Tại sao ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau?

Trong bài 9 môn Địa lí lớp 6 có nhiều câu hỏi về các hiện tượng ngày đêm khác nhau. Tại sao ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau là một câu hỏi được nhiều người tìm kiếm và quan tâm nhất. Cùng BachkhoaWiki đi tìm lời giải đáp bạn nhé!

Tại sao ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau?

Ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau vì đường phân chia sáng tối luôn chia xích đạo thành 2 phần bằng nhau. Tất cả các ngày đều có giờ chiếu sáng là 12 giờ.

Vì vậy mà ngày và đêm bằng nhau khi ở xích đạo.

Tại sao ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau

Cụ thể ở vị trí xích đạo thì tất cả các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 đều có số giờ chiếu sáng là 12 giờ đồng hồ. Vào những ngày này thì mọi nơi trên Trái Đất đều có độ dài ngày và đêm đều bằng nhau.

Lúc này Trái Đất hướng cả hai nửa bán cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi trên Trái Đất có số giờ được chiếu sáng như nhau, tức là 12 giờ đồng hồ.

Và các địa điểm từ xích đạo về đến hai cực thì số giờ chiếu sáng ngày và đêm có sự chênh lệch nhau ngày càng lớn; cùng lúc đó góc chiếu sáng trong ngày cũng giảm dần.

Có thể nói rằng càng xa xích đạo thì sự chênh lệch ngày và đêm ngày càng nhiều. Lúc này Trái Đất hoạt động quanh Mặt Trời. Do trục Trái Đất nằm nghiêng, nó không đổi hướng trên quỹ đạo.

Vì vậy bán cầu Bắc và bán cầu Nam sẽ lần lượt ngả về phía Mặt Trời. Do đó, sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau tại mỗi bán cầu theo vĩ độ, sinh ra các hiện tượng những mùa trong năm.

Câu hỏi trắc nghiệm thường gặp có nội dung liên quan: Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ở hai cực

B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

C. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

D. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

Đáp án: C là đáp án đúng.

Dựa trên thông tin ở trên, có thể dễ dàng trả lời câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 này. Các địa điểm nằm trên xích đạo quan năm có ngày và đêm dài như nhau.

Một số câu hỏi liên quan khác trong SKG

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 29 SGK Địa lí lớp 6

Hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12. Từ phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm ở hai nửa câu.

Câu trả lời:

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau ở ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 được thể hiện như sau:

Ngày 22 tháng 6 Ngày 22 tháng 12
  • Nửa cầu Bắc sẽ nhận được ánh sáng nhiều hơn nửa cầu nam. Do đó nửa cầu Bắc có mùa nóng, nửa cầu Nam có mùa lạnh.
  • Nửa cầu Bắc có ngày dài, đêm ngắn. Ở nửa cầu Nam thì có ngày ngắn, đêm dài.
  • Tại xích đạo thì độ dài ngày và đêm bằng nhau.
  • Từ xích đạo đến 2 vòng cực thì độ dài ngày và đêm có mức chênh lệch tăng dần lên.
  • Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc thì không có đêm, từ vòng cực Nam đến cực Nam thì không có ngày.
  • Nửa cầu Nam được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Bắc. Do đó nửa cầu Nam có mùa nóng, nửa cầu Bắc có mùa lạnh.
  • Nửa cầu Bắc có ngày ngắn, đêm dài. Ở nửa cầu Nam thì có ngày dài, đêm ngắn.
  • Tại xích đạo thì độ dài ngày và đêm bằng nhau.
  • Tức xích đạo đến 2 vòng cực thì độ dài ngày và đêm  có mức chênh lệch tăng dần.
  • Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc thì không có ngày, từng vòng cực Nam đến cực Nam thì không có đêm.

Kết luận về hiện tượng ngày, đêm ở hai nửa cầu:

  • Ngoại trừ những địa điểm nằm trên đường xích đạo thì những nơi khác ở Trái Đất có độ dài ngày và đêm khác nhau.
  • Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau có ở hai nửa cầu.
  • Nửa cầu nào có mùa nóng thì có ngày dài, đêm ngắn và ngược lại, nửa cầu nào có mùa lạnh thì có ngày ngắn, đêm dài.

Câu 4 trang 29 SGK Địa lí lớp 6

Câu 3 trang 30 SGK Địa lí 6

Giải thích tại sao số ngày có độ dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực Bắc đến cực Bắc?

Câu trả lời:

Số ngày có độ dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực Bắc đến cực Bắc vì từ ngày 21/3 đến ngày 23/9, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, các địa điểm từ vòng cực Bắc đến cực Bắc đều nằm trước đường phân chia sáng tối.

Và chúng được Mặt Trời chiếu sáng, số ngày chiếu sáng sẽ tăng dần từ vòng cực Bắc đến cực Bắc.

Vì vậy số ngày có độ dài suốt 24 giờ tăng từ vòng cực Bắc đến cực Bắc.

Với những thông tin trên, bạn đã hiểu được tại sao ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau rồi phải không nào. BachkhoaWiki tin rằng, với gợi ý trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bài học Địa lí và học tốt hơn nhé!

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *