Mùng 1 có nên tắm không? Mùng 1 Tết nên làm gì để may mắn cả năm

Mùng 1 Tết âm lịch hàng tháng đối với người Việt mang ý nghĩa rất quan trọng. Hầu hết mọi người thường tránh những việc đại kỵ, mong muốn một năm tốt lành. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ hết những điều cần tránh. BachkhoaWiki sẽ giúp bạn giải mã vấn đề mùng 1 có nên tắm không và nên làm gì trong ngày mùng 1 Tết để có một năm thật nhiều may mắn

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

Mùng 1 có nên tắm không?

Mùng 1 có nên tắm không? Theo phong tục tập quán của người Việt từ xa xưa. Có những hành động đặc biệt kiêng kị vào mùng 1 Tết. Trong đó có việc kiêng tắm gội.

Quan niệm xưa cho rằng cần kiêng tắm rửa vào ngày đầu năm. Bởi tắm rửa vào mùng 1 sẽ khiến tài lộc, phúc lành, kiến thức bản thân tích lũy trước đó bị trôi sạch. Dẫn tới họ phải vất vả làm lại từ đầu.

Mùng 1 có nên tắm không? Mùng 1 Tết nên làm gì để may mắn cả năm

Trái ngược quan điểm này, cũng có nhiều nhận định tắm rửa trong ngày mùng 1 không gây ảnh hưởng đến tài lộc hay vận may của bản thân.

Đồng thời, tắm theo khoa học chứng minh đó là hoạt động rất cần thiết giúp giữ gìn cơ thể sạch sẽ, đảm bảo sự khỏe mạnh.

Vậy mùng 1 có nên tắm không? 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, đa số mọi người lựa chọn tắm vào đầu tháng âm lịch thì cả tháng họ vẫn làm ăn phát đạt, tình duyên, gia đạo thuận lợi.

Không chỉ giúp cơ thể sạch sẽ, tắm còn có tác dụng lớn trong việc duy trì sức khỏe.

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

Tất nhiên, mùng 1 có nên tắm không cũng phụ thuộc vào tín ngưỡng cá nhân của từng người.

Mùng 1 có nên tắm không? Bạn có thể cứ tắm rửa sau khi chúng ta đã hoàn tất các công việc chúc tết trong ngày nhé. Hoặc cũng có thể chọn không tắm một ngày nhưng vẫn thay trang phục, lau rửa mặt.

Vừa đảm bảo vệ sinh mà vẫn mong cầu may mắn theo quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. 

Vì sao kiêng kỵ việc tắm gội vào ngày mùng 1

Mùng 1 có nên tắm không? Theo quan niệm dân gian, để năm mới đầy tài lộc, thì gia chủ cần phải kiêng rất nhiều thứ: kiêng cắt tóc, kiêng quét nhà, kiêng đổ rác, kiêng làm vỡ chén bát…

Đặc biệt là kiêng luôn cả việc gội đầu, tắm gội trong ngày mùng 1 Tết.

Mùng 1 có nên tắm không? Người xưa tin rằng, việc tắm rửa, gội đầu vào ngày mùng 1 Tết sẽ làm trôi đi thần tướng, hao mòn phúc lành của ngày đầu năm.

Người đó trong năm mới sẽ phải tích lũy những điều trên lại từ đầu nên sẽ rất vất vả và khó nhọc.

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

Mùng 1 Tết nên và không nên làm gì?

Để có một năm mới thuận buồm xuôi gió, chúng ta nên và không nên làm gì? Dưới đây là những gợi ý để bạn đọc tham khảo. Và lưu ý việc áp dụng những điều này là không bắt buộc. Hãy tiếp nhận một cách có chọn lọc nhé.

Mùng 1 Tết nên làm gì?

  • Đi chùa cầu may

Đi du lịch tết hành hương ngày đầu năm để cầu lộc, cầu bình an cho cả năm là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam.

Đi chùa vừa là đi cầu Phật vừa là đi vãn cảnh, du lịch, tham quan và tìm về những phút lắng đọng tâm hồn. Bỏ đằng sau những lo toan bộn bề trong cuộc sống.

