Bất động sản là gì? 8 nguyên tắc vàng trong đầu tư bất động sản cho người mới

Bất động sản là lĩnh vực chưa bao giờ hết hot và luôn thu hút rất nhiều nhà đầu tư với ý định làm giàu. Vậy bất động sản là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bất động sản

Bất động sản là gì?

BĐS là viết tắt của từ gì?

Hiểu một cách đơn giản thì BĐS là từ viết tắt của cụm từ bất động sản.

Tuy nhiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm bất động sản là gì. Bởi lẽ mục đích chính của nhiều người là muốn hiểu bản chất của từ này.

Định nghĩa bất động sản là gì?

Hiện nay, đang có rất nhiều định nghĩa về bất động sản.

Ngoài tên gọi là bất động sản, địa ốc hay nhà đất cũng chính là thuật ngữ mang ý nghĩa tương tự.

Dùng để chỉ những tài sản liên quan đến đặc điểm cố định về vị trí của đất đai, không thể di chuyển, tách rời khỏi mảnh đất.

Ví dụ như nhà ở, chung cư, các công trình, nhà thầu xây dựng, dàn khoan dầu khí hay dầu mỏ dưới lòng đất,… là những thứ phải gắn liền vĩnh viễn với mảnh đất, không thể di chuyển hay mang đi.

Còn những vật chất có thể tách rời, di chuyển khỏi mảnh đất thì không được gọi là bất động sản, ví dụ như lều, trại, nhà tạm bợ, nhà di động,…

Bất động sản

Trong kinh doanh, bất động sản được đánh giá là một ngành đòi hỏi rất cao về mặt đầu tư tài chính.

Có nhiều khó khăn và đầy rủi ro trong từng dự án. Tuy nhiên, đây lại là lĩnh vực thu hút những nhà đầu tư mạo hiểm với mong muốn làm giàu, mang lại nhiều lợi nhuận to lớn đối với người đầu tư nếu thành công.

Một số thuật ngữ liên quan đến bất động sản

Thị trường bất động sản là gì?

Thị trường bất động sản là lĩnh vực rộng lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như đất đai, xây dựng, kiến trúc, môi trường, thuế, giao dịch đảm bảo…

Thị trường bất động sản là nơi diễn ra các mối quan hệ của con người về giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản trên đất tại một khu vực địa lí nhất định, trong một khoảng thời gian cụ thể.

Như vậy, thị trường bất động sản là nơi mà các hoạt động kinh doanh liên quan đến bất động sản như: chuyển nhượng, mua bán, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất, thừa kế tài sản là bất động sản … được tiến hành.

Bong bóng bất động sản là gì?

Trong kinh doanh, bất cứ tài sản gì cũng có hiện tượng chênh lệch giá khi bị ảnh hưởng từ thị trường quốc tế.

Bất động sản cũng không ngoại lệ, nếu quan tâm về bất động sản chắc hẳn các bạn ít nhất một lần đã nghe qua thuật ngữ “bong bóng bất động sản”.

Bong bóng bất động sản là hiện tượng giá bất động sản tăng quá mức so với giá trị thực của nó.

Khi giá trị của bất động sản quá cao so với giá trị thực của nó và đến một thời điểm nhất định tính thanh khoản của bất động sản không còn thì dẫn đến tình trạng là bất động sản sẽ chững lại và bắt đầu tụt giá thê thảm khiến cho thị trường bất động sản bị sụp đổ.

Bất động sản

Bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Một mảnh đất A có giá trị thực là 900 triệu. Khi bong bóng bất động sản xảy ra làm giá mảnh đất A này tăng lên 1,2 tỷ.

Sau đó, một người thấy miếng đất lên giá quá nhanh, sợ đất tiếp tục lên giá cao hơn nữa nên mua lại giá này, và người khác mua lại với giá cao hơn vì ai cũng hy vọng miếng đất sẽ lên giá cao để kiếm được lời.

Nhưng đến khi bong bóng bất động sản to hết cỡ và nổ, giá miếng đất lên quá cao so với giá trị thực mà đến lúc không ai còn muốn mua nữa, sau đó nó sẽ chững lại và tụt giá thê thảm.

Đó chính là cơ chế hoạt động của bong bóng bất động sản.

Sàn giao dịch bất động sản là gì?

Sàn giao dịch bất động sản được nêu rõ trong khoản 4, Điều 5 của Luật kinh doanh bất động sản.

Cụ thể, sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch bất động sản và cung cấp các dịch vụ cho kinh doanh bất động sản. Đây là một mô hình được hoạt động dưới dạng tổng hợp.

Bất động sản

Chủ đầu tư bất động sản

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức đầu tư sở hữu vốn hoặc là người được giao vốn để triển khai xây dựng các dự án thuộc lĩnh vực thiết kế, xây dựng và bất động sản.

Như vậy, chủ đầu tư bất động sản là người quản lý nguồn vốn và cũng có quyền lựa chọn đơn vị đầu tư vốn, đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ cũng như hiệu quả đầu tư.

