ADHD là gì? Tìm hiểu rõ về ADHD và cách điều trị phù hợp

ADHD là gì không phải là khái niệm mà ai cũng biết. Tuy không hiếm gặp như xưa nhưng đối với những người không có chuyên môn, nó vẫn là một căn bệnh khá mơ hồ. BachkhoaWiki sẽ giải thích cho các bạn ADHD là gì cùng những thông tin chi tiết liên quan đến căn bệnh kì lạ này nhé!

ADHD là gì?

ADHD là gì?

ADHD hay rối loạn tăng động giảm chú ý, tên tiếng Anh của ADHD là  Attention Deficit Hyperactivity Disorder. Đây là một bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh. Nó có đặc trưng là sự không thể chú ý, luôn hiếu động quá mức so với độ tuổi của người bệnh.

adhd là gì?

Hội chứng ADHD là gì?

Hội chứng ADHD là một căn bệnh gây ra những rối loạn, nhận thức của con người. Nó khiến người bệnh suy giảm trí nhớ, sự tập trung, luôn có một vài hành động vượt quá sự kiểm soát của bản thân. Nếu không điều trị kịp thời, ADHD có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập, sinh hoạt cũng như tiếp xúc với mọi người của người bệnh.

adhd là gì?

Phân loại ADHD là gì?

Bệnh ADHD được phân loại thành ba dạng:

  • Hiếu động, bốc đồng: Đây là dạng thể hiện ở những người có hành động mạnh mẽ quá mức gây ảnh hưởng đến người xung quanh
  • Không chú ý: Đây là dạng thể hiện ở những người luôn xao nhãng, không thể tập trung dù đã rất cố gắng.
  • Kết hợp: Đây là dạng thể hiện ở những người có cả hai triệu chứng trên. Dạng này là dạng khó điều trị nhất.

3 loại ADHD này tương ứng với các mức độ bệnh khác nhau. Tốt nhất là mỗi người chúng ta cần trang bị ADHD là gì và kiến thức cơ bản về nó để phòng ngừa tốt nhất.

adhd là gì?

Nguyên nhân bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là gì?

Nguyên nhân của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD được xác định do nhiều yếu tố. Các nhà khoa học cũng chưa xác định được đâu là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Hãy cùng điểm qua vài nguyên nhân để biết bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD bắt đầu từ đâu nhé!

Gene di truyền

Gene di truyền là yếu tố bắt nguồn từ gia đình. Khi cha mẹ được chẩn đoán mắc phải ADHD thì khả năng con cái mắc phải căn bệnh này cũng rất cao. Tuy nhiên khi nghiên cứu về nguyên nhân này các nhà khoa học không cho rằng nó là nguyên nhân chính.

Họ nhận thấy rằng ADHD di truyền rất phức tạp chứ không đơn thuần chỉ duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.

adhd là gì?

Một số tác nhân từ môi trường

Các yếu tố từ môi trường có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ADHD. Thứ nhất là thuốc lá cùng rượu bia được tin rằng cũng có thể dẫn đến ADHD. Ngoài ra, một nhân tố khác cũng nguy hiểm không kém đó là hợp chất chì.

Những đứa trẻ phải sống trong các ngôi nhà cũ có sơn chứa chì, ăn đồ ăn hoặc nước uống có các hợp chất chì thì có thể có nguy cơ bị bệnh cao.

Chấn thương não

Nguyên nhân này là giả thuyết mà các nhà khoa học đưa ra. Một số người bị chấn thương sọ não có biểu hiện như bệnh nhân ADHD nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ.

Phụ gia thức ăn

Phụ gia thức ăn cũng có thể là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD. Các nhà khoa học đưa ra giả thiết khi dùng đường tinh luyện và các phụ gia quá nhiều, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh có gia tăng.

Đây chỉ là một giả thiết đặt ra và các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được nó có phải là nguyên nhân chính gây bệnh hay không.

adhd là gì?

Triệu chứng bệnh ADHD là gì?

Triệu chứng của bệnh ADHD thường tập trung vào biểu hiện, hành động của các bệnh nhân. Sau đây là các triệu chứng bệnh ADHA thường gặp nhất.

Kiểu không tập trung

Các bệnh nhân ADHD ở loại này thường sẽ có các biểu hiện sau:

  • Không thể tập trung, chú ý vào các chi tiết dù đã cố gắng.
  • Dễ bị phân tâm, không chịu làm theo hướng dẫn.
  • Đặc biệt bệnh nhân dạng này rất hay có biểu hiện xao lãng và mau quên.
  • Không thích lắng nghe người khác nói chuyện.
  • Né tránh tham gia các hoạt động đòi hỏi sự cố gắng về tinh thần trong thời gian dài.
  • Tiếp thu chậm kiến thức gây ảnh hưởng đến việc học tập, công việc được giao.

Hiếu động thái quá, tăng động

Các bệnh nhân hiếu động thái quá, tăng động sẽ hay có các biểu hiện:

  • “Hoạt động chân tay” thường xuyên, luôn có biểu hiện lo lắng bồn chồn, hay đi lại liên tục và không chịu ở yên một chỗ.
  • Liên tục chạy nhảy leo trèo khắp nơi.
  • Nói chuyện chậm rãi, hay ngắt hoặc cướp lời người khác.
  • Thường làm gián đoạn, phá người khác khi họ đang chơi.

Bốc đồng

Các bệnh nhân có tính bốc đồng sẽ được thể hiện rõ qua việc:

  • Nói to, cười to hoặc dễ dàng cáu kỉnh trong các tình huống bình thường.
  • Hành xử một cách nguy hiểm mà không quan tâm tới hậu quả.
  • Hay quậy phá, khó cảm chế cảm xúc.

Một vài triệu chứng khác của bệnh ADHD là gì?