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

  • Mua muối

Ông bà ta xưa có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Nó chính là một phong tục có từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam.

Mua muối đầu năm với ý nghĩa là cầu mong một năm mới mặn mà, hòa thuận trong gia đình, đậm đà trong các quan hệ làm ăn.

Ngoài ra, vị mặn của muối còn có ý nghĩa là xua đuổi tà ma, những điềm xấu, đem đến sự ấm no trong cuộc sống.

  • Lì xì ngày Tết, cả nhà thêm may mắn và vui vẻ

Phong bao lì xì là món đồ không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.

Người lớn thường lì xì cho con cháu mong các cháu luôn khỏe mạnh, chăm ngoan, hiếu thảo và vâng lời ông bà bố mẹ. Con cháu mừng tuổi bố mẹ, ông bà là cầu chúc cho những bậc bề trên của mình một năm mới khỏe mạnh, trường thọ. 

Bên cạnh đó, lì xì còn có ý nghĩa nữa là cầu chúc nhiều may mắn, phát đạt.

Mừng tuổi nhau nghĩa là cầu mong những gì tốt đẹp nhất đến với nhau trong cuộc sống.

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

  • Mặc trang phục màu sắc hợp mệnh

Khi chọn những bộ trang phục cho ngày Tết người Việt xưa thường chọn trang phục có màu sắc sặc sỡ như đỏ, hồng, xanh, vàng…

Theo quan niệm xưa những màu sắc tươi vui này sẽ mang lại sự may mắn, bình an. Trang phục hợp tuổi, hợp mệnh cũng góp phần mang đến những điều tốt lành cho người mặc.

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

  • Giữ tinh thần thoải mái, cười nhiều

Năm mới phải luôn giữ bầu không khí vui vẻ, thoải mái để mong vận may sẽ đến với bản thân, gia đình. Mang niềm vui tránh xa nỗi buồn là mong muốn của bất cứ ai.

  • Ăn những món ăn may mắn

Những món ăn truyền thống để lên bàn thờ gia tiên, để mọi người ăn trong ngày tết thường là những món ăn ngon.

Mùng 1 ăn những món truyền thống như: bánh dầy, bánh chưng, giò lụa, thịt kho tàu, củ kiệu dưa hành… như một cách để người Việt hướng về nguồn cội.

Bày tỏ lòng thành kính đối với tiên tổ. Mong ông bà tổ tiên phù hộ cho một năm mới bình an..

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

  • Hái lộc

Mùng 1 tết làm gì để may mắn? Hái lộc đầu năm là phong tục từ xa xưa của dân tộc.

Giao thừa đi chùa, hái lộc với mong muốn mang sự sinh sôi, phát triển về với gia đình mình. 

  • Chúc Tết

Năm mới mọi người cùng chúc Tết nhau đã thành thông lệ của người Việt. Mùng 1 xông nhà, đạp đất và chúc nhau những lời tốt đẹp để mong một năm mới đầy may mắn. 

Xông đất là việc mà nhà nào cũng làm trong buổi sáng mùng 1 Tết. Người Việt ta thường tin rằng người đầu tiên xông đất nhà mình sẽ là người mang lại may mắn, bình an và phú quý đến cho nhà trong năm mới. 

Vì thế mà có nhiều nhà thường chọn người để xông đất nhà mình. 

Người xông đất phải là người có tuổi đẹp hợp với năm đó và hợp với mệnh của chủ nhà.

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

  • Tảo mộ

Tết là dịp hướng về nguồn cội, nhớ về tổ tiên nhớ về công lao của những người đã khuất. Đi tảo mộ là hành động thể hiện lòng kính trọng, sự tưởng nhớ của người Việt đối với tổ tiên và mời ông bà, tổ tiên về ăn tết cùng gia đình.

Mùng 1 Tết không nên làm gì?

  • Không cho lửa

Lửa đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, may mắn. Mùng 1 Tết người Việt rất kiêng cho lửa. Cho lửa tức là cho đi sự may mắn trong cả một năm.
Cho lửa mùng 1 thì gia đinh sẽ chỉ còn lại những điều xui xẻo trong năm đó. Vì vậy, chúng ta đừng dại dột mà xin lửa nếu không muốn mất lòng gia chủ trong ngày mùng 1 Tết nhé.

