4P trong marketing là gì? Các bước phát triển 4P trong marketing mix

4P trong marketing là gì? Cách vận dụng 4P trong các lĩnh vực khác nhau và chiến lược phát triển của 4P trong marketing mix sẽ được BachkhoaWiki giải đáp trong bài viết dưới đây.

4P trong marketing

4P trong marketing là gì?

Marketing mix là gì?

4P trong marketing

Marketing mix hay marketing tổng hợp là thuật ngữ nhằm chỉ phương thức truyền thông tập hợp các công cụ tiếp thị được các công ty, nhãn hàng vận hành để đáp ứng mục tiêu quảng bá sản phẩm trên thị trường.

Ban đầu, Marketing mix phát triển dựa trên giá trị cốt lõi từ mô hình marketing 4P (Product, Price, Place, Promotion). Về sau, để đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi không ngừng nghỉ của thị trường thì mô hình này đã được nâng cấp thành marketing 7Ps.

Theo đó 3P còn lại được bổ sung vào lần lượt là Process (Quy trình), People (con người), Physical Evidence (bằng chứng vật lý).

4P trong marketing là gì?

4P trong marketing

Product

Yếu tố sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo sản xuất ra dòng sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Để làm được điều này, bước khảo sát thị trường và nhận diện insight khách hàng phải được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ và tối ưu.

Price

Price là yếu tố giá cả. Đây là yếu tố duy nhất trong chiến lược 4P giúp mang lại lợi nhuận và giá trị về cho doanh nghiệp.

Để xây dựng một chiến lược giá cả hợp là cả một bài toán nan giải đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong một thị trường biến đổi liên tục hằng ngày như hiện nay.

Yếu tố giá đòi hỏi doanh nghiệp phải có những phân tích về hành vi mua sắm của khách hàng cũng như đặc trưng, phân khúc giá của công ty đối thủ.

Chính vì thế, mà không ít các thủ thuật đã được doanh nghiệp sáng tạo ra nhằm vừa có thể đảm bảo được giá trị mà mình mang lại cho tệp khách hàng tiềm năng, vừa thu hồi lợi nhuận tối đa nhất có thể.

Place

Place là thuật ngữ chỉ yếu tố phân phối. Yếu tố này tập trung giúp doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình về đúng nơi, đúng số lượng dựa trên tính sẵn có của thị trường để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Các điểm các quan tâm trong yếu tố này bao gồm:

  • Địa điểm;
  • Hậu cầu;
  • Kênh phân phối;
  • Thị phần;
  • Mức độ phục vụ khách hàng.

Promotion

Promotion là thuật ngữ chỉ yếu tố xúc tiến. Yếu tố này đòi hỏi chiến lược về truyền thông, quảng bá sản phẩm. Những công cụ tiếp thị này thường bao gồm:

  • Quảng cáo;
  • Catalog;
  • Banner, poster,…
  • Quan hệ công chúng;…

Hoạt động xúc tiến sẽ giúp “đánh bóng” tên nhãn hàng, thương hiệu và rút ngắn khoảng cách “chạm nhau” giữa doanh nghiệp và tệp khách hàng tiềm năng.

4P trong marketing cái nào quan trọng nhất?

4 yếu tố trong mô hình 4P đều có sự tương trợ nhất định giành cho nhau.

Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết cho sự thành công của mô hình chính là Product (Sản phẩm), bởi nó ảnh hưởng đến định hướng phát triển của 3P còn lại.

4P marketing trong các lĩnh vực khác nhau

4P trong marketing du lịch

4P trong marketing

4P trong lĩnh vực du lịch sẽ tập trung vào việc phát triển các chuỗi dịch vụ, sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, thư giãn, và nghỉ dưỡng của khách hàng.

Việc định giá các tour du lịch sẽ phải được nghiên cứu và vạch ra chiến lược khôn ngoan dựa trên nhu cầu, hành vi chi tiêu của từng phân khúc khách hàng khác nhau.

Ngày nay, yếu tố Place (phân phối) trong lĩnh vực du lịch chủ yếu là các kênh phân phối online hoặc trang web công ty.

Bên cạnh đó việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng được đẩy mạnh trên các nền tảng mạng xã hội thông qua hình thức quay quảng cáo review hoặc các bài viết đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu thông qua trải nghiệm thực tế của khách hàng,…

4P trong marketing khách sạn

4P trong marketing

Sản phẩm chủ yếu mà dịch vụ khách sạn tập trung vào chính là buồng phòng, dịch vụ ăn uống, phòng tiệc, hội nghị, tiện ích giải trí, spa, dịch vụ giặt ủi, hỗ trợ đưa, đón khách,…

Yếu tố Price (giá cả) là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của khách sạn.

Thông thường, việc nghiên cứu để đưa ra mức giá phù hợp với từng gói dịch vụ sẽ được khách sạn nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên tính có sẵn của thị trường.

Bên cạnh đó, yếu tố Place (phân phối) thường là nơi gần trung tâm thành phố, hoặc gần khu vui chơi, giải trí.

Ngày nay, yếu tố Promotion (xúc tiến, quảng bá dịch vụ) trong 4P đối với lĩnh vực khách sạn thường rất đa dạng, tuy nhiên, phần lớn hình thức quảng cáo trên các trang OTA (Online Travel Agent) thường mang lại hiệu quả tối ưu hơn hết.

4P trong marketing nhà hàng

4P trong marketing

Production (sản phẩm) mà lĩnh vực nhà hàng thường cung cấp chính là dịch vụ ăn uống với menu đa dạng, phong phú và đáp ứng được đúng nhu cầu và mong đợi của tệp khách hàng tiềm năng.

Price (giá cả) trong lĩnh vực này cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Chính vì thế, một chiến lược giá khôn ngoan sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng chiếm được vị thế dẫn đầu.

Thông thường, nhiều chuỗi nhà hàng thường chọn cung cấp các combo ăn uống với giá ưu đãi để thu hút chuỗi khách hàng tiềm năng.

Place (phân phối) trong lĩnh vực nhà hàng thường là những nơi gần trung tâm thành phố hoặc các điểm tham quan, du lịch.

Đối với yếu tố Promotion (quảng bá, xúc tiến), các nhà hàng hiện nay thường chọn hình thức quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội cũng như trên chính trang web của mình.

Ngoài ra, hình thức quảng bá thương hiệu trên những ứng dụng đặc thù dành riêng để review dịch vụ ăn uống như Foody, ShopeeFood,… cũng được đẩy mạnh.

4P trong marketing thương mại điện tử

4P trong marketing

Thị trường điện tử đã và đang dần bùng nổ trong những năm gần đây. Với tính cạnh tranh khốc liệt, các công ty điện tử buộc phải đảm bảo được chất lượng và cả tính đặc trưng, độc quyền của sản phẩm.

Bên cạnh đó, yếu tố giá cả cũng là một trong những chìa khóa quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Chiến lược giá thường sẽ được nghiên cứu và phân tích một cách khôn ngoan để thu hút được tệp khách hàng tiềm, trong đó nổi trội là hình thức đưa ra giá ưu đãi trong một số thời điểm vàng của năm.

Yếu tố Place (phân phối) đối với lĩnh vực điện tử thường là những thị trường tiềm năng, nơi có mức cầu lớn.

Cùng với đó, việc bán sản phẩm trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… cũng đang được đẩy mạnh tại các công ty điện tử.

Promotion (xúc tiến) trong lĩnh vực điện tử thường là hình thức quảng cáo trên chính website của mình, hoặc trên các nền tảng mạng xã hội.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn chọn hình thức phát tờ rơi để có thể chạm đến phân khúc khách hàng trung niên.

4P trong marketing dịch vụ logistics

4P trong marketing

Yếu tố Product trong logistics sẽ tập trung vào những sản phẩm hoặc gói dịch vụ hậu cần, cung ứng, giúp vận chuyển hàng hóa từ tay người mua đến tay người bán.

Yếu tố Price (giá cả) đối với trong lĩnh vực logistics là điều kiện quyết định tính cạnh tranh của các công ty hậu cần trên thị trường.

Việc tối ưu hóa các thủ tục giấy tờ và quá trình vận chuyển với gói giá cả hợp lý, phải chăng sẽ giúp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ của các sàn thương mại điện tử thì phí ship là một trong những sự quan tâm hàng đầu của khách hàng trong hành vi mua sắm online.

Việc phân phối của ngành logistics phần lớn tập trung vào để giải quyết bài toán rút ngắn thời gian giao hàng, tối giản hóa các khâu giấy tờ xuất nhập cảnh.

Các doanh nghiệp, công ty logistics hiện nay chủ yếu chọn hình thức xúc tiến, quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua mạng Internet, cụ thể là trên website chính của công ty hoặc chạy quảng cáo trực tuyến trên nhiều nền tảng mạng xã hội.

4P trong marketing quốc tế

4P trong marketing

4P trong marketing quốc tế thường được sử dụng trong chiến dịch truyền thông tại các công ty xuất nhập khẩu hoặc tập đoàn đa quốc gia.

Tiêu chuẩn hóa sản phẩm (Product) trong marketing quốc tế là vô cùng quan trọng.

Doanh nghiệp cần phải đảm bảo dòng sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu khách hàng và phù hợp với văn hóa tại thị trường mục tiêu.

Chiến lược định giá (Price) trong marketing quốc tế cần được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố liên quan đến dịch vụ logistics, đặc biệt là giấy tờ thông quan.

Địa điểm phân phối (Place) đối với từng thị trường mục tiêu sẽ có sự khác nhau nhất định.

Thông thường, các công ty xuất nhập khẩu hoặc tập đoàn đa quốc gia sẽ chọn các siêu thị, trung tâm mua sắm làm nơi phân phối chính.

Chiến lược xúc tiến, quảng bá thương hiệu (Promotion) trong marketing quốc tế sẽ thường mang nội dung đa dạng, phong phú và được nghiên cứu kỹ lưỡng để phù hợp với văn hóa tại thị trường mục tiêu.

Các doanh nghiệp thường chọn hình thức quảng cáo bằng các TVC, hoặc chạy chiến dịch quảng cáo trên các trang Ecommerce và mạng xã hội.

Một số case study trong chiến lược marketing 4P

4P trong marketing của Coca Cola

4P trong marketing

Chìa khóa quyết định sự thành của việc áp dụng 4P trong chiến lược marketing mix của hãng Coca Cola sự sáng tạo, biến đổi, cập nhật liên tục phù hợp với từng dòng sản phẩm với từng thị trường mục tiêu khác nhau.

  • Product (Sản phẩm)

Coca Cola đã tập trung phát triển dòng sản phẩm chủ lực của mình chính là thức uống có ga trong những năm đầu mới hoạt động.

Sau khi đã tạo nên tiếng vang nhất định với thương hiệu nước uống có ga số 1 thế giới.

Coca Cola đã bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mẫu mã đẹp mắt cùng nhiều hương vị như Fanta, Sprite, Minute Maid, Nestea,…

  • Price (giá cả)

Nhờ vào sự đa dạng của sản phẩm mà giá bán của Coca Cola cũng vô cùng phù hợp với từng phân khúc khách hàng tại thị trường mục tiêu.

Điều đặc biệt, mỗi loại thức uống của Coca Cola đều có chiến lược giá cả khác nhau.

  • Place (Phân phối)

Coca Cola đã chọn mô hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng ở bất kì phân khúc thị trường nào, kể cả nông thôn.

Chính điều này đã giúp Coca Cola dần chiếm lĩnh được nhiều thị trường mục tiêu.

Tính đến thời điểm hiện tại, thương hiệu Coca Cola đã chạm đến tay người tiêu dùng tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

  • Promotion (xúc tiến)

Chiến lược truyền thông của Coca Cola đã được xây dựng một cách khôn ngoan, đánh trực tiếp vào nhu cầu được công nhận của từng cá nhân là khách hàng của hãng.

Một ví dụ cụ thể là tại Việt Nam, trong các dịp lễ tết, Coca Cola thường có chiến dịch quảng bá thương hiệu bằng cách in một loạt những tên riêng nổi trội tại Việt Nam.

Hình thức quảng bá đầy tinh tế này đã thúc đẩy mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của khách hàng.

Bên cạnh đó, Coca Cola còn sử dụng trách nhiệm xã hội (CSA) của mình như một công cụ để quảng bá.

Thông qua việt truyền tải nhiều thông điệp tích cực, Coca Cola đã tạo nên hình ảnh một thương hiệu “là bạn của mọi nhà” vô cùng thành công trên từng  phân khúc thị trường khác nhau.

4P trong marketing của McDonald

4P trong marketing

  • Product (Sản phẩm)

McDonald đã tập trung phát triển đa dạng dòng sản phẩm thức ăn và thức uống có sẵn.

Sự đa dạng hóa trong menu của mình đã giúp McDonald đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường mục tiêu.

Trước đây, tương tự với Coca Cola, McDonald đã tập trung xây dựng thương hiệu với một món ăn nổi bật duy nhất chính là bánh mì kẹp thịt.

Về sau, khi đã có chỗ đứng nhất định, McDonald thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mẫu mã, hương vị khác nhau, bao gồm: bánh mì kẹp thịt và bánh mì sandwich; gà và cá; salad; đồ ăn nhẹ và sữa chua uống; đồ uống; món tráng miệng và món lắc; bữa sáng/Bữa sáng tất cả các ngày; McCafé…

  • Price (giá cả)

McDonald đã thành công trong việc đưa ra mức giá phù hợp với thị trường và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp dựa trên sự kết hợp khôn khéo giữa hai chiến lược bao gồm định giá gói và định giá theo tâm lý khách hàng.

Rất nhiều ưu đãi combo và discount với hóa đơn đạt hạn mức nhất định đã được xúc tiến và đẩy mạnh trong những năm qua.

  • Place (phân phối)

Các kênh phân phối mà McDonald tập trung vào chính là nhà hàng, cửa hàng, gần trung tâm thành phố hoặc địa điểm vui chơi, giải trí.

Ngoài ra, hiện nay, việc phân phối sản phẩm trên các app thương mại điện tử giao đồ ăn cũng đã được đẩy mạnh tại nhiều thị trường.

  • Promotion (Xúc tiến)

Mức độ phủ sóng của McDonald được đẩy mạnh bởi chiến dịch quảng bá thương hiệu thông qua nhiều hình thức đa dạng như banner, poster, hoặc các TVC quảng cáo trên các kênh truyền thông đại chúng.

Bên cạnh đó, McDonald còn rất thành công trong việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua hình thức tương tác thường xuyên trên các Fanpage mạng xã hội.

Các bước phát triển 4P trong marketing mix

4P trong marketing

Dưới đây là 6 bước để xây dựng và vận hành thành công một chiến lược marketing mix dựa trên mô hình 4P.

  • Bước 1: Xác định Điểm bán hàng độc nhất (Unique selling point).

Trong bước này, bạn cần xác định đâu là đặc trưng khác biệt trong sản phẩm mà chỉ doanh nghiệp của bạn mới có được. Và đặc trưng này đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu khách hàng.

  • Bước 2: Thấu hiểu khách hàng

Việc nắm vững tâm lý khách hàng là rất cần thiết để bạn có thể đưa ra giải pháp nhằm tăng tính nhận diện cho thương hiệu đối với tệp khách hàng mà mình hướng tới.

Bạn hoàn toàn có thể tối giản hóa việc này bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh tâm lý phân khúc khách hàng của mình chẳng hạn như:

  • Khách hàng của mình là ai? Khả năng tài chính ra sao, hành vi mua sắm của họ được quyết định bởi yếu tố nào?
  • Nỗi đau hay vấn đề khiến họ trăn trở là gì?
  • Mức độ kỳ vọng của khách hàng thường chú trọng vào mặt nào của sản phẩm?

Khi đã nắm vững tâm lý khách hàng, quá trình phân tích insight sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Từ đó, bạn có thể đưa ra chiến lược truyền thông cũng như cải thiện sản phẩm để phù hợp với nhu cầu nhóm khách hàng mục tiêu.

  • Bước 3: Tìm hiểu đối thủ

Việc tìm hiểu đối thủ, cụ thể là chính sách giá cả, chiến lược truyền thông sẽ giúp bạn biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ trên thị trường.

Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp của bạn trong quá trình lên kế hoạch, chiến lược để phát triển sản phẩm mới, một cách tối ưu và khả thi.

  • Bước 4: Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Thường xuyên đánh giá các kênh phân phối sau mỗi giai đoạn truyền thông của chiến dịch sẽ giúp bạn biết được hiệu quả thực tế mà mình đạt được.

Từ đó, có những sửa đổi phù hợp để thu về nhiều lợi nhuận hơn.

  • Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Việc thay đổi, sáng tạo liên tục trong tư duy truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng được với thị trường một cách kịp thời.

Chiến lược truyền thông cũng nên được cụ thể hóa đối với từng phân khúc khách hàng tại từng thị trường mục tiêu.

  • Bước 6: Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Ở bước này, bạn cần nhìn lại sự nhất quán giữa các yếu tố trên. Và chúng đã thật sự mang lại kết quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình hay chưa.

Khi nghiệm thu một chiến lược truyền thông bạn cần tập trung trả lời 2 câu hỏi:

  • Các kênh phân phối, kênh marketing có củng cố giá trị của sản phẩm hay không?
  • Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối được đề xuất?

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến 4P trong marketing. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy like và share để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.