Người mắc bệnh ADHD thường không chịu giao tiếp với người khác, luôn thiếu tự tin khi nói chuyện với mọi người. Gặp khó khăn trong cách biểu lộ cảm xúc bằng lời hoặc các cử chỉ thông thường.adhd là gì?

Ai có nguy cơ mắc bệnh ADHD?

Hiện nay cả người lớn và trẻ em đều có nguy lớn mắc phải bệnh rối loạn tăng giảm chú ý ADHD. Với trẻ em, nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này là di truyền, môi trường sống…

Theo ước tính ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc ADHD là 3,01% và đang có chiều hướng gia tăng. Không tập trung, dễ dàng phân tâm, có hành vi bốc đồng là những dấu hiệu bạn dễ thấy ở đối tượng trẻ em mắc ADHD.

adhd là gì?

Ở người lớn, đa số thường là những người mắc chứng ADHD từ nhỏ, đến lớn các triệu chứng không biến mất hẳn mà chỉ suy giảm đi. Ở người trưởng thành, các trạng thái hiểu động có thể giảm đi nhưng người bệnh vẫn đối diện với chứng bồn chồn, hay mất kiểm soát và khó tập trung.

Hậu quả do hội chứng ADHD là gì?

Hậu quả do hội chứng ADHD gây ra để lại rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Có nhiều nghiên cứu cho rằng, trong những năm đầu đời khả năng tập trung và tư duy của trẻ là vấn đề then chốt cho tương lai sau này. Khả năng tập trung không tốt do bệnh mang lại sẽ làm ảnh hướng đến khả năng phân tích và xử lý tình huống của trẻ.

Khi hội chứng ADHD kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích học tập của trẻ. Điều này khiến các em tụt hậu hơn so với bạn bè đồng trang lứa, bỏ lỡ nhiều cơ hội học vấn tốt. Đến lúc trưởng thành, những đứa trẻ mắc ADHD còn hay có những hành vi không tốt như nghiện game, cờ bạc, hay có hành động bạo lực với người xung quanh…

Ở người lớn hậu quả ADHD gây ra cũng nghiêm trọng không kém. Những người mắc bệnh thường gặp khó khăn trong xử lý sắp xếp công việc. Ngoài ra họ cũng rất kém trong việc giao tiếp cùng mọi người. Điều này dễ khiến các bệnh nhân bị tự ti và sẵn sàng tự cô lập chính mình với thế giới xung quanh.

adhd là gì?

Với những hậu quả trên; chắc chắn bạn sẽ không còn thắc mắc ADHD là gì mà lại gây ra tách hại đến thế. Tốt nhất là mình nên tìm hiểu thêm các biện phảp điều bị bệnh ADHD nhé!

Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý

Hiện nay các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý đã được áp dụng thành công khá nhiều. Với mỗi đối tượng lại có biện pháp điều trị phù hợp khác nhau.

Biện pháp điều trị ADHD cho trẻ em

Trẻ em là các đối tượng còn non nớt, chưa có suy nghĩ chín chắn, điều này sẽ khiến việc điều trị rất khó. Ở dạng bệnh nhân này các bác sĩ sẽ hay áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc phù hợp: Đây là biện pháp hàng đầu để đối phó với bệnh nhân rối loạn tăng động giảm chú ý. Nó mang lại hiệu quả khoảng 80%. Thuốc an thần là một trong các thuốc phổ biến để đối phó với căn bệnh này. Thuốc sẽ giúp các bé giảm trạng thái tăng động, dễ dàng tập trung hơn.
  • Thay đổi không gian phù hợp: Khả năng tập trung của trẻ mắc ADHD thường không tốt cho nên bạn phải thay đổi môi trường làm trẻ dễ bị phân tâm hay bị kích thích. Ngoài ra trẻ tăng động cũng không thích hợp với môi trường đông đúc, ồn ào.
  • Bố mẹ luôn phải có thái độ dịu dàng, mềm mỏng với bé. Tránh áp dụng biện pháp trách phạt quá nhiều sẽ làm trẻ dễ hoảng sợ.

Là bậc phụ huynh, bạn cần trang bị kiến thức cơ bản ADHD là gì để đồng hành cùng con thoát khỏi căn bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý.

adhd là gì?

Biện pháp điều trị ADHD cho người lớn

Cách điều trị bệnh ADHD cho người lớn cũng tương tự như điều trị cho trẻ em tuy nhiên có phần đơn giản hơn. Điều trị bệnh này ở người lớn cũng không thể thiếu thuốc an thần và liệu pháp tư vấn tâm lí.

Ngoài ra người bệnh nên chăm chỉ tập thể dục, có chế độ ăn ngủ phù hợp. Khuyến khích bệnh nhân nên tham gia các lớp học yoga, ngồi thiền để giúp điều chỉnh lại cảm xúc của bản thân.

adhd là gì?

Các liệu pháp phòng ngừa ADHD là gì?

Nếu đã biết ADHD là gì cùng các thông tin liên quan đến nó, hãy áp dụng các liệu pháp phòng ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý sau đây. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng bệnh này diễn ra ở người thân của bạn.

  • Phụ nữ mang thai không được hút thuốc, uống rượu hay dùng ma túy, các chất gây nghiện.
  • Hạn chế để trẻ chấn thương vùng đầu hoặc nhiễm trùng thần kinh trung ương.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các kim loại nặng (chì).

Sau bài viết trên BachkhoaWiki tin rằng bạn đã hiểu rõ ADHD là gì cùng các thông tin liên quan đến chứng bệnh đặc biệt này rồi đúng không nào? Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ bài viết đến cho mọi người và đừng quên theo dõi BachkhoaWiki ở các bài viết tiếp theo nhé!