  • Tránh để người nặng vía xông đất

Người đầu tiên vào xông đất đầu năm cho gia đình mình thường rất được coi trọng. Họ thường chọn lựa kỹ càng, người đến chúc tết đầu tiên. 

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

  • Không quét nhà

Theo chuyện xưa của thì quét nhà trong ngày tết là điều đại kỵ. Nhất là quét nhà trong ngày mùng 1. 

Quét nhà, hốt rác đem đổ đi tức là đổ cả tài lộc, may mắn trong cả năm của gia đình mình. 

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

  • Không cắt tóc

Không nên cắt bỏ bất cứ thứ gì thuộc về cơ thể mình trong dịp tết là quan niệm có từ xưa. 

Theo quan niệm của người Việt xưa cắt tóc, móng tay chân vào mùng 1 sẽ đem lại điềm xui xẻo. 

Dù tin hay không nhưng người Việt ta cũng có câu “có kiêng có lành” tốt nhất không nên đụng vào tóc của mình ngày Tết nhé.

  • Không ăn một số món ăn có thể mang đến vận đen

Kiêng ăn một số món vào đầu tháng và đặc biệt vào ngày tết như thịt chó, cá mè, thịt vịt, trứng vịt lộn, mực,…để tránh mang lại những điều xui rủi.

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

  • Kiêng cho nước

Tài lộc như nước. Nước gắn với sự trù phú của nông nghiệp. Cho nước đi thì chẳng khác gì cho tài lộc trong năm của mình cho người khác. chính vì lẽ đó. Với người Việt trong những ngày đầu năm không ai đi xin nước và cho nước cả.

  • Tránh làm đổ vỡ

Ngày tết với người Việt Nam cực kỳ kiêng sự đổ vỡ. Đổ vỡ đầu năm thường báo hiệu cho sự bất an, chia lìa, không may trong cả năm sau đó. 

  • Không cho vay hoặc đi vay tiền

Cho vay tiền hoặc đi vay tiền là một trong những kiêng kỵ nhất ngày tết cổ truyền.

Tết là thời điểm sung túc, ấm no, đủ đầy. Nên ai đi vay mượn trong những ngày này báo hiệu một năm làm ăn thất bát, thua lỗ trong cả năm. 

Cho vay nghĩa là phát tán tài lộc của mình nên không một ai muốn thực hiện điều này trong những ngày đầu năm mới.

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

  • Kiêng làm đám tang

Ngày tết là ngày vui không chỉ của riêng một người mà là ngày vui của tất cả mọi người. Vì vậy, nếu gia đình nào có người mất vào ngày 30 tết thường sẽ làm đám tang luôn trong ngày và sau đó cất khăn tang trong 3 ngày tết. 

Nếu chẳng may nhà người mất vào đúng ngày mùng 1 Tết thì cả gia đình sẽ không làm tang ngay mà để đến sau 3 ngày tết mới phát tang. 

Những gia đình nào đang có tang thì sẽ không đi chúc tết gia đình khác tránh những điều không may cho gia đình được đến thăm hỏi.

  •  Không nói điều gỡ

Tết chỉ nên nói điều tốt, may mắn và tránh nói những điều gỡ, tiêu cực. Đó là cách nhiều người mong muốn chỉ những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, những điều tiêu cực sẽ tránh xa mình và gia đình trong cả năm.

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

  • Không tranh cãi, bất hòa

Những nóng giận. tranh cãi đều sẽ bị gạt bỏ trong những ngày này. Thuận hòa vui vẻ sẻ mang tài lộc đến, đó là quan niệm của mọi người trong mỗi dịp Tết.

mung-1-tet-co-nen-tam-khong

Xem thêm:

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc mùng 1 có nên tắm không và mùng 1 Tết nên làm gì để may mắn cả năm. Hy vọng bạn đã tự có câu trả lời cho câu hỏi: “mùng 1 có nên tắm không”. BachkhoaWiki chúc cho bạn và cả gia đình một năm mới ngập tràn niềm vui, hạnh phúc và may mắn cả năm. Đừng quên like, share bài viết nhé!