Taliban là gì? Tại sao Taliban lại muốn giành lại chính quyền Afghanistan

Trước tình hình chính trị cực kỳ căng thẳng, sau gần 20 năm kể từ khi chính quyền Taliban bị Mỹ lật đổ, ngày 15-8-2021 Taliban vây chặt sân bay Kabul và chiếm lại phần lớn lãnh thổ và chiếm được thủ đô Kabul trong sự ngỡ ngàng của Mỹ và các nước đồng minh. Việc Taliban chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan quá nhanh đã khiến dư luận phải ngạc nhiên đưa lên nhiều thắc mắc cho dư luận. Vậy thực chất Taliban là gì? Thế lực này đến từ đâu? Ở đâu? sẽ được BachkhoaWiki giải mã những vấn đề này qua bài viết sau nhé!

Taliban là gì

Taliban là gì?

Taliban hay còn được gọi là Taleban  tự xưng là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (IEA).

Taliban là một phong trào Sunni Hồi giáo, chính quyền này đã tiếp quản Afghanistan sau khi Liên Xô rút quân vào cuối những năm 1990. Lực lượng Taliban những ngày đầu được xây dựng từ các bộ tộc người Pashtun sinh sống ở vùng Tây Bắc Pakistan. Người Pashtun cũng là dân tộc chiếm đa số ở Afghanistan.

Theo tiếng Pashto, Taliban có nghĩa là “sinh viên”, dùng để mô tả các thành viên đầu tiên của tổ chức là những người học theo Mullah Omar.

Xuất phát từ các tranh cãi liên quan đến việc giải thích luật Sharia quốc tế do những sự khác biệt về hệ tư tưởng. Phần lớn các quốc gia theo đạo Hồi nhưng không tuân theo những đạo luật nghiêm ngặt hạn chế quyền của phụ nữ của luật Sharia . Bên cạnh đó, có những người theo chủ nghĩa tư tưởng cực đoan đã hình thành nên Taliban xuyên tạc tư tưởng hòa bình, rộng lớn hơn của Hồi giáo.

Taliban là nước nào?

Năm 1994 ở thành phố miền nam Kandahar, Taliban được thành lập bởi Mullah Mohammad Omar, thành viên một bộ lạc Pashtun và từng là một chỉ huy phiến quân Mujahedeen chống lại chiến dịch quân sự của Liên Xô ở Afghanistan trong thập niên 1980.

Tuy nhiên, sau khi bị lật đổ bởi Mỹ vào năm 2001, lực lượng của Taliban đã bị phân tán khắp nơi. Trong đó, một số thủ lĩnh ẩn náu ở Pakistan, nơi họ bắt đầu củng cố sức mạnh của mình.

Lực lượng Taliban là gì?

Lực lượng này khoảng 50 người, đặt nên một mục tiêu giải quyết sự bất ổn, tham nhũng và tội phạm lan tràn khắp Afghanistan trong những năm nội chiến sau khi Liên Xô rút quân. Cái tên Taliban có nghĩa là “học sinh”, dùng để mô tả các thành viên đầu tiên của tổ chức là những người học theo Mullah Omar.

Nguồn gốc của Taliban

Lực lượng Taliban những ngày đầu được xây dựng từ các bộ tộc người Pashtun sinh sống chủ yếu ở vùng Tây Bắc Pakistan. Trong đó, Người Pashtun cũng là dân tộc chiếm đa số ở Afghanistan.

Ai là người lãnh đạo Taliban?

Taliban là gì

Người sáng lập Mullah Mohammad Omar, vốn là một chỉ huy trong cuộc chiến tranh Afghanistan, bắt đầu phát động phong trào Taliban vào năm 1994 nhằm đảm bảo an ninh cho thành phố Kandahar ở phía đông nam, nơi bị ảnh hưởng bởi tội phạm và bạo lực. Ban đầu tầm nhìn về công lý của Taliban đã giúp họ gây dựng sức mạnh.

Vào những năm 1991, Mullah Mohammed Omar bắt đầu thu thập tín đồ giữa những người tị nạn ở Pakistan dựa trên cách giải thích cực đoan của ông về luật tôn giáo.

Mullah Omar tiếp tục lãnh đạo Taliban, đảm nhận vai trò chỉ huy tối cao và lãnh đạo tinh thần cho đến khi ông qua đời vào đầu năm 2013 Mulla Mohammed Omar chính là thủ lĩnh của Taliban. Tuy nhiên, Taliban chỉ công bố về cái chết của người sáng lập tổ chức sau đó hai năm. Tháng 7/2015, chính phủ Afghanistan xác nhận Mohammad Omar, người sáng lập Taliban, đã chết ở Karachi, Pakistan.

Sau đó, Taliban được lãnh đạo bởi Mawlawi Haibatullah Akhundzada, một học giả pháp lý Hồi giáo. Được nhắc đến với cái tên “Thủ lĩnh của những người trung thành”, Akhunzada là người nắm quyền cao nhất đối với các vấn đề chính trị, tôn giáo và quân sự của nhóm.

