Cách vẽ biểu đồ hình tròn Địa lí lớp 8, 9 đơn giản nhất

Trong các dạng biểu đồ thì biểu đồ hình tròn là dạng biểu đồ khiến các bạn học sinh mất thời gian nhất. Trong bài viết này, BachkhoaWiki sẽ hướng dẫn bạn các cách vẽ biểu đồ hình tròn môn Địa lí nhanh và dễ hiểu nhất.

Biểu đồ hình tròn thể hiện điều gì?

Biểu đồ hình tròn là dạng biểu đồ phổ biến. Việc dùng biểu đồ hình tròn để thể hiện các nội dung liên quan đến cơ cấu, tỉ lệ các thành phần nằm trong một tổng thể chung.

Hoặc biểu đồ hình tròn cũng thể hiện tỉ lệ phần trăm trong bảng số liệu cộng lại tròn 100.

Biểu đồ hình tròn thể hiện điều gì

Do đó, khi bài học về môn Địa lí có nhắc đến các chữ như tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu hay kết cấu thì bạn phải liên tưởng ngay đến biểu đồ tròn và tìm cách vẽ biểu đồ tròn chính xác nhất.

Cách vẽ biểu đồ hình tròn

Các cách vẽ biểu đồ tròn bằng thước đo trong chương trình Địa lí sẽ được thực hiện qua 4 bước cơ bản là:

  • Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để vẽ biểu đồ hình tròn.
  • Xử lý số liệu theo yêu cầu của đề bài.
  • Vẽ biểu đồ hình tròn hoàn thiện.
  • Nhận xét biểu đồ hình tròn theo yêu cầu của đề bài được nhận.

Cách vẽ biểu đồ hình tròn

4 bước trong cách vẽ biểu đồ hình tròn sẽ được hướng dẫn chi tiết như sau:

Chuẩn bị vẽ biểu đồ tròn

Để có thể vẽ được biểu đồ hình tròn cũng như hoàn thành các yêu cầu theo đề bài môn Địa thì bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết:

  • Compa để có thể vẽ hình tròn chuẩn nhất.
  • Thước đo góc và thước đo chiều dài để có thể phân chia tỉ lệ các thành phần.
  • Bút chì để vẽ nháp; bút bi hay bút mực.
  • Máy tính để có thể xử lý số liệu nhanh, dễ và chính xác.

Xử lý số liệu biểu đồ hình tròn

Việc biết cách xử lý số liệu biểu đồ tròn là một trong những bước quan trọng nhất để có thể vẽ biểu đồ tròn chính xác.

Để có thể xử lý số liệu biểu đồ hình tròn bạn cần làm theo các quy tắc cũng như các cách tính biểu đồ hình tròn dưới đây:

  • Chuyển tất cả các số liệu về đơn vị phần trăm. Cụ thể như tỉ đồng, triệu người,… sẽ chuyển sang phần trăm theo công thức tính biểu đồ hình tròn: Tỉ trọng (giá trị thành phần) = (Giá trị thành phần/Giá trị tổng) x 100%,
  • Trường hợp đề bài không yêu cầu thì học sinh tuyệt đối không tự ý sắp xếp lại các số liệu.
  • Công thức giúp tính số độ cần vẽ trong hình tròn cho mỗi thành phần: Tỉ trọng % của từng thành phần x 3,6.
  • Trường hợp đề bài yêu cầu thể hiện quy mô thì học sinh cần phải biết cách xác định bán kính của hình tròn.

Xử lý số liệu biểu đồ hình tròn

Vẽ biểu đồ hình tròn

Vẽ biểu đồ hình tròn là bước thực hành quan trọng trong cách vẽ biểu đồ tròn.

  • Kẻ đường thẳng bán kính trước khi vẽ được tròn.
  • Sử dụng compa để quay một vòng tròn. Lưu ý nên bắt đầu từ tia ở vị trí 12 giờ và quay compa theo chiều của kim đồng hồ; các thứ tự thành phần các biểu đồ nên giống nhau để dễ dàng so sánh, đối chiếu.
  • Nếu vẽ hơn 2 biểu đồ hình tròn thì nên chọn tâm của các đường tròn nằm cùng trên một đường thẳng.
  • Tỉ lệ 1% sẽ tương ứng với 3,6 độ trên hình tròn (vì tổng thể hình tròn là 360 độ).
  • Thực hiện hoàn thiện biểu đồ tròn.
    • Điền đầy đủ các số liệu vào biểu đồ hình tròn; đối với thành phần có tỉ lệ phần trăm quá nhỏ thì có thể để cạnh nan cánh quạt bên ngoài biểu đồ.
    • Chọn các kí hiệu để thể hiện trên biểu đồ vừa vẽ.
    • Thêm tên biểu đồ và bảng chú giải.

cách vẽ biểu đồ tròn Địa lý lớp 9

Nhận xét biểu đồ hình tròn

Trong cách vẽ biểu đồ hình tròn, cách nhận xét biểu đồ hình tròn là một trong những bước mà nhiều bạn học sinh thường quên.

Sau khi đã vẽ hoàn tất biểu đồ hình tròn thì bạn cần nhận xét chúng.

Cách nhận xét biểu đồ tròn khi chỉ có 1 vòng tròn

  • Nhận xét một cách tổng quan về cơ cấu của các thành phần: Trả lời cho câu hỏi chúng có đều nhau hay không? Có sự thay đổi và dịch chuyển không?
  • Thực hiện so sánh các thành phần trong biểu đồ như thành phần nào lớn nhất, thành phần nào nhỏ nhất,… theo thứ tự tỉ trọng các thành phần.
  • Cho biết sự tương quan giữa các thành phần trong hình tròn, ví dụ như gấp nhau mấy lần, kém nhau bao nhiêu phần trăm hay bao nhiêu lần.
  • Đưa ra giải thích thêm nếu có.

