Logistics là gì? Xu thế phát triển của ngành logistics ở Việt Nam

Logistics là một thuật ngữ phổ biến, được sử dụng nhiều tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về logistics cũng như hoạt động cụ thể của ngành này. Vậy logistics là gì? Cùng tìm hiểu với BachkhoaWiki ngay nhé.

Logistics là gì?

Nguồn gốc của chữ logistic

Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Hy Lạp, hiểu theo nghĩa Việt là “hậu cần”.

Logistics mang nghĩa là chuỗi cung ứng bao hàm tổng thể các hoạt động liên quan tới hàng hóa như: nhập kho, vận chuyển, lưu kho, đóng gói, bảo quản, làm thủ tục hải quan….

 Logistics là gì?

Lịch sử của logistic

Thuật ngữ logistics được biết đến đầu tiên từ các cuộc chiến tranh cổ đại của Hy Lạp và La Mã.

Tại thời điểm đó, những chiến binh có mang chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ điều phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo đầy đủ những điều kiện cần thiết cho quân sĩ hành quân an toàn từ vị trí này đến một vị trí khác.

Công việc “hậu cần” này mang ý nghĩa to lớn đến sự sống còn của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách tiêu diệt nguồn cung ứng của đối phương.

Quá trình thực hiện đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics.

 Logistics là gì?

Trong thế chiến thứ hai, vị thế của “logistics” càng được khẳng định. Chiến binh hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức.

Quân đội Mỹ đã đảm bảo cung ứng vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những mọi phương thức tối ưu.

Nhờ những ưu thế đã được thực hiện về công tác hậu cần mà quân Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. Tại thời điểm này, logistics đã dần trở nên phát triển hơn.

Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng ra đời và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã khá nhiều sự thay đổi mới để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh.

Logistic có phải là hậu cần?

Logistics có thể tạm dịch đơn giản đó là “hậu cần”, nhưng có lẽ đến nay Tiếng Việt chưa có thuật ngữ tương đương.

Chúng ta có thể xem từ logistics như một từ đã được Việt hóa. Tương tự như nhiều từ ngữ khác đã được chấp nhận như container, marketing…

Ý nghĩa của logistic trong kinh doanh

  • Các doanh nghiệp đã có thể phần nào giải  quyết được bài toán nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra của sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
  • Với logistics, doanh nghiệp sẽ giảm được các chi phí vận hành cũng như các chi phí vận chuyển từ đó đạt được hiệu quả cạnh tranh với các đối thủ khác.
  • Vai trò của logistics còn được thể hiện như là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp bằng cách chuyển những sản phẩm đến tay khách hàng nhanh nhất, từ đó làm thỏa mãn khách hàng.

Có không ít doanh nghiệp lớn trên thế giới đã phát huy được những hiệu quả của logistics, từ đó gây dựng và phát triển nên nhiều chiến lược logistics hiệu quả và đạt được những thành công lớn.

 Logistics là gì?

Ví dụ về dịch vụ logistics

Một ví dụ dễ thấy nhất đó là công ty May 10 – một công ty chuyên về sản xuất và phân phối quần áo khắp mọi miền trong và ngoài nước, giao hàng đến các đại lý bán buôn, bán lẻ, thu hồi sản phẩm hư hỏng, sale, promotion..v.v..

Những việc cơ bản họ phải làm hàng ngày là làm hợp đồng, đặt mua vải, chỉ, cúc, khóa, đinh, dây.v.v… ở trong, ngoài nước và sẽ ở nhiều nước, khu vực khác nhau (vì phụ kiện không thể mua hoàn toàn ở 1 nước, 1 thành phố vì sự chênh lệch giá cả, mẫu mã, chất lượng ở mỗi nơi sẽ chiếm ưu thế riêng…)

Vì thế chính lúc này công ty sẽ cần đến một bộ phận có thể giúp luân chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Có thể thấy công ty logistics sẽ xuất hiện ngay từ đây.

Hàng chuyển đến cảng đích rồi việc của công ty logistics lại tiếp tục làm thủ tục hải quan, chuyển hàng đến kho phân phối hoặc chuyển trực tiếp đến từng cửa hàng đặt sản phẩm hoặc đại lý bán hàng cho May 10v.v…

 Logistics là gì?

Công ty logistics có thể thu tiền, ghi lại báo cáo lượng hàng tiêu thụ, hàng tồn, hàng đổi, bảo hành, yêu cầu chuyển thêm hàng vào ngày mai… cho May 10 từ đây May 10 sẽ có những kế hoạch sản xuất, phân phối, khiếu nại…. và báo cho công ty vận tải chuyên vận chuyển, thị trường này đang cần những mặt hàng này, không cần tới hàng kia.