Môi giới bất động sản

Trong Luật đất đai năm 2014 quy định, môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua và bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

Các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ này phải thành lập mô hình kinh doanh hợp pháp và phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.

Bất động sản

Sales bất động sản, nhân viên kinh doanh bất động sản

Sales bất động sản (hay còn gọi là nhân viên kinh doanh bất động sản, nhà môi giới, chuyên viên tư vấn) là bên trung gian giữa người mua và người bán thông qua các hoạt động tư vấn, quảng cáo, tiếp thị để kết nối người bán và người muốn mua nhà và được hưởng một khoản phí (hoa hồng) khi giao dịch diễn ra thành công.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản làm sales bất động sản là môi giới sản phẩm bất động sản cho người có nhu cầu.

Đại lý bất động sản F1 là gì

Sàn F1, đại lý F1 hay đại lý cấp 1 trong lĩnh vực bất động sản là những đơn vị phụ trách phân phối độc quyền sản phẩm bất động sản cho các chủ đầu tư dự án.

Đại lý bất động sản F1 sẽ thay mặt chủ đầu tư thực hiện các hoạt động quảng bá, kinh doanh những sản phẩm bất động sản do chủ đầu tư xây dựng nhằm mục đích hưởng các khoản hoa hồng.

Song song đó, chủ đầu tư cũng phải cam kết không phân phối, bán trực tiếp đến tay người mua mà hoàn Tòan thông qua đại lý F1 để giới thiệu sản phẩm.

Làm BĐS là gì?

Có rất nhiều người vẫn chưa biết được làm bất động sản là gì? Cũng có nhiều người nghĩ rằng bất động sản chỉ đơn thuần là môi giới cho người mua và người bán để nhận hoa hồng.

Nhưng đó chỉ là 1 trong vô số nghề trong bất động sản: dịch vụ môi giới bất động sản, quảng cáo đấu giá bất động sản, định giá bất động sản, kinh doanh bất động sản, đầu tư bất động sản và rất nhiều nghề khác liên quan đến bất động sản.

Bất động sản

Phân loại bất động sản

Hiện nay trên thị trường bất động sản được nhiều người phân ra thành rất nhiều loại hình khác nhau như: Căn hộ-chung cư, nhà phố, đất nền, nghỉ dưỡng…

Nhưng thật sự tồn tại trên thị trường có 3 loại hình bất động sản chính là: Bất động sản có đầu tư xây dựng, bất động sản không đầu tư xây dựng và bất động sản đặc biệt.

  • Bất động sản có đầu tư xây dựng

Bất động sản có đầu tư xây dựng bao gồm bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất); nhà xưởng và công trình thương mại – dịch vụ; bất động sản hạ tầng; bất động sản trụ sở làm việc;…

Trong đó nhóm bất động sản nhà đất (căn hộ – chung cư) là nhóm cơ bản có tính phức tạp cao, chiếm tỷ trọng lớn nhất và chiếm đa số các giao dịch trên thị trường Bất động sản.

Bất động sản

  • Bất động sản không đầu tư xây dựng

Bao gồm các loại đất đai không có các tài sản gắn liền với đất như: đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng, đất hiếm, đất chưa từng sử dụng… Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất

  • Bất động sản đặc biệt

Là nhóm bất động sản bao gồm các công trình bảo tồn quốc gia, đình chùa, miếu, nghĩa trang, di sản văn hoá thế giới…

Đây được xem là loại hình bất động sản tham gia thị trường ở mức thấp nhất trong 3 loại.

Đặc điểm của bất động sản là gì?

Nếu bạn là người đang tham gia vào lĩnh vực bất động sản. Bạn muốn biết rõ hơn về đặc điểm cơ bản của lĩnh vực này, chúng ta cùng đến với phần tiếp theo của bài viết này.

Về đặc điểm, bất động sản có 4 đặc điểm cơ bản nhất.

Tính cố định

Một thuộc tính của bất động sản phân biệt với các tài sản khác là tính cố định không di chuyển được.

Tính cố định theo nghĩa rộng là khi một địa phương khan hiếm hàng hóa bất động sản không thể đưa bất động sản ở địa phương khác về bán như các hàng hóa khác.

Tính cố định làm cho bất động sản không thể đem ra chợ bán như các hàng hóa khác mà đòi hỏi một phương thức giới thiệu và giao dịch khác.

Tính cá biệt và khan hiếm

Là lĩnh vực liên quan đến vấn đề về đất đai. Chính vì lý do này bất động sản có tính khan hiếm. Bởi đất là nguồn tài nguyên có giới hạn về khu vực, lãnh thổ và diện tích,…

Do đó, bất động sản không thể di chuyển, di dời được. Có thể nói nó là một dạng hàng hóa có tính cá biệt.

Tính khan hiếm của bất động sản thể hiện rõ qua sự hạn chế về diện tích đất đai. Cụ thể nó là giới hạn về diện tích đất đai của từng miếng đất, khu vực, vùng.

Do sở hữu đặc trưng về tính khan hiếm, cố định và đặc trưng không thể di dời của đất đai. Có thể lấy ví dụ, trong cùng một khu vực nhỏ kể cả có 2 bất động sản cạnh nhau cũng có những yếu tố khác biệt.

