2/9 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử của ngày 2/9

Là một người dân Việt nam thì có lẽ không ai là không biết đến ngày 2/9 nhưng không hẳn là ai cũng hiểu rõ về ngày này. BachkhoaWiki sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc của bạn về 2/9 và 2/9 là ngày gì ngay trong bài viết dưới đây.

2/9 là ngày gì

Ngày lễ 2/9 là ngày gì?

Trước khi đi tìm hiểu 2/9 là ngày gì, chúng ta hãy cùng sơ lược qua khái niệm của ngày Quốc khánh qua đoạn văn ngắn dưới đây nhé.

Ngày Quốc khánh là gì?

Ngày Quốc Khánh hay National Day trong tiếng anh là ngày lễ quan trọng của một quốc gia. Nó đánh dấu một sự kiện lịch sử, chính trị hoặc văn hóa gắn liền với lịch sử Nhà nước hiện tại của quốc gia đó. Tại hầu hết các nước, ngày quốc khánh đánh dấu sự khai sinh của quốc gia, ngày thành lập đất nước.

Còn ở Việt Nam, ngày Quốc khánh là ngày lễ chính thức của Việt Nam, rơi vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

2/9 là ngày gì

Nếu bạn đã biết 2/9 là ngày gì rồi, vậy thì cùng đến với thời gian mà ngày 2/9 được gọi là ngày Quốc khánh nhé.

Ngày 2/9 được gọi là Ngày Quốc khánh từ khi nào?

Trong bài viết “Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9” trên báo Nhân dân năm 1954, Bác viết. “… Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và ngày Quốc khánh năm thứ 9, tôi trân trọng thay mặt Chính phủ gửi lời thân ái mừng toàn thể đồng bào, quân đội, kiều bào…

Cũng trên báo Nhân dân năm đó công bố những khẩu hiệu để “kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Ngày Quốc khánh 2/9” đã đăng khẩu hiệu số 20 với nội dung: “Nhiệt liệt chào mừng ngày kỷ niệm lần thứ 9 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9″

2/9 là ngày gì

Như vậy, có thể nói, đây là lần đầu tiên, ngày 2/9 xuất hiện trên kênh thông tin chính thức của nước ta với tên gọi là Ngày Quốc khánh. Và mãi đến Hiến pháp năm 1992, điều 145 mới có quy định: “Ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Quốc khánh”.

Ngoài việc hiểu 2/9 là ngày gì thì nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử của nó cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy hãy tiếp tục theo dõi bài viết để được giải đáp nhé.

Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử của ngày 2/9

Nguồn gốc của ngày 2/9

Sau khi Hà Nội và nhiều nơi khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8, Hồ Chủ tịch từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội. Chiều hôm sau, Trung ương đón Người về ở căn gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang để trực tiếp chỉ đạo phong trào để bàn về những công tác đối nội và đối ngoại, tổ chức lễ ra mắt của chính phủ lâm thời.

Từ sáng sớm ngày 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình. Những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng các thứ tiếng Việt Anh, Pháp, Hoa, Nga chăng ngang đường phố. ý chí của nhân dân được biểu lộ trên các dòng chữ: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”…

Cũng trong thời gian này, ở nhiều thành phố lớn khác đã diễn ra các cuộc mít tinh, diễu hành, hàng triệu trái tim cùng hồi hộp hướng về Hà Nội, chờ đợi giây phút thiêng liêng nhất.

Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Hàng chục vạn bàn tay nắm chặt giơ lên ngang tai, biểu thị lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.

Bên cạnh đó, Bác cũng đã vạch trần tội ác man rợ của Thực dân Pháp và Phát xít Nhật gây ra với nhân dân ta bằng những lập luận đanh thép, mạnh mẽ, không thể chối cãi được. Từ đó, ngày 2/9 luôn được nhớ đến là ngày Quốc khánh của nước Việt Nam.

Câu trả lời về nguồn gốc 2/9 là ngày gì đã được giải đáp, vậy nên đừng để ý nghĩa lịch sử của 2/9 là nỗi băn khoăn của bạn nhé.

Ý nghĩa của ngày 2/9

Ngày 2/9 được xem như một cột mốc son chói lọi, chứng nhân lịch sử của đất nước Việt Nam. Dù thời gian trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn trường tồn mãi với thời gian, không hề phai nhòa trong lòng bất kì con dân Việt Nam nào.

2/9 là ngày gì

Bên cạnh đó, Ngày Quốc khánh 2/9 như một lời nhắc nhở thế hệ trẻ ngày nay khi được sinh ra trong hòa bình, không phải chứng kiến cảnh chia cắt, mất mát của đất nước. Đồng thời, đây cũng là dịp để toàn thể người dân Việt Nam tưởng nhớ công ơn của những người chiến sĩ anh hùng đã hi sinh để bảo vệ độc lập của đất nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Giá trị lịch sử của bản tuyên ngôn độc lập

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”, và ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, trước cuộc mít tinh của hàng chục vạn người đủ các tầng lớp cả trong và nước ngoài, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra đất nước Việt Nam.

2/9 là ngày gì

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử, văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Với hệ thống lập luận ngắn gọn, chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, chứa đựng những nội dung bất hủ, một cơ sở pháp lý vững chắc, khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới.

Tuyên ngôn độc lập cũng là áng văn chính luận chứa đựng những tư tưởng cao đẹp, giàu giá trị nhân bản. Không hề khô khan mà thay vào đó là mang giọng điệu hùng tráng quyết đoán, uyển chuyển, đầy sức thuyết phục.

Bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam được hưởng độc lập mà tự mình giành lại từ tay Nhật: “… Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã dũng cảm đứng về phía Đồng minh chống phát xít Nhật; dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập…”

2/9 là ngày gì, nguồn gốc và ý nghĩa của nó không còn là thắc mắc của bạn nữa đúng không? Vậy hãy cùng BachkhoaWiki đến với những hoạt động chính của ngày Quốc khánh 2/9 nhé.

Những hoạt động chính vào ngày Quốc Khánh

Theo lịch nghỉ lễ, Ngày Quốc khánh 2/9, người dân cả nước thường được nghỉ từ 1 đến 4 ngày tùy vào từng năm. Ví dụ như năm 2016, cả nước được nghỉ liên tiếp 3 ngày từ ngày 2/9 đến ngày 4/9, còn năm 2015, do ngày 2/9 rơi vào thứ tư nên chỉ được nghỉ một ngày.

Hàng năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thường tổ chức bắn pháo hoa vào dịp lễ Quốc khánh. Vào năm 2016, chỉ có TP.HCM bắn pháo hoa ở Công viên Văn hóa Đầm Sen (tầm thấp) và ở hầm vượt sông Sài Gòn (tầm cao) với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng.

Theo đó, tùy vào tình hình thực tế, các địa phương trong tỉnh sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, triển lãm phù hợp với ý nghĩa của ngày 2/9.

Vậy chắc hẳn năm 2021 này, 2/9 được nghỉ mấy ngày có lẽ là câu hỏi mà hầu hết tất cả mọi người đều băn khoăn đúng không?

Theo như bộ luật mới được ban hành vào năm 2019 thì năm nay 2021 người dân, người lao động sẽ được nghỉ làm, hưởng nguyên lương dịp Quốc khánh trong 02 ngày vào ngày 02/9 và một ngày liền trước hoặc liền sau. Việc bố trí lịch nghỉ dịp này của từng năm sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Xem thêm:

Vậy là BachkhoaWiki đã tổng hợp đầy đủ những thông tin về 2/9 là ngày gì cũng như là nguồn gốc và ý nghĩa của nó. Hãy share bài viết đến mọi người để tất cả mọi người đều có thể biết 2/9 là ngày gì và tầm quan trọng của nó đối với lịch sử nước Việt Nam nhé.

Tags: ngày lễ