Cấm vận là gì? Đằng sau lệnh cấm vận là gì? Ảnh hưởng của lệnh cấm vận đối với 1 đất nước

Với những người thường xuyên theo dõi các thông tin liên quan đến thời sự như tình hình chính trị hay kinh tế thì chắc hẳn đã không còn lạ lẫm gì với thuật ngữ cấm vận. Vậy cấm vận là gì? Những điều mà có thể bạn chưa biết về cấm vận sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của BachkhoaWiki. Cùng theo dõi nhé.

Cấm vận là gì?

Đầu tiên để trả lời cho câu hỏi cấm vận là gì thì hãy cùng với BachkhoaWiki đi sâu về khái niệm cũng như những thuật ngữ liên quan đến nó nhé.

Khái niệm cấm vận là gì?

Cấm vận hay còn được biết đến với khái niệm Biện pháp trừng phạt kinh tế là các hình phạt về thương mại và tài chính được áp dụng có mục tiêu bởi một hoặc nhiều quốc gia có quyền lực đối với một hoặc một nhóm quốc gia yếu thế hơn.

Cấm vận là gì

Các biện pháp trừng phạt kinh tế thường là phương pháp trừng phạt thường thấy bởi nó có ảnh hưởng rất lớn trong việc thay đổi đường lối chính trị cũng như xã hội, quân sự của nước nhỏ.

Quyền cấm vận là gì?

Một khái niệm mà nhiều bạn đang thắc mắc chính là quyền cấm vận là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu nhé.

Quyền cấm vận có thể hiểu là khi một quốc gia hoặc một tổ chức lớn có đủ quyền hạn để lập nên những lệnh cấm, quyết định hạn chế để áp đặt lên một nước khác.

Hàng cấm vận là gì?

Vậy hành cấm vận là gì? Hàng cấm vận có thể được hiểu đơn giản là những mặt hàng bị cấm di chuyển đến hoặc ra khỏi biên giới của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó.

Đó có thể là cấm buôn bán dầu mỏ, nông sản, thực phẩm, đồ gia dụng,… Tất cả những mặt hàng một khi đã bị cấm vận thì sẽ gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống người dân cũng như nền kinh tế của nước đó.

Mục đích của cấm vận là gì?

Biện pháp trừng phạt kinh tế được sử dụng nhằm mục đích để tăng sức ép về  chính trị, nhằm buộc nước bị cấm vận phải thay đổi chính sách kinh tế, chính sách chính trị của mình.

Việc gây khó khăn cho các nước khác trên các lĩnh vực bị cấm vận cũng như các lĩnh vực có liên quan chính là một trong những mục đích khi ban hành lệnh trừng phạt.

Đi cùng với cấm vận là những ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế của nước đó với những quốc gia khác về kinh tế cũng như chính trị văn hóa.

Mục đích của cấm vận là gì

Hậu quả của lệnh cấm vận là gì?

Với những nước lớn như Mỹ, Nga, Anh,… việc ban bố lệnh cấm vận đối với các nước nhỏ là một điều khá bình thường.

Mặc dù theo khái niệm thì các lệnh trừng phạt này chủ yếu nhắm vào giới lãnh đạo của các quốc gia bị ảnh hưởng, nhưng thực tế thì chính những người dân của đất nước đó mới là đối tượng bị tác động mạnh mẽ nhất.

Bởi lẽ, thực chất các biện pháp trừng phạt vốn dĩ là để làm cho nền kinh tế các nước bị cấm vận rơi vào khó khăn, cô lập,…

Từ đó, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cả đắt đỏ,…Tất cả những khó khăn đó khiến cho cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn.

Một số ví dụ điển hình về cấm vận

Để chứng minh cho sức ảnh hưởng của cụm từ cấm vận thì hãy cùng nhau điểm qua một số ví dụ điển hình sau đây nhé.

Cho những ai chưa biết thì vào năm 1960 lệnh cấm vận Cuba chính là cuộc chiến dài kỳ và không hiệu quả chống lại một hệ tư tưởng của Hoa Kỳ.

Lệnh cấm vận được thực hiện bắt đầu bằng việc hủy bỏ hạn ngạch xuất khẩu đường từ Cuba sang Mỹ. Các công ty thuộc nước thứ ba (đặc biệt là các ngân hàng) có thể bị Mỹ cấm vận nếu như họ kinh doanh ở Cuba.

Từ năm 2006, Mỹ lại tiếp tục khiến thế giới đứng ngồi không yên khi đưa ra lệnh cấm vận Triều Tiên. Lệnh trừng phạt diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên đẩy mạnh chương trình vũ khí hạt nhân trong suốt thập kỷ qua.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã áp đặt những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc sau sự kiện Bình Nhưỡng thử bom hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2/2013.

Các tổ chức và quan chức Triều Tiên có liên quan đến chương trình này bị cấm thị thực và đóng băng tài khoản, trong khi các nước thành viên UN bị cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa xa xỉ và vũ khí từ Triều Tiên. 

Và gần đây nhất là tuyên bố đóng băng tài khoản của các quan chức Nga đồng thời chính quyền Washington cũng công bố các biện pháp ngăn chặn Moscow huy động nguồn tiền mới từ các ngân hàng phương Tây, với việc cấm mua bán nợ của Nga kể từ ngày 1/3.

Tại sao Mỹ có thể cấm vận các nước?

Gần đây, việc Mỹ tuyên bố đóng băng tài sản của tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin và nhiều quan chức khác đã phần nào làm mọi người đặt ra câu hỏi tại sao Mỹ lại có thể cấm vận các nước khác? Câu trả lời sẽ có sau đây.

Dễ thấy, từ trước đến nay, Mỹ là một trong 5 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Thị trường tài chính của Mỹ là thị trường lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Tại sao Mỹ có thể cấm vận các nước

Mọi quốc gia đều muốn hợp tác với Mỹ để phát triển cũng như có được sự bảo hộ của ông lớn này. Điều này cũng đã vô hình chung tạo cho Mỹ quyền lực và sức ảnh hưởng vô cùng lớn.

Cũng chính từ đây họ bắt đầu lạm dụng các lệnh trừng phạt, cấm vận dưới danh nghĩa của Liên hợp quốc nhằm khẳng định vị thế cũng như chèn ép những nước yếu thế hơn phải đi đúng quỹ đạo của mình.

Xem thêm:

Bài viết trên đây đã bóc trần những điều mà những ông lớn trên thế giới không muốn bạn biết về câu hỏi cấm vận là gì? Nếu thấy hay thì đừng quên Like, Share và thường xuyên ghé thăm BachkhoaWiki để cập nhật những kiến thức thú vị hơn nữa nhé.