Mentor là gì? 5 loại hình mentor đa dạng và phổ biến hiện nay

Để định hướng được bản thân, bạn cần phải tìm được cho mình một mentor thật sự giỏi và tận tâm để cùng bạn giải quyết các vấn đề. Vậy mentor là gì? Theo chân BachkhoaWiki để tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

mentor là gì

Mentor là gì?

Mentor được hiểu là người hướng dẫn, định hướng và thực hiện vai trò giám sát, hỗ trợ phát triển ở một công việc nào đó.

Mentor còn có vai trò lắng nghe và giải đáp những vấn đề “khó chịu” mà doanh nghiệp đang gặp phải bằng kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn mình đang có.

Thuật ngữ khác về mentor là mentoring, đây là thuật ngữ chỉ sự kết nối tăng trưởng để gắn kết hơn trong các mối quan hệ 

Mentor thường tập trung vào việc giúp chúng ta phát triển bản thân chứ không đơn thuần là hướng dẫn những kỹ năng vốn có.

Mentoring program là gì?

mentor là gì

Mentoring program là thuật ngữ chỉ những chương trình cho các mentor cùng mentee đảm nhiệm trong việc lên các kế hoạch để thực hiện 

Đây là những hành động được thực hiện có kế hoạch, trình tự rõ ràng chi tiết phục vụ cho sự tiện lợi cho công việc.

Khi một việc được tiến hành một cách có cơ sở, định hướng thì sẽ đạt được nhiều hiệu quả tích cực.

Vì sao mentor lại cần thiết?

mentor là gì

Vạch ra những hướng đi, chỉ dẫn những điều cần thiết và phù hợp là nhiệm vụ mà một mentor tận lực sẽ phải làm.

Mentor thật sự rất cần thiết vì đóng vai trò không thể thiếu trong việc định hướng bản thân và phát triển công việc.

Hơn thế, mentor là người “thầy” hết lòng vì “các con” khi giúp bạn nhận ra giới hạn bản thân. Bứt phá để thành công hơn trên con đường mình đã chọn.

Vì đã “chinh chiến” được nhiều chông gai nên mentor sẽ đóng góp đến cho bạn những lời khuyên tích cực và hữu ích nhất trong các vấn đề. 

Những trọng tâm, góc nhìn sâu sắc hơn bạn chưa thể nghĩ tới thì mentor sẽ “cứu cánh” bạn ngay lập tức khi đưa ra những lối đi hữu hiệu.

Mentor không chỉ là người cố vấn chuyên tâm mà còn là người bạn luôn lắng nghe, giúp bạn tốt hơn về mặt tinh thần nữa đó.

Chúng ta cần một mentor vì người đó sẽ hỗ trợ bạn trong lúc bạn gặp “rối ren” chưa biết giải quyết như thế nào.

Công việc của một mentor là gì?

mentor là gì Mentor thường đảm nhận cho mình các vai trò như:

  • Cố vấn và hướng dẫn
  • Người bạn tâm tình mỗi khi bạn gặp khó khăn
  • Giúp bạn nhận ra giới hạn của bản thân
  • Tạo dựng mối quan hệ gần gũi giữa cố vấn và người đang được hướng dẫn
  • Tập trung nhiều hơn vào việc phát triển tính cách bản thân chứ không đơn thuần là những kỹ năng
  • Những năng lượng tích cực được truyền tải là một trong những công việc mà mentor giỏi cần phải làm

Các mô hình mentor phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều mô hình mentor để đáp ứng được nhu cầu trợ giúp của người đang cần hướng dẫn. Một số mô hình như:

Mô hình mentoring 1:1

mentor là gì

Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay. 

Mô hình được tiến hành bởi một mentor và một mentee đồng hành xuyên suốt cùng nhau.

Mentor và mentee được ghép cặp với nhau và hoạt động trực tiếp. 

Vì sự hợp tác chỉ có “đôi bên” nên cả hai có rất nhiều thời gian đồng hành cùng nhau. Những ý kiến cũng như ý tưởng sẽ tương đồng với nhau nhiều hơn, cả hai sẽ dễ dàng chia sẻ cùng nhau để phát triển.

Đây được xem là mô hình hoạt động được yêu thích nhất hiện nay do cả hai đều có cơ hội để phát triển và tìm hiểu cá nhân được nhiều hơn.

Điểm hạn chế của mô hình là số lượng bị giới hạn, mentor nếu không thực sự giỏi sẽ không hỗ trợ tối đa được cho mentee của mình. 

Mô hình mentoring dựa trên nguồn tiềm lực 

mentor là gì

Mô hình này có một số điểm tương đồng khá giống mô hình 1:1

Các mentor sẽ được đề xuất vào một danh sách đề cập đến trình độ và ảnh hưởng của mình cho các mentee chọn lựa dựa trên tiêu chí phù hợp với định hướng mà mentee muốn theo đuổi.