Dưới đây là một số hình ảnh về Thủ lĩnh tối cao Taliban Haibatullah Akhunzada:

Thủ lĩnh tối cao Taliban Haibatullah Akhunzada

Mục tiêu của Taliban là gì?

Taliban chiến đấu với tuyên bố mãnh liệt nhằm lật đổ chính quyền Mỹ và các nước đồng minh, từ đó tái áp đặt luật Hồi giáo lên khắp lãnh thổ Afghanistan. Thành phần quản lý Taliban cho biết:  “họ muốn xây dựng một chính phủ với nhiều thành phần và không trở thành mối đe dọa với phương Tây”.

Một phát ngôn viên của Taliban tuyên bố rằng sẽ bảo đảm an toàn cho những người từng làm việc cho các chính phủ trước đó. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược lại với thực tết rằng, một số người dân Afghanistan cho biết đã có tình trạng thành phần này tấn công vô cớ nhằm vào dân thường, ép phụ nữ rời khỏi nơi làm việc và hành quyết binh sĩ chính phủ ở những nơi lực lượng này đang kiểm soát nhằm đe dọa.

Từ những gì chúng ta đã biết trên thì nó đã đặt ra một câu hỏi liệu, tổ chức này đã lấy nguồn vốn từ đâu để có thể phát động chiến tranh trong suốt 20 năm như vậy. Điều này sẽ được làm rõ qua những phần còn lại là Taliban là ai dưới đây.

Mục tiêu của Taliban là gì?

Taliban kiếm tiền như thế nào?

Các nguồn tài chính chính của Taliban vẫn là từ hoạt động tội phạm, bao gồm buôn bán ma túy và sản xuất thuốc phiện, tống tiền, bắt cóc đòi tiền chuộc, khai thác khoáng sản và thu thuế.

Theo như hiệp ước Quá cảnh giữa Afghanistan và Pakistan, một mạng lưới buôn lậu khổng lồ đã phát triển. Nó có doanh thu ước tính là 2,5 tỷ đô la với Taliban nhận được từ 100 triệu đến 130 triệu đô la Mỹ mỗi năm.

Taliban kiếm tiền như thế nào?

Bên cạnh đó, Taliban kiểm soát 96% các cánh đồng anh túc của Afghanistan và biến thuốc phiện trở thành nguồn đánh thuế lớn nhất.  Đây cùng là nguồn thu chính của họ.

Đến năm 2001, các thủ lĩnh của lực lượng này bị người Mỹ loại khỏi chiếc ghế quyền lực, nhưng các phiến quân lại rút về hoạt động tại các vùng lãnh thổ của người Pashtun. Tướng Dan McNeill, chỉ huy lực lượng NATO tại Afghanistan, cho biết các nhóm phiến quân Hồi giáo Taliban hiện vẫn hoành hành ở Afghanistan, nhờ các khoản lợi nhuận thu được từ việc trồng cây thuốc phiện ở ổ ma tuý lớn nhất thế giới này.

Trong năm 2007 lực lượng Taliban đã thu ít nhất 100 triệu USD tiền “thuế” của những người trồng cây anh túc ở Turkmenistan

Vì sao Taliban muốn chiếm Afghanistan?

Dưới sự lãnh đạo của Mawlawi Hibatullah Akhundzada, Taliban dần dần mở rộng cả về lãnh thổ và số lượng thành viên với lời hứa hẹn sẽ khôi phục hòa bình và an ninh trong nước và thực thi luật Hồi giáo Sharia hà khắc.

Chính quyền Taliban đã tuyên bố rằng sẽ giành lại những gì đã mất vào đầu những năm 2000.

“Họ muốn áp đặt tầm nhìn của họ về luật Hồi giáo. Họ không muốn có quốc hội, không muốn nền chính trị bầu cử. Họ có một tiểu vương và hội đồng các mullah, và đó là tầm nhìn mà họ thấy là tốt nhất cho đạo Hồi”, ông Robert Crews, một chuyên gia về Afghanistan tại Đại học Stanford (Anh) nói.

Chính sách cai trị của Taliban là gì?

Taliban tuyên bố để đạt được mục tiêu về một nhà nước Hồi giáo “trong mơ”, thì cần có những lệnh cấm các hoạt động phù phiếm như TV, nhạc nhẽo và phim ảnh, trong khi nỗ lực trấn áp tội phạm đã được tăng cường bằng việc cho ra đời luật Hồi giáo, bao gồm cả tử hình và chém đầu công khai.

Sự cai trị của Taliban đã áp đặt những hạn chế hà khắc đối với phụ nữ được phép đi làm, đi học hoặc thậm chí ra khỏi nhà – điều này chỉ có thể được thực hiện hoàn toàn với một chiếc áo khoác dạ và có một người thân là nam giới đi cùng. Các đạo luật này đã đẩy lực lượng này vào cuộc xung đột với cộng đồng quốc tế.

Những vấn đề này, cùng với những điều cấm kỵ phụ nữ được tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dần dần đã châm ngòi những ngọn lửa oán giận trong người dân Afghanistan.

Xem thêm:

Hy vọng rằng các chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu được Taliban là gì. Đừng quên like và share để tiếp tục ủng hộ BachkhoaWiki các bạn nhé!