô lớn cho sự kiện lịch sự giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước được diễn ra vào mùa Xuân 1975.

Chiến thắng oanh liệt của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã trở thành biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khí phách kiên cường, sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh;

Đồng thời đánh dấu bước phát triển to lớn trong cả khâu tổ chức lẫn học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam để phát động nên một cuộc tiến công bất ngờ và đồng loạt trên khắp chiến trường rộng lớn vào các sào huyệt của địch.

Bài học lịch sử từ cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Với sự oanh tạc trên mọi mặt trận, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, những bài học lịch sử rút ra từ sự kiện này được đánh giá là vô cùng quý báu, đồng thời, còn tạo nền tảng vững chắc cho các cuộc tiến công sau này của dân tộc ta.

Sự kiện Xuân Mậu Thân 1968 đã vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin một cách triệt để và thành công. Kiên định với mục tiêu độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội đã giúp ta kịp thời đề ra các phương án và chiến lược phù hợp trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc cùng trí tuệ sáng tạo tuyệt vời trong nghệ thuật quân sự đã giúp dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

Sự vận dụng này đã giúp tạo nên hình thức tổ chức đấu tranh gọn nhẹ, bí mật, nằm trong dân, hòa với dân, đặc biệt là luôn ở trong trạng thái ở trong lòng địch. Lực lượng biệt động với cách đánh thông minh, táo bạo đã làm nên một chiến lược không thể nào hiệu quả hơn.

Việc xác định dân là chỗ dựa vững chắc, đồng thời, biết kết hợp chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô song của nhân dân, từ Bộ thống soái tối cao cho đến đông đảo quân chúng đã làm nên một sức mạnh phi thường, một chiến công hiển hách giúp ta đánh đổ được thế lực thù địch lớn mạnh nhất thế giới.

Với phương châm: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” đã giúp quân đội Việt Nam bám sát được thực tiễn chiến tranh, từ đó, lập nên kế hoạch chiến đấu tránh được các khuyết điểm, nhằm giành được những thắng lợi vẻ vang và trọn vẹn.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa quân sự và chính trị – ngoại giao, cộng với việc tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình thế giới đã tạo điều kiện cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta hừng hực khí thế, ngược lại, khiến cho quân địch lại rơi vào thế bị chính người dân nước mình biểu tình phản đối.

Những hình ảnh về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Để hình dung rõ hơn về độ khốc liệt và tinh thần, ý chí quyết đấu kiên cường, mãnh liệt của quân đội Việt Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, hãy cùng đón xem những hình ảnh được ghi lại trong trận chiến lịch sử này nhé.

Bộ đội hành quân trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Bộ đội hành quân trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Quân giải phóng, lực lượng biệt động, đặc công nhận nhiệm vụ và tuyên thệ
Quân giải phóng, lực lượng biệt động, đặc công nhận nhiệm vụ và tuyên thệ
Quân giải phóng truy kích địch trong trận tiến công ngày 2-1-1968 tại khu vực Bà Chiêm, Tây Ninh
Quân giải phóng truy kích địch trong trận tiến công ngày 2-1-1968 tại khu vực Bà Chiêm, Tây Ninh
Trận Bà Chiêm, Tây Ninh, ngày 2-1-1968, quân giải phóng đã tiêu diệt tểu đoàn 3, lữ 1, sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ. (Ảnh tư liệu TTXVN)
Trận Bà Chiêm, Tây Ninh, ngày 2-1-1968, quân giải phóng đã tiêu diệt tểu đoàn 3, lữ 1, sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ
Quân đội ta tiến vào thành nội Huế Tết Mậu Thân, ngày 2-2-1968
Quân đội ta tiến vào thành nội Huế Tết Mậu Thân vào ngày 2-2-1968
Nữ du kích Dầu Tiếng trong những ngày Tổng tiến công và nổi dậy 1968. (Ảnh tư liệu TTXVN)
Nữ du kích Dầu Tiếng trong những ngày cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Vào lúc 6 giờ 15 phút ngày 31-1-1968, lá cờ của Liên minh các lực lượng dân chủ và Hoà bình Việt Nam được kéo lên cột cờ toà Tỉnh trưởng Thừa Thiên-Huế
Vào lúc 6 giờ 15 phút ngày 31-1-1968, lá cờ của Liên minh các lực lượng dân chủ và Hoà bình Việt Nam được kéo lên cột cờ tòa Tỉnh trưởng Thừa Thiên – Huế
Xe tăng Mỹ bị quân giải phóng đánh, chiếm những ngày đầu 1968
Xe tăng Mỹ bị quân giải phóng đánh, chiếm những ngày đầu năm 1968
Đồng bào huyện Châu Thành, Tây Ninh tải đạn và lương thực ra tiền tuyến (1968)
Đồng bào huyện Châu Thành, Tây Ninh tải đạn và lương thực ra tiền tuyến (1968)
Quân giải phóng chiếm lĩnh các cơ quan đầu não của địch tại Quận 5
Quân giải phóng chiếm lĩnh các cơ quan đầu não của địch tại Quận 5
Quân giải phóng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân 1968
Quân giải phóng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân 1968
Khung cảnh tang thương bao trùm trong Chiến dịch mùa xuân năm 1968
Khung cảnh tang thương bao trùm trong Chiến dịch mùa xuân năm 1968
Khung cảnh hoang tàn ở khu vực cuối đường Đồng Khánh
Khung cảnh hoang tàn ở khu vực cuối đường Đồng Khánh
Hình ảnh những ngôi làng ở Việt Nam trong Cuộc nổi dậy và tiến công Tết Mậu Thân 1968
Hình ảnh những ngôi làng ở Việt Nam trong Cuộc nổi dậy và tiến công Tết Mậu Thân 1968

Xem thêm:

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta mà BachkhoaWiki đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm phần nào về lịch sử của kháng chiến chống giặc, giữ nước của nhân dân Việt Nam.