Ở mô hình này, mentor không ghép cặp trực tiếp với mentee mà mentee sẽ là người đưa ra những nguyện vọng và kế hoạch của mình và đề nghị tìm một mentor hướng dẫn. 

Tinh thần tự nguyện là tiêu chí được đề cao trong mô hình này. Chính vì thế, để có thể tìm được một mentor ưng ý thì bạn phải chủ động liên hệ và gặp gỡ.

Điểm trừ của mô hình này là do linh động quá nên có sự chênh lệch về năng lực giữa mentor và mentee. Nhưng nhìn chung thì đây cũng là một cách thức để tìm mentor thú vị. 

Mô hình mentoring theo group 

Đây là mô hình hoạt động theo nhóm. Một tổ chức tạo cơ hội cho mentor có thể làm việc với 4-6 mentee cùng một lúc. 

Những người cùng nhóm sẽ có thể học hỏi lẫn nhau nhiều hơn ở môi trường có nhiều bạn bè đồng hành. 

Mô hình này sẽ hoạt động hữu hiệu trong doanh nghiệp hoặc những hoạt động đang cần sự tăng tốc. Mentor giỏi thật sự lúc này sẽ truyền đạt lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho lớp trẻ.

Thời gian gặp nhau sẽ diễn ra 2 lần/tháng để cùng nhau lên kế hoạch và thảo luận những vấn đề đang cần giải quyết. 

Điểm khó của mô hình là việc mở rộng mối quan hệ cá nhân mật thiết với mentor. Những cuộc gặp nhau khó được duy trì thường xuyên do phải cân bằng với lịch trình của các mentee khác chung nhóm.

Sẽ có sự chênh lệch kỹ năng giữa các mentee khi mỗi người có khả năng tiếp thu khác nhau. 

Mô hình mentoring dựa trên huấn luyện

Đây là mô hình có sự gắn bó đào tạo giữa mentor và mentee ở một quá trình training cụ thể

Khi đào tạo qua các lớp huấn luyện, mentor có khám phá cho mình được mentee có khả năng phù hợp. Từ đó mentee cũng có thêm nhiều cơ hội để phát triển bản thân hơn. 

Mô hình này không đa dạng vì tập trung phát triển chuyên môn nhất định. Việc phát triển toàn diện khi hoạt động ở mô hình này sẽ bị hạn chế 

Mô hình mentoring cho cấp quản lý/ điều hành

Mô hình này được chỉ đạo dưới sự chỉ dẫn của một quy mô quản lý được chỉ định xuống 

Đây sẽ là mô hình hoạt động hiệu quả trong doanh nghiệp vì chúng giúp doanh nghiệp đào tạo ra những mentee phù hợp đa dạng ở mọi lĩnh vực

Để giữ chân những người giỏi, doanh nghiệp thường áp dụng mô hình này.

Sự tương trợ qua lại nội bộ được đề cao khi tất cả những nhân viên có thể tìm đến sự trợ giúp của cấp cao hơn mà không nhất thiết phải cùng phòng ban

Các phẩm chất cần có của một mentor

mentor là gì

Một mentor giỏi luôn có trong mình những phẩm chất đáng quý. 

  • Tính cách: Phải là một người nhẫn nại, biết lắng nghe và tận tâm với nhiệm vụ mình đang thực hiện. Những tính cách tốt của mentor cũng là một tấm gương để các mentee nhìn theo học hỏi.
  • Chuyên môn: Phải trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức đầy đủ phục vụ cho công việc hướng dẫn các mentee. Phải có tuổi đời lớn hơn để có thể chia sẻ được những kinh nghiệm quý báu đã được tích lũy trong thời gian qua.
  • Mục tiêu: Phải đảm đương được những mục tiêu, đích đến mà cả hai cùng chí hướng. Có được chung mục tiêu sẽ giúp công việc đôi bên cùng thuận lợi. Dành ra được nhiều thời gian để có thể giải đáp được các thắc mắc mà mentee đang gặp phải.

Làm gì để trở thành một mentor giỏi

mentor là gì

Để trở thành một mentor giỏi không khó. Ngoài những phẩm chất cần có, chúng ta cũng trang bị những yếu tố như:

  • Có kinh nghiệm nhất định.
  • Có những tính cách phù hợp với vai trò người hướng dẫn.
  • Biết cảm thông và lạc quan, cởi mở để gần gũi với mentee nhiều hơn.
  • Kỹ năng cố vấn và lắng nghe để có thể định hướng mentee đến với mục đích phù hợp.
  • Cam kết được hiệu quả công việc để tạo được lòng tin cũng như xây dựng được mối quan hệ vững chắc cho mentee đang cần hướng dẫn. 

Xem thêm: 

Bài viết trên là những thông tin hữu ích liên quan đến mentor là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin cho bạn đọc. Hãy like, share, comment để ủng hộ BachkhoaWiki trong những bài viết có nội dung chất lượng hơn nữa nhé!