Trên thị trường bất động sản, rất khó tồn tại hai bất động sản giống nhau. Bởi chúng có vị trí không gian khác nhau kể cả có để cạnh nhau đi nữa.

Dù có cùng lối thiết kế hay vị trí đặt thì chúng cũng khác nhau. Hơn nữa, ngay cả trong một tòa nhà thì các văn phòng đều có hướng và cấu tạo khác nhau.

Do đó, các nhà đầu tư, kiến trúc sư đều quan tâm đến yếu tố khác biệt của bất động sản đó để tạo sự hấp dẫn với khách hàng.

Tính lâu bền

Đặc điểm tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến đó là việc bất động sản có tính lâu bền.

Bởi nó là nguồn tài nguyên quý giá không thể hủy hoại, trừ khi có bị thiên tai, xói lở hay vùi lấp.

Đồng thời các công trình kiến trúc xây dựng trên đất sau khi xây dựng hoặc một thời gian sử dụng được cải tạo có thể tồn tại được hàng trăm năm.

Tuổi thọ kinh tế sẽ chấm dứt trong điều kiện thị trường và trạng thái hoạt động bình thường.

Nó sẽ sử dụng chi phí bất động sản lại bằng với giá trị thu được ở bất động sản đó.

Ngược lại tuổi thọ vật lý dài hơn tuổi thọ kinh tế khá nhiều. Bởi vì nó chấm dứt khi các kết cấu chịu lực chủ yếu của lối thiết kế hay các công trình xây dựng bị lão hóa.

Có thể nói, tuổi thọ kinh tế của nhà ở, khách sạn, nhà hát, nhà xưởng công nghiệp trên 40 năm,…

Do đó, tính chất lâu bền của hàng hóa bất động sản là do đất đai không bị mất đi. Hoặc không bị thanh lý sau một quá trình sử dụng. Vì nó có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Chính vì vậy tính lâu bền của bất động sản được duy trì và là tính chất đặc trưng nhất.

Tính bị tác động và ảnh hưởng lẫn nhau

Giữa các bất động sản thường gây ra cho nhau một số tác động nhất định. Ví dụ, tại một khu vực, được rót vốn đầu tư nhiều để nâng cấp mọi thứ hiện đại hơn.

Điều này cũng vô tình khiến cho khu vực này trở nên đẹp hơn, giá trị về kinh tế cùng tăng.

Lâu dần thì điều này sẽ tác động lên các bất động sản khác khiến chúng cũng được tăng giá trị hơn so với trước đồng thời cũng thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Điểm khác nhau giữa động sản và bất động sản là gì?

Đặc điểm khác nhau Bất động sản Động sản
Đối tượng Đối tượng được xếp vào là bất động sản có phạm vi khá hẹp.

Theo khoản 1, điều 107, BLDS 2015 đã liệt kê các loại tài sản được xếp vào nhóm bất động sản gồm có:

– Đất đai

– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

– Tài sản khác gắn với đất đai, nhà, công trình xây dựng

– Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài những tài sản kể trên, một số tài sản vô hình gắn liền với đất đai như quyền sử dụng đất, quyền thế chấp,… cũng được coi là bất động sản theo quy định trong pháp luật Kinh doanh Bất động sản.

Đối tượng được xếp vào là động sản có phạm vi khá rộng.

BLDS 2015 không liệt kê như trường hợp bất động sản mà quy định: “ Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.

Tính chất đặc thù Là những tài sản không thể di dời được Là những tài sản có thể di dời được
đăng ký quyền tài sản Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của BLDS 2015 và pháp luật về đăng ký tài sản. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ một số trường hợp pháp luật quy định.

Các cách thức đầu tư bất động sản phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam đang thịnh hành 8 cách thức đầu tư bất động sản cơ bản:

  • Căn hộ chung cư
  • Đầu tư nhà phố
  • Đầu tư đất nền
  • Đầu Tư Bất động sản nghỉ dưỡng
  • Đầu Tư Tòa Nhà Văn phòng, Trung Tâm Thương Mại
  • Shophouse (hay nhà phố thương mại)
  • Hoa viên nghĩa trang
  • Đầu tư nhà xưởng

Bất động sản

Các nguyên tắc đầu tư bất động sản phổ biến nhất

  • Nguyên tắc 1: Chú ý đến vị trí
  • Nguyên tắc 2: Thời gian khảo sát dự án hợp lý
  • Nguyên tắc 3: Lưu ý tới giá bất động sản
  • Nguyên tắc 4: Tính thanh khoản của dự án cao
  • Nguyên tắc 5: Pháp lý dự án rõ ràng
  • Nguyên tắc 6: Hạ tầng và giao thông đồng bộ
  • Nguyên tắc 7: Yếu tố trắc địa
  • Nguyên tắc 8: Không gian sống và cộng đồng dân cư xung quanh.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki xoay quanh kiến thức bất động sản là gì. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có thêm động lực mang đến cho bạn nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.