Phân loại logistic trong kinh doanh

Inbound logistic

Inbound logistics hay logistics đầu vào) bao gồm những toàn bộ hoạt động thu nhận nhận và lưu trữ nguyên nhiên vật liệu đầu vào từ nhà phân phối đến doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho các yếu tố đầu vào được cung cấp hiệu quả nhất về giá trị cũng như thời gian và toàn bộ những chi phí cho quá trình sản xuất.

Inbound logistics cần sự giám sát nghiêm ngặt trong toàn bộ quá trình để việc sản xuất diễn ra thuận lợi nhưng vẫn đạt được mức chi phí thấp nhất, hạn chế những rủi ro không đáng có nhất có thể.

Outbound logistic

Outbound logistics hay logistics đầu ra bao gồm các hoạt động như lưu trữ, phân phối sản phẩm đến tay người nhận (doanh nghiệp, nhà bán buôn, khách hàng…) sao cho mọi yếu tố như địa điểm, thời gian và chi phí đều được tối ưu.

Mục đích chính của quá trình này là nhằm tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đem về lợi nhuận tối đa nhất cho doanh nghiệp.

Reverse logistic

Reverse logistics hay logistics ngược thường bao gồm các hoạt động như thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu… có phát sinh sau quá trình phân phối sản phẩm, với mục đích tái chế hoặc xử lý.

Cơ hội trong ngành logistics

Năm 2018 tổng giá trị xuất nhập khẩu vượt 482 tỷ USD. Bên cạnh đó triển vọng đầu tư nước ngoài từ nhiều công ty nổi bật như Unilever, Nestle, Samsung… tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lớn mạnh của ngành logistics.

Nhà nước ta đã và đang triển khai kế hoạch quy hoạch và đầu tư phát triển cho khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong… tạo điều kiện cho hội nhập sâu trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cũng có nhiều điều thuận lợi như hệ thống giao thông đường bộ có các con đường quốc lộ và cao tốc nối liền các tỉnh, các vùng liên thông đến các cửa khẩu quốc tế với Lào, Campuchia; đường bờ biển trải dài hơn 2.000 km, và có nhiều cảng nước sâu…

Công nghệ thông tin chính là một trong những yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công và cơ hội phát triển hoạt động logistics tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu to lớn đó là khai thác thị trường quốc tế.

Logistics là gì? Xu thế phát triển của ngành logistics ở Việt Nam

Thách thức trong ngành logistics

Hơn 70% doanh nghiệp logistics có quy mô vốn vừa và nhỏ, 7% doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó chủ sở hữu vốn lớn tập trung chủ yếu là những doanh nghiệp đa quốc gia.

Những lao động trong nghề đang bị thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành logistics hầu như chưa qua đào tạo bài bản và cũng không đáp ứng được những chất lượng chuyên môn nghiệp vụ.

Logistics là gì? Xu thế phát triển của ngành logistics ở Việt Nam

Ngoài ra, theo tổ chức tư vấn SMC, có đến 45% công nghệ thông tin của doanh nghiệp cung cấp trong nước không đạt yêu cầu. Hạn chế về mặt công nghệ là một điểm yếu làm cho các doanh nghiệp trong nước không thể vươn lên thị trước quốc tế.

Thực trạng logistics tại Việt Nam

Logistics trong luật Việt Nam

Thuật ngữ logistics đã được ban hàng và chính thức sử dụng trong Luật thương mại 2005. Nhiều người hay gọi trêu đùa theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại nói rằng:

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Định hướng phát triển ngành logistic tại Việt Nam

Nhắc đến chiến lược dài hạn, hiệp hội đã đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng hỗ trợ, quan tâm nhiều hơn trong hoạch định chính sách có định hướng có liên quan đến ngành logistics. Thực hiện thêm nhiều văn bản luật nhằm hiện thực hóa Bộ luật thương mại về logistics.

Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền VIFFAS nên tổ chức cho ra mắt một tờ tạp chí riêng (tờ Việt Nam logistics là một ví dụ) để tạo nên các diễn đàn dành cho các thành viên muốn tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề thuộc về ngành nghề của mình…

Logistics là gì? Xu thế phát triển của ngành logistics ở Việt Nam

Về ngắn hạn các công ty, doanh nghiệp có thể thông báo về nhu cầu đào tạo, mời các chuyên gia kinh nghiệm đào tạo nội bộ doanh nghiệp.

Ngoài ra, các công ty nên tổ chức các chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về những hoạt động trong mỗi ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới để tăng sự hiểu biết cho sinh viên.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời câu hỏi logistics là gì. Hy vọng với bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu sâu hơn về ngành logistics. Thường xuyên theo dõi BachkhoaWiki để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.