Điểm sàn là gì? Các sĩ tử cần phải lưu ý những gì khi nghiên cứu điểm sàn

Điểm sàn là mức điểm thấp nhất mà các trường tuyển sinh. Vậy cụ thể điểm sàn là gì? Hãy để BachkhoaWiki giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

điểm sàn là gì

 

Điểm sàn là gì?

Điểm sàn là mức điểm được hiểu là ngưỡng chất lượng đầu vào mà các trường Đại học/Cao đẳng lấy làm cơ sở để tuyển sinh. Cho nên, các trường không được phép tuyển những thí sinh có điểm thấp hơn điểm sàn.

Điểm khác biệt giữa điểm chuẩn và điểm sàn là gì?

điểm sàn là gì

Điểm chuẩn là gì?

Điểm chuẩn là mức điểm được đưa ra sau khi thí sinh chốt nguyện vọng, tức là thời hạn điều chỉnh đã hết. Khi đó, theo điểm chuẩn được công bố chính thức sau khi thí sinh đã biết điểm thi của mình.

Dựa vào mức điểm chuẩn của từng trường Đại học/Cao đẳng mà sẽ biết được mình đỗ hay trượt. Nếu trượt thí sinh sẽ tiếp tục xét tuyển qua nguyện vọng 2.

Điểm sàn và điểm chuẩn khác nhau chỗ nào?

điểm sàn là gì

Về thời điểm công bố:

  • Điểm sàn được công bố trước hoặc trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng.
  • Điểm chuẩn được công bố sau khi kết thúc thời gian điều chỉnh nguyện vọng.

Tính chất:

  • Điểm sàn mang tính chất tham khảo. Thí sinh nào có điểm cao hơn điểm sàn sẽ có cơ hội trúng tuyển cao hơn.
  • Điểm chuẩn là điều kiện trúng tuyển vào ngành học, trường mà thí sinh đã đăng ký.

Trong nhiều trường hợp, điểm chuẩn cao hơn điểm sàn.

Điểm sàn và điểm chuẩn chênh lệch bao nhiêu?

điểm sàn là gì

Các trường thường chọn thí sinh trúng tuyển và công bố điểm chuẩn dựa vào chỉ tiêu và điểm số mà các thí sinh đăng ký vào. Cho nên thí sinh cần nghiên cứu kỹ điểm sàn và điểm chuẩn các năm trước để nâng cao cơ hội trúng tuyển của mình hơn.

Điểm xét tuyển của thí sinh càng cao hơn điểm sàn thì cơ hội trúng tuyển càng lớn.

Trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng lần cuối, thí sinh có thể so sánh điểm chuẩn ngành mình chọn ở các năm trước với điểm thi của mình để sắp xếp nguyện vọng sao cho hợp lý.

Cách tính điểm sàn THPT

Công Thức Tính Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT

điểm sàn là gì

Hệ THPT điểm xét tốt nghiệp sẽ lấy 4 điểm xét tuyển cộng với điểm khuyến khích (nếu có) chia cho 4 nhân với 7 công với điểm trung bình cả năm lớp 12 nhân với 3 công với điểm ưu tiên (nếu có) tất cả chia cho 10.

Công Thức Tính Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT Hệ GDTX

điểm sàn là gì

Hệ giáo dục thường xuyên điểm xét tốt nghiệp sẽ lấy điểm 3 bài thi chia 3 cộng với điểm khuyến khích chia 4 nhân với 4 cộng với điểm trung bình cả năm lớp 12 nhân 3 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) tất cả chia 10.

Cách tính điểm xét tuyển đại học

điểm sàn là gì

Các ngành không có môn nhân hệ số hoặc không có môn chính sẽ tính theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó M1, M2, M3 là điểm trung bình môn thành phần trong tổ hợp mà thí sinh đăng ký xét tuyển.

Về điểm ưu tiên, thí sinh căn cứ Điều 7 Quy chế tuyển sinh Đại học cùng Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT, thí sinh sẽ biết được điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh để cộng vào điểm xét tuyển. Trong đó,

Điểm ưu tiên theo đối tượng:

Thí sinh được cộng 2 điểm nếu thuộc Đối tượng 1, 2, 3, 4.

Thí sinh được cộng 1 điểm nếu thuộc Đối tượng 5, 6, 7.

Điểm ưu tiên theo khu vực:

  • Khu vực 1 (KV1) được cộng 0,75 điểm, bao gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
  • Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT) được cộng 0,5 điểm, bao gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
  • Khu vực 2 (KV2) được cộng 0,25 điểm, bao gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1);
  • Khu vực 3 (KV3) không được cộng điểm ưu tiên, bao gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

Điểm chuẩn và điểm sàn ảnh hưởng đến thí sinh như thế nào?

điểm sàn là gì

Nếu điểm thi thấp hơn điểm chuẩn của trường mình chọn thì chắc chắn bạn không trúng tuyển và bạn xét tiếp nguyện vọng 2. Đến lúc này, bạn nên lưu ý điểm sàn vì nếu điểm bạn thấp hơn điểm sàn thì bạn không thể nộp tuyển vào đại học.

Nếu điểm số thi của bạn lớn hơn điểm sàn đại học thì cơ hội nộp tuyển sinh nguyện vọng 2 đại học của bạn vẫn còn. Việc này tương tự đối với tuyển sinh cao đẳng.

Xem thêm:

Như vậy bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về điểm sàn là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục hoạt động và sáng tạo thêm nhiều bài viết có nội dung đặc sắc nữa nhé!