NATO là gì? Điều gì đã tạo nên sự phát triển lớn mạnh của khối liên minh này?

Chắc hẳn ai cũng đều biết đến NATO như một tổ chức liên minh bao gồm nhiều cường quốc trên toàn thế giới và có sức ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy cụ thể NATO là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

nato là gì

NATO là gì?

NATO là một trong những tổ chức liên minh vô cùng nổi tiếng trên thế giới. Nếu bạn vẫn chưa biết NATO là gì, NATO viết tắt của từ gì và điều gì khiến cho NATO trở nên lớn mạnh đến vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết sau nhé.

NATO là viết tắt của từ gì?

NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và NATO trong tiếng Anh là North Atlantic Treaty Organization, tiếng Pháp là Organisation du Traité de l’Atlantique Nord và viết tắt là OTAN.

Đây được biết đến là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào năm 1949 với sự góp mặt của nhiều ông lớn như: Mỹ, Canada và một số nước ở châu Âu.

NATO là viết tắt của từ gì

NATO gồm những nước nào?

Vậy NATO gồm những nước nào? Cùng theo chân BachkhoaWiki đi tìm hiểu câu trả lời nhé.

Thành viên sáng lập

NATO trong giai đoạn sáng lập gồm có 12 thành viên, bao gồm:

  • Mỹ
  • Anh
  • Pháp
  • Bỉ
  • Bồ Đào Nha
  • Canada
  • Đan Mạch
  • Hà Lan
  • Iceland
  • Luxembourg
  • Na Uy
  • Ý

Thành viên trong chiến tranh Lạnh

Tới khi chiến tranh Lạnh xảy ra đã có thêm 4 nước tham gia vào liên minh NATO, bao gồm:

  • Thổ Nhĩ Kỳ (18 tháng 2 năm 1952)
  • Hy Lạp (18 tháng 2 năm 1952)
  • Cộng hòa liên bang Đức (9 tháng 5 năm 1955)
  • Tây Ban Nha (30 tháng 5 năm 1982)

NATO là gì? Điều gì đã tạo nên sự phát triển lớn mạnh của khối liên minh này?

Thành viên Đông Âu sau chiến tranh Lạnh

  • Ba Lan (12 tháng 3 năm 1999)
  • Cộng hoà Séc (12 tháng 3 năm 1999)
  • Hungary (12 tháng 3 năm 1999)
  • Bulgaria (29 tháng 3 năm 2004)
  • Estonia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Latvia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Litva (29 tháng 3 năm 2004)
  • Romania (29 tháng 3 năm 2004)
  • Slovakia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Slovenia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Croatia (1 tháng 4 năm 2009)
  • Albania (1 tháng 4 năm 2009)
  • Montenegro (5 tháng 6 năm 2017)
  • Bắc Macedonia (27 tháng 3 năm 2020)

Tổ chức NATO là gì?

NATO là gì? Đây là câu hỏi mà thời gian gần đây với tình hình chính sự trên thế giới khiến khá nhiều người quan tâm.

NATO chính là từ viết tắt của cụm từ North Atlantic Treaty Organization và là tên gọi của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

NATO được xem là khối liên minh quân sự – chính trị lớn nhất trên thế giới với sự góp mặt của những cường quốc lớn như: các nước châu Âu, Hoa Kỳ và Canada.

Trụ sở của tổ chức này được đặt tại Brussels, Bỉ và đứng đầu bộ tư lệnh châu Âu là Tư lệnh tối cao (tướng Mỹ).

Tổ chức NATO là gì

Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập nhằm mục tiêu gì?

Nhìn vào sự phát triển lớn mạnh của tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương chắc hẳn ai cũng sẽ tò mò về mục đích hình thành của liên minh này đúng không?

Theo một số ghi chép cho biết, mục đích thành lập của khối liên minh quân sự – chính trị NATO chính là nhằm để ngăn chặn sự phát triển và sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc lúc bấy giờ tại châu Âu.

Đặc điểm của NATO là gì?

Đặc điểm đầu tiên của NATO là đây là liên minh về chính trị và quân sự nhằm đảm bảo quyền tự do và an ninh của các quốc gia thành viên thông qua các chính sách về chính trị và quân sự.

NATO luôn tuân thủ theo nguyên tắc phòng thủ tập thể, có thể hiểu đơn giản rằng khi một thành viên bị tấn công thì cũng đồng nghĩa với việc cả khối NATO phải tham gia vào cuộc chiến này để bảo vệ đồng minh.

Ngoài ra, NATO là một liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ, điều này cho phép các nước thành viên tham vấn, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, và tiến hành các hoạt động quản lý khủng hoảng đa quốc gia cùng nhau.

Đặc điểm của NATO là gì

Điều kiện để trở thành thành viên của NATO là gì?

Xem ra, tham gia vào khối NATO là một cơ hội và là một bước đệm tốt cho nhiều quốc gia trên thế giới phải không nào? Vậy điều kiện để trở thành thành viên của NATO là gì?

NATO từng tuyên bố “Bất kỳ quốc gia Châu Âu nào ở lập trường tiếp tục áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước Washington và đóng góp vào an ninh ở khu vực Châu Âu – Đại Tây Dương đều có thể trở thành thành viên của liên minh theo lời mời của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương”.

Tuy nhiên, quốc gia nào muốn gia nhập NATO phải đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị, kinh tế và quân sự nhất định, cụ thể như:

  • Các thành viên mới phải đề cao dân chủ, bao gồm cả việc chấp nhận sự đa dạng.
  • Các thành viên mới phải tiến bộ theo hướng kinh tế thị trường.
  • Lực lượng quân sự của các thành viên phải nằm dưới sự kiểm soát dân sự vững chắc.
  • Phải là láng giềng tốt và tôn trọng chủ quyền ngoài biên giới của nước đó.
  • Phải cải tổ để tương thích với các lực lượng NATO.

Điều kiện để trở thành thành viên của NATO là gì

Vì sao Ukraine chưa là thành viên chính thức của NATO?

Năm 2008, Ukraina đã nộp đơn xin tham gia Kế hoạch Hành động Thành viên và NATO cũng tỏ ra rất hoan nghênh những nỗ lực của Ukraina đồng thời cam kết Kiev cuối cùng sẽ trở thành thành viên nhưng chưa rõ thời gian.

Năm 2010, ông Viktor Yanukovych được bầu làm Tổng thống Ukraina và đã từ chối liên kết với NATO.

Đến đầu năm 2014, Ukraina và các nhà lãnh đạo nước này tiếp tục ưu tiên gia nhập NATO và mục tiêu này cũng nhận được sự ủng hộ của đông đảo công chúng.

Tuy nhiên, tình trạng bất ổn đang diễn ra ở Ukraina và sau khi Nga mở chiến dịch quân sự vào Ukraina năm 2022 khiến một số thành viên NATO phản đối việc để Ukraina gia nhập.

Vì sao Ukraine chưa là thành viên chính thức của NATO

Đồng thời, trong nhiều năm qua, tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin luôn khẳng định việc giữ cho Ukraina không gia nhập vào khối liên minh NATO. Điều này cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tham gia NATO của quốc gia này.

Xem thêm:

Trên đây là tất tần tật những tổng hợp của BachkhoaWiki về câu hỏi NATO là gì? Mong rằng thông qua bài viết bạn đã hiểu hơn về tổ chức này và những vấn đề chính trị liên quan. Nếu thấy hay thì đừng quên Like, Share và thường xuyên ghé thăm BachkhoaWiki để có thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.