Cách nhận xét biểu đồ hình tròn khi có 2 vòng tròn trở lên

  • Nhận xét một cách tổng thể về cơ cấu các thành phần qua mỗi năm như thế nào? Có tăng hay giảm nhiều không?
  • Nhận xét tăng, giảm trước và sau đó nhận xét có tăng hay giảm liên tục không? Cụ thể là bao nhiêu?
  • Nhận xét chi tiết cho từng yếu tố trong các năm như tăng cao nhất khi nào, giảm mạnh nhất trong năm nào,…
  • Kết luận các mối tương quan giữa các thành phần.
  • Giải thích chi tiết cho sự biến đổi đó.

Khi nhận xét biểu đồ hình tròn bạn cần chú ý khi nhắc đến tỉ trọng phải ghi rõ đơn vị phần trăm. Trong cách nhận xét biểu đồ hình tròn thì cần bổ sung cả số thực vào nội dung nhận xét của mình.

Để giúp bạn thực hành tốt hơn cách vẽ biểu đồ hình tròn thì bạn có thể tham khảo giải các bài tập trong sách giáo khoa.

Bài tập vẽ biểu đồ hình tròn SGK Địa lí 9 trang 23:

Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào số liệu dưới đây:

Bảng 6.1. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002.

Các thành phần kinh tế Tỉ lệ (%)
  • Kinh tế Nhà nước
  • Kinh tế ngoài Nhà nước
    • Kinh tế tập thể
    • Kinh tế tư nhân
    • Kinh tế cá thể
  • Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Tổng cộng

  • 38,4
  • 47,9
    • 8,0
    • 8,3
    • 31,6
  • 13,7

100,0

Hướng dẫn giải:

Vẽ biểu đồ:

ví dụ cách vẽ biểu đồ hình tròn Địa lý lớp 9

Nhận xét cơ cấu thành phần kinh tế:

  • Trong biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002 thì kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất là 47,9%. Trong đó kinh tế cá thể với tỉ trọng lớn nhất (31,6%), kinh tế tư nhân (8,3%), kinh tế tập thể (8%).
  • Đứng thứ 2 là kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng 38,4%. Mặc dù chiếm tỉ trọng ít hơn kinh tế ngoài Nhà nước nhưng kinh tế Nhà nước vẫn nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế chung và nắm giữ các ngành kinh tế then chốt nhất.
  • Về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 3, chiếm tỉ trọng chỉ 13,7%. Mặc dù chiếm tỉ trọng thấp nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Bài tập vẽ biểu đồ hình tròn SGK Địa lí 9 trang 123:

Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.

Bảng 33.3. Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002.

Vùng/Tiêu chí Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người) GDP (nghìn tỉ đồng)
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 28,0 12,3 188,1
Ba vùng kinh tế trọng điểm 71,2 31,3 289,5

Hướng dẫn giải:

Xử lý số liệu:

Tính tỉ trọng diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (%) = Diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam/Diện tích ba vùng kinh tế trọng điểm x 100.

Tính tỉ trọng dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (%) = Dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam/Dân số ba vùng kinh tế trọng điểm x 100.

Tính tỉ trọng GDP vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (%) = GDP vùng kinh tế trọng điểm phía Nam/GDP ba vùng kinh tế trọng điểm x 100.

Kết quả sẽ được: Bảng tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong 3 vùng kinh tế trong điểm của cả năm vào năm 2002 (đơn vị: %).

Vùng/Tiêu chí Diện tích Dân số GDP
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 39,1 39,3 65,0
Ba vùng kinh tế trọng điểm 100 100 100

Vẽ biểu đồ

cách vẽ biểu đồ hình tròn SGK Địa lí 9

Nhận xét biểu đồ:

  • Xét về diện tích và dân số thì vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng diện tích 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta với 39,1% và 39,3%, chiếm hơn 1/3.
  • Xét về cơ cấu GDP thì vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nó đóng góp hơn 1/2 tổng GDP của 3 vùng kinh tế trọng điểm, chiếm 65%.

Tóm lại, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế trọng điểm có thế mạnh và tiềm lực phát triển mạnh nhất trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Có thể nói nó là đầu tàu góp phần thúc đẩy sự phát triển cho nền kinh tế ở khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh cách vẽ biểu đồ hình tròn bằng thước đo cơ bản thì bạn cũng có thể tìm thêm các cách vẽ biểu đồ hình tròn trong Word, Excel, Powerpoint,… để phục vụ cho bài học của mình nhé!

Một số lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ tròn

Trong khi thao tác cách vẽ biểu đồ hình tròn thì các bạn học sinh thường mắc một số lỗi nhỏ sau:

  • Quên ghi số liệu trên hình tròn
  • Không thống nhất trong việc dùng kí hiệu.
  • Tâm đường tròn không nằm trên cùng một đường thẳng (với 2 biểu đồ hình tròn trở lên).
  • Không theo quy tắc vẽ từ kim đồng hồ 12 giờ và theo chiều thuận kim đồng hồ.
  • Quên ghi tên biểu đồ hoặc bảng chú giải.

Một số lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ tròn

Do đó, để tránh bị mất điểm oan thì bạn cần nên chú ý những lỗi này trong cách vẽ biểu đồ hình tròn của mình.

Thông qua việc hướng dẫn cách vẽ biểu đồ hình tròn, BachkhoaWiki tin rằng bạn sẽ hiểu và vận dụng nó một cách thuần thục trong bài học của mình. Bạn có thể lưu lại bài viết này để có thể áp dụng trong nhiều chương trình học khác nhau nhé!

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *