Chia sẻ hay chia sẽ là đúng chính tả? Mẹo viết đúng nhất

Chia sẻ hay chia sẽ là một trong những cặp từ dễ mắc lỗi chính tả nhất. Nó khiến cho nhiều người cảm thấy hoang mang, không biết dùng từ nào là đúng chính tả? Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề này có dễ không? Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu chia sẽ hay chia sẻ là đúng và mẹo tránh sai nhé!

Chia sẻ hay chia sẽ là đúng ngữ pháp tiếng Việt?

Chia sẻ hay chia sẽ là cặp từ dễ gây nhầm lẫn nhất trong tiếng Việt. Nó không chỉ xảy ra với đối tượng là học sinh mà đôi khi còn ở người lớn. Một số quan điểm tranh cãi nhau về việc từ nào là đúng chính tả, đúng ngữ pháp tiếng Việt.

Để biết được cụ thể chia sẻ hay chia sẽ là đúng chính tả thì mời bạn cùng đón đọc ý nghĩa cụ thể của từng từ.

Chia sẻ là gì?

Chia sẻ là một động từ trong tiếng Việt. Nó có ý nghĩa là mình có thể lấy đồ của mình, mang ý nghĩa vật chất hoặc tinh thần để san sẻ với người khác. Nó cũng có nghĩa là cùng nhau, cùng nhau hưởng, cùng nhau chịu.

Từ chia sẻ được ghép từ hai từ thuần Việt là từ chia và từ sẻ. Trong đó, từ chia có nghĩa là sự san sẻ, phân thành nhóm nhỏ hơn.

Về từ sẻ, từ sẻ có hai nghĩa phổ biến là chim sẻ và san đều ra, chia đều ra. Và sẻ trong từ chia sẻ sẽ mang ý nghĩa thứ 2.

Từ đó, có thể khẳng định từ chia sẻ là một động từ, nó mang ý nghĩa cùng nhau sẻ chia, cùng nhau hưởng thụ, chia bớt,…

Chia sẻ là gì

Chia sẽ là gì?

Để hiểu từ chia sẽ là gì, có thể phân tích theo từng từ cụ thể.

Từ sẽ là một loại danh từ. Nó có ý nghĩa nhẹ nhàng, chỉ sự khe khẽ, không muốn tạo ra tiếng động. Cùng với đó, từ sẽ còn có ý nghĩa chỉ một sự việc, một hoạt động nào đó sẽ diễn ra trong tương lai gần hay xa. Nó mang tính chất dự định.

Tuy vậy, khi kết hợp với động từ chia thì từ chia sẽ không mang ý nghĩa nào cả. Chúng ta không thể kết hợp động từ cùng danh từ để tạo ra một từ mới.

Chia sẽ là gì

Chia sẻ hay chia sẽ là đúng chính tả?

Theo như nội dung đã nêu trên thì từ chia sẻ là từ đúng chính tả tiếng Việt. Do đó, khi sử dụng từ ngữ có ý nghĩa san sẻ hay chia bớt thì bạn cần phải dùng từ chia sẻ để đúng chính tả.

Đặc biệt nhất trong văn viết, tài liệu hay giấy tờ thì bạn tuyệt đối không nên để sai chính tả.

Chia sẻ hay chia sẽ là đúng chính tả

Ví dụ đặt câu với từ chia sẻ:

  • Chúng tôi muốn chia sẻ một phần trách nhiệm của mình với gia đình.
  • Bạn thân là những người cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
  • Bạn có thể chia sẻ status trên Facebook bằng cách nhấn chọn Chia sẻ.
  • Cô giáo dạy cần phải biết chia sẻ với người khác, đặc biệt là những người khó khăn hơn mình.
  • Cuộc sống hôn nhân cần cả chồng và vợ phải biết chia sẻ với nhau.
  • Sau đợt lũ lụt tại miền Trung, tất cả mọi người trong lớp cùng chung tay giúp đỡ, chia sẻ với bà con gặp hoạn nạn.
  • Từ bé, tôi đã được bố mẹ học cách chia sẻ với người khác.
  • Cô gái ấy đã chia sẻ nửa cái bánh của mình với ông già bán vé số.

Nguyên nhân 95% người sai chia sẽ hay chia sẻ

Không phải ngẫu nhiên là có sự nhầm lẫn chia sẽ hay chia sẻ trong tiếng Việt. Nguồn gốc của lỗi chính tả này chính là việc không phân biệt được dấu hỏi hay dấu ngã.

Nguyên nhân 95% người sai chia sẽ hay chia sẻ

Việc mắc lỗi chính tả dấu hỏi hay dấu ngã xuất phát ban đầu từ việc phát âm của người nói. Sẽ có một số địa phương phát âm nặng, phát âm khó phân biệt được dấu hỏi hay dấu ngã.

Do đó, khi vào thực tế văn phong tiếng Việt thì họ cảm thấy hoang mang không biết sử dụng từ chia sẻ hay chia sẽ là đúng.

Cách dùng từ chia sẻ đúng nhất

Biết được nguyên nhân nhầm lẫn chia sẻ hay chia sẽ là do đâu. Bạn nên chủ động nhớ các cặp từ mà mình thường hay dùng sai để chữa lại cho đúng.

Cùng với đó, bạn có thể tìm xem lại các tài liệu, mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã trong tiếng Việt. Nó sẽ hỗ trợ bạn phân biệt đúng chia sẻ hay chia sẽ.

Không chỉ vậy, nó còn hỗ trợ bạn phân biệt được nhiều cặp từ gây nhầm lẫn khác nữa.

Cách dùng từ chia sẻ đúng nhất

Một số mẹo nhỏ phân biệt dấu hỏi và dấu ngã:

  • Dấu hỏi thường đi với thanh sắc và thanh ngang. Ví dụ như thẳng thắn, sản xuất, lẻ loi, khỏe khoắn,…
  • Dấu ngã thường đi với thanh huyền và thanh nặng. Ví dụ như hãi hùng, kỹ càng, lỡ làng, sạch sẽ, bừa bãi,…
  • Từ láy là từ đi với một cặp dấu hỏi hoặc một cặp dấu ngã. Ví dụ như đỏng đảnh, rỉ rả, hổn hển, mũm mĩm,…
  • Từ nguyên âm thường sử dụng dấu hỏi. Ví dụ như ỉu xìu, uyển chuyển, ẩm ướt, ẻo lả,…
  • Từ Hán Việt bắt đầu bằng M, N, NH, L , V, D NG thì dùng dấu ngã, còn lại là dấu hỏi. Ví dụ như mỹ nhân, lãng tử, dưỡng dục, ngũ cốc,…

Việc phân biệt chia sẻ hay chia sẽ cũng không quá khó khăn. Việc của bạn là cần lưu ý một chút để có thể viết đúng chính tả, tránh sự nhầm lẫn không đáng. Cùng với đó, BachkhoaWiki cũng có nhiều bài viết chia sẻ về các cặp từ dễ sai chính tả, bạn cùng đón đọc nhé!

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *