Luận giải chi tiết ý nghĩa 64 quẻ Kinh dịch

Kinh dịch từ lâu đã đi sâu vào văn hóa của người phương Đông. Nhưng vì Kinh dịch là một hệ thống phức tạp nên vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa 64 quẻ Kinh dịch. Mời bạn theo dõi bài viết để cùng BachkhoaWiki khám phá ý nghĩa 64 quẻ Kinh dịch nhé!

Kinh dịch là gì?

Kinh dịch là gì?

Kinh dịch là bộ sách kinh điển của Trung Hoa. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch).

Ban đầu, Kinh dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Ý nghĩa chung của Kinh dịch

Kinh dịch ngay bản thân sau tiêu để của nó đã chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:

  • Bất dịch – bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững – quy luật trung tâm – là không đổi theo không gian và thời gian.
  • Biến dịch – hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
  • Giản dịch – thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.

Nguồn gốc Kinh dịch

Nguồn gốc Kinh dịch đến từ đâu? Đây là câu hỏi mà rất nhiều học giả đã đưa ra khi nghiên cứu Kinh dịch, rất nhiều công trình nghiên cứu đã viết về vấn đề này. Mỗi công trình đều cố đưa ra những luận cứ, diễn giải thuyết phục  để chứng minh rằng Kinh dịch là thuộc về quốc gia nào.

ý nghĩa 64 que kinh dịch

Nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Theo sự hiểu biết của người viết, Kinh dịch bắt đầu xuất hiện trước tất cả các nền văn minh trên Trái Đất này.

Nó là một di sản vỡ vụn của một nền văn minh cao cấp cổ xưa và rải rác khắp nơi trên thế giới còn sót lại sau một thảm họa hủy diệt. Người Maya, người Ai Cập cổ đại, người Khmer, Ấn Độ cổ cũng đều có những phần tri thức tương tự như Kinh dịch.

Người Trung Hoa và Việt Nam may mắn có được nhiều mảnh vụn hơn và may mắn nhất là Trung Hoa đã sinh ra một Khổng Tử và Chu Công để san định và chú giải Kinh dịch có hệ thống, nên người ta mới luôn nghĩ rằng Trung Hoa là cái nôi của Kinh dịch.

Vì kiến thức về Kinh dịch sâu rộng, để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của Kinh dịch, bạn có thể tham khảo các cuốn sách dưới đây:

  • Kinh dịch đạo làm người quân tử – Nguyễn Hiến Lê
  • Dịch họa tinh hoa – Thu Giang và Nguyễn Duy Cần

Ý nghĩa 64 quẻ Kinh dịch chi tiết nhất

Kinh dịch được áp dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, mệnh lý học, quân sự,… Cho tới nay, Kinh dịch gồm 64 quẻ dịch. Mời bạn theo dõi bài viết để tìm hiểu ý nghĩa chi tiết của 64 quẻ Kinh dịch.

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Quẻ Thuần Càn

Quẻ Thuần Càn hay còn gọi là quẻ Càn, tức là Trời. Đây là quẻ số 1 trong Kinh dịch. Trong đó:

  • Nội quái là Càn
  • Ngoại quái là Càn

ý nghĩa 64 quer Kinh dịch

Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng. Trời có đức nguyên vì là nguồn gốc của vạn vật. Đồng thời, trời có đức hạnh vì làm ra mây, mưa để vạn vật sinh trưởng. Cuối cùng, trời có đức lợi và trinh vì biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được bẩm tính.

Càn tượng trưng cho người quân tử. Người quân tử có bốn đức:

  • Nhân, đức lớn nhất, gốc của lòng người, tức như đức “nguyên” của trời.
  • Lễ, là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông, cho nên lễ tức như đức “hanh” của trời.
  • Nghĩa, đức này làm cho mọi người được vui vẻ sung sướng, tức như đức “lợi” của trời.
  • Trí, là sáng suốt, biết rõ thị phị, có biết thị phi mới làm được mọi việc cho nên nó là đức cốt cán, cũng như đức “trinh” chính và bền – của trời

Quẻ Thuần Khôn

Quẻ Thuần Khôn còn gọi là quẻ Khôn, tức Đất. Là quẻ số 2 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là khôn
  • Ngoại quái là Khôn

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Khôn có đức đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có việc làm mà thủ xướng thì lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được. Chỉ cốt lợi ích cho vạn vật. Nếu đi về phía tây nam thì được bạn, về phía đông bắc thì mất bạn. An lòng giữ đức bên vững, tốt.

Người quân tử nếu ở vào địa vị khôn, phải tùy thuộc người trên thì làm việc cũng đừng nên khởi xướng để khỏi lầm lẫn, chờ người ta khởi xướng rồi mới theo thì được việc, như vậy là có đức dày như đất, chở được muôn vật, lớn cũng không kém đức của trời (Càn).

Quẻ Thủy Lôi Truân

Quẻ Thủy Lôi Truân đôi khi còn gọi là quẻ Truân. Đây là quẻ số 3 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Chấn (Sấm)
  • Ngoại quái là Khảm (Nước)

Theo Tự quái truyện thì sở dĩ sau hai quẻ Càn, Khôn tới quẻ Truân là vì có trời đất rồi vạn vật tất sinh sôi nảy nở đầy khắp, mà lúc sinh sôi đó là lúc khó khăn. Chữ Truân có cả hai nghĩa đó là: đầy và khó khăn.

Gặp lúc gian truân, có thể hanh thông lắm (nguyên hanh), nếu giữ vững điều chính (trái với tà) và đừng tiến vội mà tìm bậc hiền thần giúp mình (kiến hầu là đề cử một người giỏi lên tước hầu).

Tượng quẻ này là Chấn (Sấm), ở trên là mưa (Khảm), tức có nghĩa động ở trong chốn hiểm. Vì thế mà quẻ đặt là Truân. Lại thêm, nội quái có một hào dương (Cương), hai hào âm (Nhu). Ngoại quái cũng như vậy, cương nhu, dương âm bắt đầu giao nhau để sinh vạn vật mà lúc đầu bao giờ cũng gian nan (Truân).

Trong lúc gian nan mà có động thì có thể là tốt, nhưng phải kiên nhẫn giữ điều chỉnh. Đừng vội hành động mà trước hết nên tìm người tài giỏi giúp mình.

Quẻ Sơn Thủy Mông

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Cấn (Núi)

Theo nghĩa của quẻ thì cấn là ngưng, Khảm là hiểm. Ở trong (nội quái) thì hiểm, mà ở ngoài (ngoại quái) thì ngưng, không tiến được, tỏ ra ý mù mờ, cho nên gọi là Mông.

ý nghĩa 64 quẻ kinh dich

Xét theo hình tượng, cũng có thể giảng là dưới chân núi có suối nước trong, tức như hạng người còn nhỏ (khi thành sông mới là lớn), hạng “đồng mông”, cho nên gọi quẻ này là Mông (mông có nghĩa là non yếu).

Quẻ này chỉ chú trọng vào hào 2 và hào 5. Hào 2 là dương cương, đắc trung làm chủ nội quái, đáng là một vị thầy cương nghị. Hào đó ứng với hào 5 âm nhu thuận mà cùng đắc trung, là tượng học trò ngoan. Vậy là thầy trò tương đắc, sự học hành tất có kết quả tốt, cho nên quẻ này có đức hanh thông.

Quẻ này nói về cách giáo hóa, cần nghiêm (hào 1) nhưng không nên nghiêm khắc quá mà ngăn ngừa lỗi của trẻ (hào 6).

Quẻ Thủy Thiên Nhu

Quẻ Thủy Thiên Nhu còn gọi là quẻ Nhu.

  • Nội quái là Càn (Trời)
  • Ngoại quái là Khảm (Nước)

Chờ đợi vị hiểm đằng trước, thuận theo. Quân tử hoan hội chi tượng: quân tử vui vẻ hội họp, ăn uống chờ thôi.

ý nghĩa 64 quẻ kinh dich

Nội quái là Càn, cương kiện, muốn tiến lên nhưng gặp ngoại quái là Khảm (hiểm) chặn ở trên, nên phải chờ đợi.

Hào làm chủ trong quẻ này là hào 5. Hào này ở vị trí tôn mà lại trung, chính, Vì thế nên có cái tượng thành thực, tin tưởng, sáng sủa, hanh thông. Quẻ này miễn là chịu chờ đợi thì việc hiểm gì cũng vượt được qua mà thành công.

Đại khái, quẻ này được giải thích là dưới là Càn, trên là Khảm (mây), có cái tượng mây đã bao kín bầu trời thế nào cũng mưa. Vì thế, cứ ăn uống yên lạc yên vui di dưỡng thể xác và tâm trí mà chờ đợi lúc trời đổ mưa.

Quẻ này rút ra chỉ cho ta cách hành xử khi chờ đợi, tùy họa ở gần hay xa. Cốt nhất ở đây là đừng nóng nảy, phải biết giữ trung tính. Chúng ta để ý rằng hào 5 quẻ Khảm tức là ở giữa cơn nguy hiểm mà vẫn được cho là vị trí tốt bởi ở đó cương một cách vừa phải, sáng suốt, chính đáng.

Quẻ Thiên Thủy Tụng

Quẻ Thiên Thủy Tụng hay còn gọi là quẻ Tụng. Đây là quẻ thứ 6 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Càn (Trời)

Quẻ chủ về bất hòa, kiện tụng, bàn tính, cãi vã, tranh luận, bàn tán.

 

ý nghĩa 64 que kinh dịch

Theo tượng quẻ này, người trên (quẻ Càn) là dương cương, áp chế người dưới. Mà ở đây, người dưới (quẻ Khảm) thì âm hiểm, tất sinh ra kiện cáo. Hoặc, dễ cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì lại cương cường (ngoại quái Càn), tất sinh ra kiện cáo.

Chu Công cho quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho nên lo sợ phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì tốt. Còn, nếu như người đó cứ theo đuổi tới cùng, quyết thắng thì sẽ xấu.

Còn theo Đại truyện, Càn có xu hướng đi lên, Khảm (nước) có hướng chảy xuống, như vậy là trái ngược nhau. Điều này cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh kiện cáo. Và lời khuyên khi gặp quẻ này là người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo.

Quẻ Địa Thủy Sư

Quẻ Địa Thủy Sư hay còn gọi là quẻ Sư. Đây là quẻ số 7 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Khôn (Đất)

ý nghĩa 64 que kinh dịch

Kiện tụng là tranh nhau, tranh nhau thì lập phe, có đám đông nổi lên. Vì thế, sau quẻ Tụng là quẻ Sư – đám đông, có nghĩa là quân đội.

Quẻ này, trên Khôn, dưới Khảm. Theo Đại tượng truyện thì Khôn là Đất, Khảm là nước, ở giữa là đất và nước tụ lại. tượng cho quần chúng nhóm họp thành đám đông.

Theo Chu Hi thì Khảm là hiểm, trên Khôn là Thuận. Người xưa gởi binh ở trong việc nông (thời bình là nông dân, nhưng vẫn tập tành võ bị, thời loạn thì thành lính), như vậy là giấu cái hiểm (võ bị) trong cái thuận (việc nông).

Quẻ Sư khuyên người ta nên nhớ:

  • Bất đắc dĩ mới phải ra quân, ra quân phải có chính nghĩa.
  • Dùng tướng phải xứng đáng (như hào 2), đừng để cho kẻ bất tài (như hào 3) tham gia.
  • Phải cẩn thận từ lúc đầu, kỷ luật nghiêm minh, nhưng phải khéo để khỏi mất lòng quân.
  • Nếu gặp kẻ địch đương ở thế mạnh thì hãy tạm tránh.
  • Khi thành công, luận ban thưởng thì với kẻ tiểu nhân chỉ nên thưởng tiền bạc, không nên giao trọng trách.

Quẻ Thủy Địa Tỷ

Quẻ Thủy Địa Tỷ hay còn gọi là quẻ Tỷ. Đây là quẻ thứ 8 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khôn (Đất)
  • Ngoại quái là Khảm (Nước)

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Quẻ Sư là đám đông, khi đám đông gặp gỡ sẽ có liên lạc nên sinh quẻ Tỷ là liên lạc.

Quẻ này trên đất có nước, nước thấm xuống đất, đất hút nước nên có nghĩa là gần gũi gắn kết, thân thiết.

Trong đó, có một hào dương cương, trung chính (hào 5) thống lĩnh 5 hào âm còn lại, có cái tượng ông vua hay người trên được toàn thể dân (người dưới) tin cậy, quy phục. 5 hào âm ở vị trí tôn nên cần thận trọng, tự xét mình kỹ càng mà thấy có đủ những đức nguyên, vĩnh, trinh thì mới thật là không có lỗi.

Quẻ này nói về nhóm bạn tìm thầy. Phải cẩn trọng ngay từ ban đầu, thành tín, trung chính, vì đạo chứ không vì lợi. Và, phải để cho được tự do, không nên quá ép buộc.

Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc

Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc còn được gọi là quẻ Tiểu Súc. Đây là quẻ thứ 9 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Càn (Trời)
  • Ngoại quái là Tốn (Gió)

Chữ Súc có nghĩa là nuôi, cũng có nghĩa là chứa (như chứa vật chất) và còn có nghĩa là ngăn lại, kiềm chế.

Theo quẻ này, nếu ngăn được hào 2 và hào 5 đều dương cương thì việc chắc chắn sẽ hanh thông. Tuy nhiên, có sự cản trở nhỏ nên chưa thể phát triển hết được. Có thể ví như đám mây đóng kịt ở phương Tây mà chưa tan, chưa mưa được.

Đại trượng khuyên người quân tử ở trong hoàn cảnh của quẻ này (sức còn nhỏ) nên trau dồi tài văn chương chứ đừng hoạt động chính trị.

Quẻ Thiên Trạch Lý

Quẻ Thiên Trạch Lý còn gọi là quẻ Lý. Đây là quẻ thứ 10 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Đoài (Đầm)
  • Ngoại quái là Càn (Trời)

Quẻ này chủ về nghi lễ, khuôn phép, hệ thống, pháp lý, tượng hổ lang đón đường.

Khi nhóm đông gặp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội cũng phải tuân theo lễ, pháp lý.

Quẻ này là quẻ Lý, cả 6 hào đều nói về cách ăn ở trong đời người: mới ra đời thì phải giữ tính trong sáng, sau giữ vững đường chính (hào 2), biết sức mình không nên tự phụ (hào 3) để tránh nguy. Cần biết thận trọng và sợ hãi (hào 4) đến khi ở địa vị cao thì đừng ỷ thế mà kiên quyết quá (hào 5). Và nếu như, ăn ở được như vậy đến cuối đời thì là việc tốt.

Quẻ Địa Thiên Thái

Quẻ Địa Thiên Thái là quẻ số 11 trong Kinh dịch. Quẻ này hay còn gọi là quẻ Thái.

  • Nội quái là Càn (Trời)
  • Ngoại quái là Khôn (Đất)

Quẻ Thái nghĩa là yêu thích, thông thuận.

Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm “khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương”, hai khí giao hòa, mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích.

Quẻ Thiên Địa Bĩ

Quẻ Thiên Địa Bĩ hay còn gọi là quẻ Bĩ, là quẻ số 12 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khôn (Đất)
  • Ngoại quái là Càn (Trời)

Quẻ này nghĩa là không thông, bế tắc, xui xẻo, dèm pha, chê bai. Trong vũ trụ không có gì là thông hết được, hết thông thì sẽ đến thời bế tắc vì thế mà sau quẻ Thái là quẻ Bĩ.

Quẻ Bĩ trái với quẻ Thái. Thái thì dương ở dưới thăng lên và giao với âm. Còn với Bĩ, dương ở dưới đi lên, âm ở trên xuống nhưng không giao nhau. Âm dương không giao thì sẽ bị bế tắc, điều này đúng trong đạo người và cả vạn vật.

Theo Đại trượng khuyên rằng: gặp thời bĩ thì người quân tử nên thu cái đức của mình lại (đừng hành động gì cả, riêng giữ các đức của mình) để tránh tai nạn, đừng màng chút lợi danh nào cả.

Quẻ này cho thấy, người bốc phải quẻ này hãy luôn sẵn sàng để nắm bắt cơ hội và thực hiện nó vì thời đã tới.

Quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân

Quẻ này hay còn gọi là quẻ Đồng Nhân, là quẻ số 13 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Ly (Hỏa)
  • Ngoại quái là Càn (Trời)

Theo kiến giải của người Việt, con người đạt đến mức độ giao hội cùng vũ trụ, đồng nhân cao nhất, mức độ hoà đồng siêu việt.

Khi bế tắc không thể cách biệt mãi được mà phải có lúc giao hòa, cho nên sau quẻ Bĩ là quẻ Đồng Nhân. Đồng Nhân là cùng chung với người, đồng tâm hiệp lực.

Quẻ này có Ly ở dưới là lửa, sáng và văn minh. Bên trên có Càn hay là Trời. Quẻ này có tượng bốc lửa lên trời, soi khắp thế gian, vì thế mà dù có hiểm trở gì thì cũng sẽ vượt qua được.

Khi rút được quẻ này, chúng ta có 2 lời khuyên là:

  • Muốn hòa động thì không chia đảng phái, tôn trọng các đặc tính của mỗi người, khả năng và nhu cầu của mỗi người.
  • Công việc hòa đồng mọi người rất chính đáng nhưng cũng rất gian nan.

Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu

Hay còn được gọi là quẻ Đại Hữu. Đây là quẻ số 14 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Càn (Trời)
  • Ngoại Quái là Ly (Hỏa)

Theo giải thích của người Việt, quẻ này bổ sung thêm tượng sở hữu tài sản vật chất và tinh thần ở mức cao nhất. Khi đã hòa đồng cùng mọi người thì mọi người về với mình, sở hữu của mình cũng lớn hơn trong cộng đồng. Vì thế mà sau quẻ Đồng nhân là quẻ Đại hữu (có nhiều, có lớn).

Ở trên Càn là lửa ở trên trời, chiếu sáng mọi vật như vậy có nghĩa là văn minh. Càn cương kiện bao gồm văn minh và cương kiện nên có thể sẽ rất hanh thông.

Quẻ này khuyên người ta sống trong cảnh giàu có, nên khiêm, kiệm, giao thiệp với người nên chí thành.

Quẻ Địa Sơn Khiêm

Quẻ Địa Sơn Khiêm là quẻ thứ 15 trong Kinh dịch. Quẻ này còn được gọi là quẻ Khiêm.

  • Nội quái là Cấn (Núi)
  • Ngoại quái là Khôn (Đất)

Quẻ Đại hữu thì là thời rất thịnh, không nên chung để cho quá đầy, vì thế mà nên nhún nhường, nên Khiêm lại.

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Quẻ này chỉ có một hào dương và được coi là chủ quẻ. Trời có đức khiêm vì ở trên đi xuống chỗ thấp mà sáng tỏ, đất có đức khiêm vì chịu ở dưới mà đi lên. Theo đạo trời, cái gì đầy thì làm cho bớt, cái gì khuyết thì đắp thêm vào. Đạo đất và đạo quỷ thần cũng vậy. Còn đối với đạo người thì ghét kẻ đầy, tức sự kiêu căng thỏa mãn, mà thích kẻ khiêm tốn (Nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm). Hễ khiêm thì ở địa vị cao mà đạo càng sáng, ở địa vị thấp mà chẳng ai vượt mình được.

Khi bốc được quẻ này, khuyên người quân tử nên bớt chốn nhiều, bù chốn ít, để cho vạn vật cần xứng, quân bình.

Quẻ Lôi Địa Dự

Quẻ Lôi Địa Dự hay còn gọi là quẻ Dự. Đây là quẻ số 16 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khôn (Đất)
  • Ngoại quái là Chấn (Sấm)

Quẻ này nói về sự vui vẻ. Có Chấn ở trên, Khôn ở dưới nên có nghĩa là ở trên thì động, ở dưới thuận theo như vậy tất vui vẻ.

Bàn thêm, cái đạo thuận lẽ mà hành động đó là đạo trời, cho nên mặt trời mặt trăng thay nhau chiếu sáng ban ngày ban đêm, không bao giờ lầm; bốn mùa thay nhau chẳng bao giờ sai. Thánh nhân thuận lẽ mà hành động thì hình phạt không phiền phức mà dân chúng phục tòng.

Quẻ Trạch Lôi Tùy

Quẻ Trạch Lôi Tùy hay còn gọi là quẻ Tùy. Đây là quẻ số 17 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Chấn (Sấm)
  • Ngoại quái là Đoài (Đầm)

Tùy nghĩa là theo, rất hanh thông những phải theo điều chính đáng.

Quẻ có Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động. Đó là cái tượng hành động mà được người vui theo. Hoặc có thể hiểu rằng Chấn là Sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là Tùy.

Quẻ này khuyên chúng ta nên theo chính nghĩa không vì tư tình, vì lợi và biết tùy thời. Có như vậy thì tốt tới cũng được.

Quẻ Sơn Phong Cổ

Quẻ này hay còn gọi là quẻ Cổ, là quẻ thứ 18 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Tốn (Gió)
  • Ngoại quái là Cấn (Núi)

Quẻ này có sự không yên trong lòng, làm ngờ vực, làm cho sợ sệt. Cổ có hai nghĩa là đổ nát và công việc. Hễ đổ nát thì phải sửa lại, thế là có công việc.

Quẻ này trên là núi, dưới là gió, gió đụng núi quật lại, đó là tượng loạn, không yên, tất phải có công việc.

Tốn ở dưới là thuận, mà Cấn ở trên là ngưng chỉ; người dưới thì thuận mà người trên cứ ngồi im; hoặc người dưới một mực nhu, người trên một mực cương để nén người dưới, như vậy mọi sự sẽ đổ nát, phải làm lại.

Quẻ Địa Trạch Lâm

Quẻ Địa Trạch Lâm là quẻ số 19 trong Kinh dịch, hay còn gọi là quẻ Lâm.

  • Nội quái là Đoài (Đầm)
  • Ngoại quái là Khôn (Đất)

Quẻ có nghĩa là quân tử dạy dân, che chở, bao bọc cho dân vô bờ bến. Trên là Đoài có đất, đất tới sát nước nên gọi là Lâm (tới gần). Hào 2 cương trung ứng với hào 5 nhu trung, nhân sự có phần vui vẻ, cũng hanh thông nữa.

Tuy nhiên, khuyên rằng trong cảnh hanh thông đừng nên phóng túng mà nên giữ vững chính đạo. Nếu không thì đến tháng 8 (hoặc 8 tháng nữa) sẽ hung.

Đất tới sát chằm thì có cái tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân không bao giờ thôi, bao dung, giữ gìn cho dân.

Quẻ Phong Địa Quan

Quẻ Phong Địa Quan là quẻ thứ 20 trong Kinh dịch, hay còn gọi là quẻ Quan.

  • Nội quái là Khôn (Đất)
  • Ngoại quái là Tốn (Gió)

ý nghĩa 64 que kinh dịch

Quẻ Lâm là lớn, vật gì đến lúc lớn thì mới đáng biểu thị cho người ta thất, cho nên sau quẻ Lâm là quẻ Quan – xem xét.

Theo tượng quẻ, Tốn ở trên, Khôn ở dưới là gió thổi trên đất, tượng trưng cho sự cổ động khắp mọi loài, hoặc xem xét (quan) khắp mọi loài. Thêm nữa, hai hào dương ở trên, bốn hào âm ở dưới, là dương biểu thị (quán) cho âm; âm trông (quan) vào dương mà theo.

Hào 5 ở trong quẻ ở ngôi chí tôn, có đức dương cương, trung chính, chính là người cho thiên hạ trông vào mà cảm hóa theo. Người đó nên coi đạo trời lẳng lặng vậy mà bốn mùa vận hành không sai, mà lấy lòng chí thành làm gương cho dân, dạy dân, dân sẽ không ai không phục.

Quẻ Quan này khuyên người trên nêu gương cho dưới và người dưới noi gương người trên; nhưng trẻ con và tiểu nhân thì nhiều khi chưa biết noi gương.

Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp

Quẻ này hay còn gọi là quẻ Phệ Hạp. là quẻ số 21 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Chấn (Sấm)
  • Ngoại quái là Ly (Hỏa)

Người ta lý giải rằng, tình và lý có chỗ khả quan rồi sau mới hợp được nhau, nhưng muốn cho hợp nhau thì trước hết phải trừ sự ngăn cách. Vì thế, sau quẻ Quan tới quẻ Phệ Hạp. Phệ là cắn, là trừ (sự ngăn cách), hạp là hợp.

Hào sơ và hào trên cùng là hai vạch liền, tượng như hàm trên và hàm dưới, ở giữa có 3 vạch đứt, là miệng há ra, xen vào một vạch liền như một cái quẻ cản ngang miệng, làm dãn cách hai hàm răng. Phải cắn gãy, trừ nó đi rồi hai hàm mới hợp lại được với nhau.

Về quẻ này, đại ý khuyên rằng:

  • Người xử hình phải sáng suốt trước hết, cương quyết mà cũng cần có đức nhu (để bớt cương đi), có chút từ tâm và luôn luôn phải giữ đạo chính, thận trọng.
  • Hào 4 tốt vừa cương vừa nhu, có tài có địa vị. Nên răn đe dân từ khi dân mới mắc phải tội nhỏ, nếu không dân sẽ quen làm bậy.

Quẻ Sơn Hỏa Bí

Quẻ Sơn Hỏa Bí hay còn gọi là quẻ Bí, là quẻ thứ 22 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Ly (Hỏa)
  • Ngoại quái là Cấn (Núi)

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

 

Quẻ nói về trang sức, sửa sang, rõ ràng. quang minh. Đám đông hợp lại với nhau thì phải có trật tự, uy nghi, văn vẻ, cho nên tiếp theo Phệ Hạp là quẻ Bú (văn vẻ, sáng sủa, trang sức).

Trong nội quái (vốn là quẻ đơn Càn) hào 2, âm, vốn ở quẻ đơn Khôn, thay vào hào 2 dương của quẻ đơn Càn, thành quẻ đơn Ly, như vậy là tô điểm cho quẻ đơn Càn. Trong ngoại quái (vốn là quẻ đơn Khôn) hào trên cùng vốn ở quẻ đơn Càn, lại thay hào trên cùng của quẻ đơn khôn, thành quẻ đơn Cấn.

Đại ý quẻ Bí này là có văn vẻ, có trang sức mới là tốt nhưng nên trọng văn hơn, lấy chất làm thể, lấy văn làm dụng mà không nên quá màu mè.

Lời khuyên khi rút phải quẻ này là việc chính trị nhỏ thì dùng trang sức được; còn việc quan trọng như phán đoán hình ngục thì đừng nên quả quyết, tô điểm thêm.

Quẻ Sơn Địa Bác

Quẻ này còn được gọi là quẻ Bác, là quẻ thứ 23 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khôn (Đất)
  • Ngoại quái là Cấn (Núi)

Quẻ Bí có Bí là trang sức, khi trau dồi tới cực điểm thì món hết. Chính bởi vậy mà sau quẻ Bí thì sẽ tới quẻ Bác – mòn, bóc, lột bỏ cho tiêu mòn dần đi.

Theo Thoán truyện, nên thuận đạo trời mà ngưng mọi hoạt động vì nội quái là Khôn, có nghĩa là thuận, ngoại quái là Chấn có nghĩa là ngưng.

heo Đại tượng truyện thì chỉ xét quẻ mà đưa ra một nghĩa khác: ngoại quái là núi, nội quái là đất; núi ở trên đất, đất là nền móng của núi; đất có dày thì núi mới vững; vậy người trên (nhà cầm quyền) phải lo cho dân an cư lạc nghiệp thì địa vị của người trên mới vững.

Quẻ này nói về thời âm thịnh dương suy, tiểu nhân tàn hại quân tử, tiểu nhân tuy rất đông, nhưng vẫn có một số (hào 3 và 5) hiểu đạo cải quá, đứng về phe quân tử, và khi xã hội lâm nguy thì ủng hộ quân tử. Người quân tử mới đầu chỉ nên im hơi lặng tiếng mà chờ thời, chuẩn bị cho lúc thịnh trở lại.

Quẻ Địa Lôi Phục

Quẻ này gọi là quẻ Phục là quẻ thứ 24 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Chấn (Sấm)
  • Ngoại quái là Khôn (Đất)

Quẻ Phục – đạo tiểu nhân thịnh cực thì phải tiêu, đạo quân tử suy cực thì lại thịnh lần. Phục là trở lại, hanh thông. Ra vào không gặp tai nạn, bạn bè sẽ lần lượt tới, không lầm lỗi.

Quẻ này xét về sự sửa lỗi để trở về đường chính. Tốt nhất là hạng người tự nhận thấy lỗi rồi sửa liền, không mắc phải lần nữa, rồi tới hạng ở gần người tốt, mà bắt chước vui vẻ làm điều nhân, nghĩa. Sau tới hạng có đức dày trở lại điều thiện, hạng ở giữa kẻ xấu mà một mình theo đạo; hạng không bền chí, giữ điều thiện được lâu, nhưng biết phục thiện thì cũng không lỗi.

Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng là quẻ thứ 25 trong Kinh dịch. Quẻ này còn được gọi là quẻ Vô Vọng.

  • Nội quái là Chấn (Sấm)
  • Ngoại quái là Càn (Trời)

Đã trở lại thiên lý, chính đạo rồi thì không làm càn nữa cho nên sau quẻ Phục và quẻ Vô Vọng – càn, bậy.

Không càn bậy thì rất hanh thông, hợp với chính đạo thì có lợi. Cái gì không hợp với chính đạo thì có hại, có lỗi hành động thì không có lợi.

Tượng quẻ này: nội quái là Chấn (hành động), ngoại quái là Càn (Trời), hành động mà hợp với lẽ trời thì không càn bậy thì hanh thông có lợi.

Quẻ này cũng nhấn mạnh vào lẽ tùy thời. Cả 6 hào đều là “vô vọng” cả, không càn bậy mà tùy thời, có lúc hoạt động thì tốt như hào 1, 2; có lúc lại nên thản nhiên, chẳng làm gì cả, như hào 5, có lúc không nên hành động như hào 4 (nếu hoạt động thì bị họa) và như hào trên cùng.

Quẻ Sơn Thiên Đại Súc

Quẻ Sơn Thiên Đại Súc còn được gọi là quẻ Đại Súc, là quẻ thứ 26 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Càn (Trời)
  • Ngoại quái là Cấn (Núi)

Chữ súc trong quẻ này cũng là chữ súc trong quẻ Phong thiên tiểu súc, có ba nghĩa: nhóm chứa, nuôi nấng, ngăn lại.

Người nào “uẩn súc” được như vậy thì được quốc gia nuôi, và khi xã hội gặp gian truân thì cứu được (vượt qua sông lớn), vì ứng với trời (như hào 5 ở vị cao ứng với hào 2 trong quẻ Càn là trời).

Quẻ này Thoán từ nói về sự súc tích tài đức, mà Hào từ lại xét cách ngăn cản kẻ hung hãn. Hai hào có ý nghĩa nhất là 4 và 5: muốn ngăn thì phải ngăn từ khi mới manh nha; và muốn diệt ác thì phải diệt từ gốc, tìm nguyên nhân chính mà trừ thì mới không tốn công, kết quả chắc chắn.

Quẻ Sơn Lôi Di

Quẻ Sơn Lôi Di hay còn gọi là quẻ Di, là quẻ số 27 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Chấn (Sấm)
  • Ngoại quái là Cấn (Núi)

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Di có hai nghĩa: nuôi nấng và cái cằm. Nhìn hình quẻ, chúng ta thấy như cái miệng mở rộng, hai nét liền ở trên và dưới như hai cái hàm, toàn bộ gợi cho ta ý cái cằm (thay cái mép) lại gợi cho ta sự ăn uống để nuôi sống.

Nuôi tinh thần hay thể chất, cũng phải hợp chính đạo thì mới tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình thì biết tốt hay xấu. Từ đó có thể suy rộng ra, trời đất khéo nuôi vạn vật mà vạn vật sinh sôi nảy nở về mọi mặt; thánh nhân dùng những người hiền giúp mình trong việc nuôi dân chúng; cái đạo nuôi nấng lớn như vậy đó.

Về quẻ này, ba hào cuối đều có nghĩa là nuôi về tinh thần, giúp đỡ dân chúng nên đều được “cát” hết. Ba hào đầu có nghĩa là nhờ người nuôi thể xác của mình, cho nên đều xấu.

Quẻ Trạch Phong Đại Quá

Quẻ này còn được gọi là quẻ Đại Quá, là quẻ thứ 28 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Tốn (Gió)
  • Ngoại quái là Đoài (Đầm)

Có thể hiểu rằng, có bồi dưỡng tài đức thì sau mới làm được việc lớn quá (rất lớn), phi thường. Chữ “đại quá” có hai cách hiểu: Phần dương trong quẻ tới 4 (phần âm chỉ có hai) mà dương có nghĩa là lớn (âm là nhỏ); vậy đại quá có nghĩa là phần dương nhiều quá; – nghĩa nữa là (đạo đức công nghiệp) lớn quá.

Quẻ Thuần Khảm

Quẻ Thuần Khảm hay quẻ Khảm là quẻ thứ 29 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Khảm (Nước)

Tập Khảm có nghĩa là trùng khảm, hai lần Khảm. Nhìn hình quẻ Khảm ta thấy một hào dương bị hãm vào giữa hai hào âm, cho nên Khảm có nghĩa là hãm, là hiểm.

Ta lại thấy ở giữa đặc (nét liền), ngoài rỗng (nét đứt), trái với quẻ Ly, như cái miệng lò; chỗ rỗng đó là chỗ không khí vô để đốt cháy than, củi, cho nên Ly là lửa. Khảm trái với Ly, chỗ nào trống thì nước chảy vào; Ly là lửa thì Khảm là nước. Nguy hiểm không gì bằng nước sâu, không cẩn thận thì sụp xuống, chết đuối, nên bảo nước là hiểm.

Quẻ này là cái tượng quân tử bị tiểu nhân bao vây, chỉ có hai hào là tạm tốt (hào 2 và 5), còn các hào khác đều xấu. Lời khuyên quan trọng nhất gặp thời hiểm, phải giữ lòng chí thành, và biết tòng quyền.

Quẻ Thuần Ly

Quẻ Thuần Ly còn được gọi là quẻ Ly, là quẻ thứ 30 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Ly (Hỏa)
  • Ngoại quái là Ly (Hỏa)

Khảm là hãm, hãm thì phải có chỗ nương tựa, cho nên sau quẻ Khảm tới quẻ Ly. Ly là lệ, mà cũng có nghĩa là sáng.

Nét ở giữa dứt, tức là ở giữa rỗng, rỗng thì sáng. Lửa sáng, mặt trời sáng, cho nên Ly có có tượng là lửa, là mặt trời. Sau cùng Ly còn có nghĩa là rời ra, như chia ly.

Ly còn nghĩa là sáng. Quẻ thuần Ly, trên dưới đều là Ly, sáng quá, sáng suốt quá, tỏ mình hơn người thì ít người ưa, cho nên phải giấu bớt cái sáng đi mà trau giồi đức thuận.

Quẻ Trạch Sơn Hàm

Quẻ Trạch Sơn Hàm là quẻ thứ 31 trong Kinh dịch, hay còn được gọi là quẻ Hàm.

  • Nội quái là Cấn
  • Ngoại quái là Đoài

Đoài là thiếu nữ ở trên, Cấn là thiếu nam ở dưới (1). Cảm nhau thân thiết không gì bằng thiếu nam, thiếu nữ. Cảm nhau thì tất hanh thông.

Khuyên rằng, trai gái cảm nhau phải chân thành, tự nhiên, vì nết, vì tài thì mới tốt; mà khi cảm nhau rồi phải tự chủ, giữ lễ, đừng để đến nỗi hóa ra bất chánh. Coi đạo âm dương giao cảm mà sinh hóa vạn vật, thánh nhân chí thành mà cảm được thiên hạ, thì thấy được chân tình của thiên địa, vạn vật.

Đạo cảm nhau quả là quan trọng. Đạo cảm người phải chí thành, tự nhiên, không dùng trí tính toán, nhưng cũng không nên có tư ý, tư tâm.

Quẻ Lôi Phong Hằng

Hay còn gọi là quẻ Hằng, là quẻ thứ 32 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Tốn (Gió)
  • Ngoại quái là Chấn (Sấm)

Hằng là hanh, lợi trinh, vô cữu. Giữ được chính đạo thì có lợi, tiến hành việc gì cũng thành công. Cương (Chấn) ở trên, nhu (Tốn) ở dưới, sấm gió giúp sức nhau, Chấn động trước, Tốn theo sau, thế là thuận đạo. Lại thêm ba hào âm đều ứng với ba hào dương, cũng là nghĩa thuận nữa, cả hai bên đều giữ được đạo chính lâu dài.

Quẻ này quan trọng ở hào 5: đạo phu xướng phụ tùy của Trung Hoa thời xưa. Một lời khuyên là theo lý mà làm, đừng hành động càn.

Quẻ Thiên Sơn Độn

Quẻ Thiên Sơn Độn còn gọi là quẻ Độn, là quẻ thứ 33 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Cấn (Núi)
  • Ngoại quái là Càn (Trời)

Quẻ Độn nghĩa là tiểu lợi trinh. Trốn lánh đi thì hanh thông; trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì có lợi.

Quẻ này hai hào âm ở dưới đẩy bốn hào dương lên trên, có cái tượng âm (tiểu nhân) mạnh lên, đuổi dương (quân tử) đi, trái hẳn với quẻ Lâm. Độn thuộc về tháng 5, Lâm thuộc về tháng 12.

Quẻ này có hanh thông vì trong quẻ có hào 5, dương, ứng với hào 2, âm; cả hai đều trung chính. Vậy ở thời đó, chưa nên trốn hẳn, nên tính xem việc nào còn làm được thì làm, tùy cơ ứng biến, cho nên Thoán truyện bảo lẽ tùy thời trong quẻ Độn này rất quan trọng.

Đại tượng truyện khuyên trong thời này quân tử nên xa lánh tiểu nhân, cứ giữ vẻ uy nghiêm, đừng dữ dằn với chúng quá.

Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng

Quẻ này còn gọi là quẻ Đại Tráng, là quẻ thứ 34 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Càn (Trời)
  • Ngoại quái là Chấn (Sấm)

Quẻ này có 4 nét dương ở dưới, hai nét âm ở trên; dương đã lớn mạnh mà âm sắp bị diệt hết. Quẻ Càn ở trong, quẻ Chấn ở ngoài, thế là có đức dương cương mà động. Lại có thể giảng là sấm vang động ở trên trời, tiếng rất lớn, vang rất xa.

Quẻ này là thời âm suy, dương lớn mạnh lên, đáng lẽ tốt; mà sáu hào không có hào nào thật tốt, chỉ tốt với điều kiện là giữ đạo chính của quân tử; cổ nhân khuyên muốn gặp vận hội tốt thì phải coi chừng hoạ nấp ở đâu đó, nên đề phòng.

Quẻ Hỏa Địa Tấn

Quẻ Hỏa Địa Tấn hay còn gọi là quẻ Tấn, là quẻ thứ 35 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khôn (Đất)
  • Ngoại quái là Ly (Hỏa)

Tấn dịch là tiến lên, bậc hầu có tài trị nước được thưởng ngựa nhiều lần, bạn ngày được tiếp tới 3 lần.

Quẻ này có tượng mặt trời (ly) lên khỏi mặt đất (Khôn), càng lên cao càng sáng, tiến mạnh. Lại có thể hiểu là người dưới có đức thuận (Khôn) dựa vào bậc trên có đức rất sáng suốt. Cho nên ví với một vị hầu có tài trị dân (Khang hầu) được vua tín nhiệm, thưởng (tích) ngựa nhiều lần, nội một ngày mà được vua tiếp tới ba lần.

Đại tượng truyện khuyên người quân tử xem tượng quẻ Tấn này nên tự làm cho đức của mình càng ngày càng sáng như mặt trời hiện lên khỏi mặt đất rồi tiến mãi lên.

Quẻ Địa Hỏa Minh Di

Quẻ Địa Hỏa Minh Di hay còn gọi là quẻ Minh Di, là quẻ thứ 36 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Ly (Hỏa)
  • Ngoại quái là Khôn (Đất)

Quẻ này ngược với quẻ Tấn ở trên; mặt trời (ly) lặn xuống dưới đất (Khôn) ánh sáng bị tổn hại, tối đi (Minh di).

Người quân tử ở thời u ám này, gặp nhiều gian nan, chỉ có cách giữ đức chính trinh của mình thì mới có lợi. Muốn vậy thì ở trong lòng giữ đức sáng mà ở ngoài thì nhu thuận để chống với hoạn nạn như tượng của quẻ Ly là sáng văn minh ở nội quái, Khôn là nhu thuận ở ngoại quái.

Quẻ này khuyên người quân tử ở thời hắc ám quá thì có thể bỏ nhà, nước mà đi; hoặc muốn ở lại thì giấu sự sáng suốt của mình mà giữ vững đạo chính để chờ thời.

Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân

Quẻ này còn được gọi là quẻ Gia Nhân, là quẻ thứ 37 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Ly (Hỏa)
  • Ngoại quái là Tốn (gió)

Di là bị thương; hễ ra ngoài bị thương thì trở về nhà, cho nên sau quẻ Minh di tới quẻ Gia nhân. Gia nhân là người trong một nhà. Người trong nhà: hễ đàn bà mà chính đáng thì có lợi.

Đại tượng truyện khuyên: Coi Tượng quẻ này, gió từ trong lửa phát ra (điều này khoa học đã giảng rồi), người quân tử hiểu rằng trong thiên hạ, việc gì ở ngoài cũng phát từ ở trong; muốn trị nước thì trước phải trị nhà, muốn trị nhà thì trước phải tu thân; mà việc tu thân cốt ở hai điều là nói phải có thực lý; thực sự, không nói suông, vu vơ; làm thì thái độ phải trước sao sau vậy, triệt để từ đầu tới đuôi, đừng thay đổi hoài (quân tử dĩ ngôn hữu vật, như hạnh hữu hằng).

Quẻ Hỏa Trạch Khuê

Quẻ Hỏa Trạch Khuê còn được gọi là quẻ Khuê, là quẻ thứ 38 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Đoài (Đầm)
  • Ngoại quái là Ly (Hỏa)

ý nghĩa 64 que kinh dịch

Gia đạo đến lúc cùng thì có người trong nhà chia lìa, chống đối nhau, cho nên sau quẻ Gia nhân tới quẻ Khuê. Khuê nghĩa là chống đối, chia lìa.

Đoài (chằm) ở dưới Ly (lửa). chằm có tính thấm xuống, lửa có tính bốc lên, trên dưới không thông với nhau mà càng ngày càng cách xa nhau. Quẻ này xấu nhất trong Kinh dịch, ngược hẳn lại với quẻ Cách. Chỉ làm những việc nhỏ cá nhân thì hoạ may được tốt.

Quẻ Khuê là quẻ xấu trong Kinh Dịch nhưng kết quả lại không có gì xấu. Sáu hào thì có ba hào “vô cửu”, một hào “hối vong” một hào “hữu chung” (hòa hợp với nhau), nhất là hào cuối lại “cát nữa. Như vậy thì trong cái hoạ vẫn có mầm phúc.

Quẻ Thủy Sơn Kiển

Quẻ này còn được gọi là quẻ Kiển, là quẻ thứ 39 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là cấn (Núi)
  • Ngoại quái là  Khảm (Nước)

Ở thời chia lìa chống đối thì tất gặp nỗi gian nan, hiểm trở, cho nên sau quẻ Khuê tới quẻ Kiển (gian nan).

Trước mặt là sông (Khảm), sau lưng là núi(Cấn), tiến lui đều gian nan hiểm trở nên gọi là quẻ Kiển. Phải bỏ đường hiểm trở mà kiếm đường bằng phẳng dễ đi, ở hướng Tây Nam, hướng quẻ Khôn, đừng đi hướng đông Bắc, hướng quẻ Cấn. Dĩ nhiên chúng ta không nên hiểu đúng từng chữ Tây Nam và Đông Bắc, chỉ nên hiểu ý thôi.

Ở thời gian nan này, phải nhờ có người có tài, đức (đại nhân) giúp cho thì mới thoát nạn (lợi kiến đại nhân), và phải bền giữ đạo chính.

Quẻ Lôi Thủy Giải

Quẻ Lôi Thủy Giải là quẻ thứ 40 trong Kinh dịch, còn được gọi là quẻ Giải.

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Chấn (Sấm)

Tượng quẻ là âm dương giao hoà với nhau, sấm (Chấn) động và mưa (Khảm) đổ, bao nhiêu khí u uất tan hết, cho nên gọi là Giải. Cũng có thể giảng: Hiểm (Khảm) sinh ra nạn, nhờ động (Chấn) mà thoát nạn nên gọi là Giải.

Đại tượng truyện khuyên sau khi giải nạn rồi, nên tha tội cho những kẻ lầm lỗi trước, nếu không tha được thì cũng nên giảm án cho nhẹ đi (quân tử dĩ xá quá, hựu tội).

Ý nghĩa quẻ này theo như được giảng: dẹp loạn xong thì nên khoan hồng với kẻ lỡ lỗi lầm, đừng đa sự, chỉ cần khôi phục trật tự cũ, và củng cố nó bằng một số công việc, nhưng phải làm cho mau để khỏi phiền nhiễu dân.

Hào 3 cũng có một lời khuyên nên nhớ: giấu cất không kín đáo là dạy cho kẻ trộm vào lấy của nhà mình; trau giồi nhan sắc là dạy cho bọn tà dâm tới hiếp mình. (Mạn tàng hối đạo, dã dung hối dâm).

Quẻ Sơn Trạch Tổn

Là quẻ thứ 41 trong Kinh dịch còn được gọi là quẻ Tổn.

  • Nội quái là Đoài (Đầm)
  • Ngoại quái là Cấn (Núi)

Khoan nới thì tất có điều sơ ý mà bị thiệt hại, cho nên sau quẻ Giải tới quẻ Tổn. Tổn là thiệt hại mà cũng có nghĩa là giảm đi.

Thoán truyện khuyên phải biết tùy thời, hễ quá thì giảm đi cho được vừa phải. Đứng về phương diện tu thân, quẻ này có ý nghĩa khuyên quân tử nên giảm lòng giận và lòng dục đi (quân tử dĩ trừng phẫn, trất dục).

Đại ý quẻ này là Tổn chưa chắc đã xấu, ích (tăng) chưa chắc đã tốt; còn tùy việc tùy thời, hễ quá thì nên tổn để được vừa phải, thiếu thì nên ích, và mình nên chịu thiệt hại cho mình mà giúp cho người.

Quẻ này nguyên là quẻ Thái, bớt ở nội quái Càn hào dương thứ 3 đưa lên thêm vào hào cuối cùng của quẻ Khôn ở trên, nên gọi là Tốn: bớt đi.

Giảm đi, không nhất định là tốt hay xấu. Còn tùy mình có chí thành, không lầm lỡ thì mới tốt. Ví dụ việc cúng tế, cần lòng chí thành trước hết, còn đồ cúng không quan trọng, dù đạm bạc mà tâm thành thì cũng cảm được quỉ thần. Giảm đi như vậy để tiết kiệm, thì không có lỗi.

Quẻ Phong Lôi Ích

Quẻ Phong Lôi Ích là quẻ thứ 42 trong Kinh dịch. Quẻ này còn được gọi là quẻ Ích.

  • Nội quái là Chấn (Sấm)
  • Ngoại quái là Tốn (Gió)

Tổn đến cùng rồi thì phải tăng lên, cho nên sau quẻ Tổn đến quẻ Ích. Ích là tăng lên, làm ích cho nhau.

Ích nghĩa là lợi hữu du vãng, lợi thiệp đại xuyên.

Quẻ này trái với quẻ Tốn, xét về tượng quẻ thì Sấm (Chấn) với Gió (Tốn) giúp ích cho nhau vì gió mạnh thì tiếng sấm đi xa, mà sấm lớn thì gió mới dữ. Vì vậy gọi là quẻ Ích. Mình ở địa vị cao mà giúp cho người ở thấp, càng làm càng có lợi, khó khăn gì rồi kết quả cũng tốt.

Xét hào 2 và hào 5, đều đắc trung đắc chính cả; lấy đạo trung chính mà giúp ích cho dân, dân sẽ vui vẻ vô cùng mà đạo càng sáng sủa. Tuy nhiên, tốt hay xấu còn tùy cách thức và tùy thời.

Quẻ Trạch Thiên Quải

Quẻ Trạch Thiên Quải hay còn gọi là quẻ Quải, là quẻ thứ 43 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Càn (trời)
  • Ngoại quái là Đoài (Đầm)

Tăng lên đến cùng cực thì tới lúc tràn đầy, nứt vỡ nên sau quẻ Ích tới quẻ Quải. Quải có nghĩa là nứt vỡ, lại có nghĩa là quyết liệt.

Quẻ này thuộc về tháng 3, âm sắp tiêu hết, suy đến cực rồi. Tuy nhiên vẫn phải đề phòng, phải tuyên bố tội ác của tội nhân trước công chúng, rồi lấy lòng chí thành để ban lệnh. Vẫn có thể gặp nguy được (cổ nhân thật dè dặt! ) cho nên phải răn phe mình đoàn kết, hành động đàng hoàng, mà đừng nên chuyên dùng võ lực, vì ngoại quái là Đoài có nghĩa là hoà thuận, vui vẻ.

Quẻ Thiên Phong Cấu

Quẻ này hay còn gọi là quẻ Cấu, là quẻ thứ 44 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Tốn (Gió)
  • Ngoại quái là Càn (Trời)

Quải là quyết, phán quyết; phán quyết xong rồi thì biết được lành hay dữ, tất có người để gặp gỡ, cho nên sau quẻ Quải tới quẻ Cấn (gặp gỡ).

Cấu: Nữ tráng, vật dụng thú nữ. Con gái cường tráng, đừng cưới (cũng có nghĩa là tiểu nhân đương lúc rất mạnh, đừng thân).

Quẻ Cấu này khuyên ta:

  • Phải chế ngự tiểu nhân (và tật của ta) từ khi nó mới xuất hiện hào 1).
  • Muốn chế ngự tiểu nhân thì nên có độ lượng bao dụng có đức trung chính như hào 2, hào 5); nếu quá cương (như hào 3) bất trung bất chính (như hào 4) thì tiểu nhân sẽ không phục mình.

Quẻ Trạch Địa Tụy

Quẻ này còn được gọi là quẻ Tụy, là quẻ thứ 45 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khôn (Đất)
  • Ngoại quái là Đoài (Đầm)

Gặp nhau rồi thì thành bầy, thành bầy thi phải nhóm họp , cho nên sau quẻ Cấu tới quẻ Tụy (nhóm họp)

Đại ý quẻ này khuyên khi nhóp họp nên có tinh thần hoà thuận vui vẻ như quẻ Khôn, quẻ Đoài, cất khí giới đi để ngừa những sự biến bất ngờ xảy ra. Nếu muốn họp người, lập một đảng chẳng hạn thì phải là bậc đại nhân: có địa vị cao, có tài, có đức, phải có lòng chí thành, một chủ trương chính đáng.

Quẻ Địa Phong Thăng

Còn được gọi là quẻ Thăng, Địa Phong Thăng là quẻ thứ 46 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Tốn (Gió)
  • Ngoại quái là Khôn (Đất)

Thăng nghĩa là rất hanh thông, phải dùng người có tài đức, không có gì là lo ngại, cứ tiến về phía trước thì tốt.

Tốn là gió mà cũng là cây. Ở đây hiểu là cây. Cây mọc ở dưới đất, mỗi ngày mỗi đâm lên cao, cho nên gọi là quẻ Thăng.

Khuyên rằng xem quẻ này nên thuận đạo mà sửa đức, mỗi ngày một chút, lần lần sẽ rất cao (tích tiểu dĩ cao đại).

Quẻ Trạch Thủy Khốn

Quẻ Trạch Thủy Khốn còn gọi là quẻ Khốn, là quẻ thứ 47 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Đoài (Đầm)

Khốn: Hanh thông. Chính đính như bậc đại nhân (có đức) thì tốt, không lỗi. Dù nói gì cũng không bày tỏ được lòng mình (không ai nghe mình).

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Khảm là hiểm, đoài là hoà duyệt, vậy tuy gặp hiểm mà vẫn vui vẻ hanh thông. Hanh thông chỉ là đối với bậc đại nhân, có đức cương, trung, giữ đạo chính thôi; vì hạng người đó càng gặp cảnh khốn, tài càng được luyện; đức càng được trau, chí càng vững dù có phải hy sinh tính mệnh để thỏa chí nguyện cũng không ngại, thân tuy khốn mà vẫn vui vẻ, đạo của họ vẫn hanh thông, cho nên Hào từ cho là tốt, không có lỗi.

Quẻ Thủy Phong Tỉnh

Còn được gọi là quẻ Tỉnh, Thủy Phong Tỉnh là quẻ thứ 48 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Tốn (Gió)
  • Ngoại quái là Khảm (Nước)

Lên (Thăng) tới cùng thì bị khốn, mà té xuống dưới, cho nên sau quẻ Khốn tới quẻ Tỉnh (giếng, tức chỗ thấp hơn hết).

Tỉnh: Cải ấp bất cải tỉnh, vô táng vô đắc, vãng lai tỉnh tỉnh. Theo tượng quẻ, trên là nước (Khảm), dưới là gỗ (Tốn ở đây không hiểu là gió mà hiểu là cây, là đồ bằng gỗ – trỏ cái gàu), có nghĩa là thòng cái gàu xuống nước để múc lên.

Quẻ này khuyên người quân tử nên coi tượng cái giếng mà nuôi dân và chỉ cho dân cách giúp đỡ lẫn nhau.

Quẻ Trạch Hỏa Cách

Quẻ Trạch Hỏa Cách còn gọi là quẻ Cách, là quẻ thứ 49 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Ly (Hỏa)
  • Ngoại quái là Đoài (Đầm)

.Cách nghĩa là thay đổi, như trong từ ngữ cải cách, biến cách, cách mạng.

Cách: Dĩ nhật nãi phu, nguyên hanh lợi trinh. Hối vong. Phải lâu ngày người ta mới tin được; phải rất hanh thông, hợp chính đạo (thì người ta mới phục). Ðược vậy thì không phải ăn năn.

Sáu hào quẻ này diễn đúng những giai đoạn từ bước đầu khó khăn đến lúc cải cách thành công. Phải có đủ những điều kiện: hợp thời, hợp đạo, có địa vị, có tài đức, sáng suốt rất thận trọng (tính toán, sắp đặt kế hoạch kỹ lưỡng ba lần), có lòng chí thành, tính hoà duyệt, được nhiều người tin thì làm công việc cải cách lớn mới được. Cần nhất là được lòng tin, chí công vô tư.

Quẻ Hỏa Phong Đỉnh

Quẻ Hỏa Phong Đỉnh còn gọi là quẻ Đỉnh, là quẻ thứ 50 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Tốn (Gió)
  • Ngoại quái là Ly (Hỏa)

Ðỉnh: Nguyên cát, hanh. Nhìn hình của quẻ , ta thấy vạch đứt ở dưới cùng như cái chân vạc, ba vạch liền ở trên như cái thân vạc trong chứa thức ăn, vạch đứt ở trên nữa như hai tai vạc vạch liền ở trên cùng là cái đòn để khiêng vạc, vì vậy gọi là quẻ đỉnh.

Quẻ này cũng như quẻ Tỉnh, hào trên cùng tốt nhất vì tới lúc thành công.

Quẻ Đỉnh có đủ những đức sáng suốt, vui thuận, đắc trung, cương (hào 2) nhu (hào 5) ứng viện nhau để làm việc đời, thì có việc gì mà không hanh thông.

Quẻ Thuần Chấn

Quẻ Thuần Chấn là quẻ thứ 51 trong Kinh dịch, còn được gọi là quẻ Chấn.

  • Nội quái là Chấn (Sấm)
  • Ngoại quái là Chấn (Sấm)

Sấm động thì hanh thông. Lúc sấm nổ ầm ầm mà nơm nớp lo sợ thì sau sẽ cười nói ha ha. Sấm động trăm dặm mà không mất muỗng và rượu nghệ (đồ tế thần).

Sấm phát động thì vạn vật mới nảy nở, cho nên bảo là hanh thông. Khi có điều gì kinh động mà nớp nớp lo sợ, giữ gìn sửa mình thì không bị tai hoạ mà sau sẽ được vui vẻ. Sấm vang động xa đến trăm dặm, mà tinh thần vẫn vững, không đến nỗi đánh mất đồ tế thần (cái muỗng và rượu làm bằng lúa mạch hoà với nghệ) thế là tốt, hanh thông.

Quẻ Thuần Cấn

Quẻ này còn được gọi là quẻ Cấn, là quẻ số 52 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là cấn (Núi)
  • Ngoại quái là Cấn (Núi)

 

Không thể động hoài được, sẽ tới lúc phải ngưng, cho nên sau quẻ Chấn tới quẻ Cấn. Cấn có nghĩa là núi, núi đứng yên một chỗ, cho nên cũng có nghĩa là ngừng lại.

Quẻ này vốn là quẻ Khôn, lấy nét thứ ba, dương của quẻ Càn thay vào nét thứ ba, âm của Khôn mà thành một nét dương ở trên, hai nét âm ở dưới; nét dương ngưng lại ở trên, hai nét âm cũng bị chặn ở dưới, cho nên đặt tên là quẻ Cấn (ngừng).

Đại Tượng truyện khuyên người quân tử chỉ nên ngừng ở chỗ làm trọn bổn phận của mình và đừng trật ra ngoài bổn phận của mình (bất xuất kỳ vị)

Quẻ Phong Sơn Tiệm

Quẻ Phong Sơn Tiệm còn được gọi là quẻ Tiệm, là quẻ số 53 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Cấn (núi)
  • Ngoại quái là Tốn (gió)

ý nghĩa 64 que kinh dịch

Ngừng rồi thì có lúc phải tiến lần lần, cho nên sau quẻ Cấn tới quẻ Tiệm. Tiệm là tiến lần lần.

Tiệm: Nữ qui, cát, lợi trinh. Quẻ này trên là Tốn (ở đây có nghĩa là cây), dưới là Cấn (núi). Trên núi có cây, có cái tượng dưới thấp lần lần lên cao, nên đặt tên là Tiệm.

Khuyên người quân tử nên theo tượng quẻ này mà tu thân, tiến lần lần cho được thành người hiền, rồi thành bậc thánh, để cải thiện phong tục cho dân (Quân tử dĩ cư hiền đức, thiện tục).

Quẻ Lôi Trạch Quy Muội

Quẻ Lôi Trạch Quy Muội còn gọi là quẻ Quy Muội, là quẻ thứ 54 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là Đoài (Đầm)
  • Ngoại quái là Chấn (Sấm)

Đã tiến lên thì phải tới, về một nơi nào đó (nơi đó là mục đích); cho nên sau quẻ Tiệm tới quẻ Qui muội. Qui là về, muội là em gái; qui muội là em gái về nhà chồng.

Nội quái là Đoài (con gái nhỏ), ngoại quái là Chấn (con trai lớn); chấn lại có nghĩa là động, Đoài có nghĩa là vui vẻ, thuận theo; con gái nhỏ về với trưởng nam, cho nên gọi là quy muội.

Hào đẹp nhất trong quẻ là hào 5. Việc kén dâu, kén vợ, trọng người có đức, không hợm mình cao sang, giàu có, coi thường phục sức, mà khiêm tốn.

Quẻ Lôi Hỏa Phong

Quẻ này còn được gọi là quẻ Phong, là quẻ thứ 55 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Ly (Hỏa)
  • Ngoại quái là Chấn (Sấm)

Quy là về, là tới nơi, tới mục đích, đạt kết quả (qui kết), mà đạt được kết quả thì thịnh lớn, cho nên sau quẻ Qui (muội) tới quẻ Phong (thịnh lớn).

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Đại Tượng truyện áp dụng vào việc hình ngục, khuyên người trị dân nên sáng suốt mà soi xét tình dân mạnh mẽ xử đoán thì mau xong việc.

Tên quẻ là thịnh lớn, rất tốt mà không có hào nào thật tốt, hào nào cũng có lời răn đe. Cổ nhân muốn cảnh cáo chúng ta ở thời thịnh lớn, có phúc thì cũng có sẵn mầm hoạ, phải cẩn thận lắm mới được.

Quẻ Hỏa Sơn Lữ

Quẻ Hỏa Sơn Lữ còn gọi là quẻ Lữ, là quẻ thứ 56 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Cấn (Núi)
  • Ngoại quái là Ly (Hỏa)

Thịnh lớn đến cùng cực thì phải suy, đến nỗi mất chỗ ở, phải đi ở đậu đất khách, cho nên sau quẻ Phong tới quẻ Lữ. Lữ là bỏ nhà mà đi tha phương.

Lữ: tiểu hanh, lữ trinh, cát. Chỗ ở của lửa là mặt trời hay lò, chứ không phải ở trên núi: trên núi lâu lâu vẫn có đám lửa cháy rừng hay đốt rừng, nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi. Cho nên dùng các tượng lửa (ly) ở trên núi Cấn để chỉ cảnh bỏ nhà mà đi ở đậu quê người.

Đại tượng truyện khuyên rằng phải xử đoán sáng suốt (Ly) và thận trọng (như Cấn) đừng giam tội nhân quá lâu trong ngục (quân tử dĩ minh thận dụng hình, như bất lưu ngục).

Quẻ Thuần Tốn

Quẻ Thuần Tốn là quẻ thứ 57 trong Kinh dịch, hay còn được gọi là quẻ Tốn.

  • Nội quái là Tốn (Gió)
  • Ngoại quái là Tốn (Gió)

Lâm vào cảnh ở quê người thì thái độ nên thuận tòng người, cho nên sau quẻ Lữ tới quẻ Tốn. Tốn là gió mà có nghĩa là thuận, là nhập vào.

Tốn: tiểu hanh, lợi hữu du vãng , lợi kiến đại nhân. Thuận thì hơi được hanh thông, tiến hành thì có lợi, lựa bậc đại nhân mà tin theo thì có lợi. Quẻ này có một hào âm ở dưới hai hào dương, là âm phục tòng dương, nên gọi là Tốn. Tiểu nhân mà phục tòng quân tử thì có thể tốt, nhưng phải có việc để tíến hành, chứ không phải chỉ ở yên mà tốt, lại phải lựa bậc đại nhân (có tài, đức) mà tin theo.

Quẻ Thuần Đoài

Quẻ này là quẻ thứ 58 trong Kinh dịch còn được gọi là quẻ Đoài.

  • Nội quái là Đoài (Đầm)
  • Ngoại quái là Đoài (Đầm)

Tốn có nghĩa là nhập vào, hễ nhập được vào lòng nhau, hiểu lòng nhau, thì mới ưa nhau mà hoà duyệt, vui vẻ với nhau, cho nên sau quẻ Tốn tới quẻ Đoài. Đoài là chằm mà cũng có nghĩa là hoà duyệt.

Đại tượng truyện khuyên người quân tử nên họp bạn cùng nhau giảng nghĩa lý, đạo đức, rồi cùng nhau thực hành (dĩ bằng hữu giảng tập), để giúp ích cho nhau mà hai bên cùng vui vẻ.

Quẻ Phong Thủy Hoán

Quẻ này là quẻ thứ 59 trong Kinh dịch, còn được gọi là quẻ Hoán.

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Tốn (Gió)

Hoà vui đến cực điểm rồi thì sẽ ly tán, vì vậy sau quẻ đoài đến quẻ Hoán. Hoán là lìa, tan tác.

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Đại tượng truyện khuyên sau khi giải tán rồi lại nên nghĩ tới việc nhóm họp lại, mà muốn nhóm họp, thống nhất nhân tâm thì nên đặt lễ tế Thượng đế, tế Tổ tiên.

Sáu hào quẻ Hoán ý nghĩa rất phân minh: hào 1, còn mong cứu chữa được. Hào 2 ly tán đã nhiều rồi, chưa cứu được. Hào 3 có thể bắt tay làm việc, muốn vậy phải bỏ lòng vị kỷ đi. Hào 4, phải giải tán bè phái để đoàn kết toàn dân. Hào 5 phải ra hiệu lệnh mới, ban phát của riêng. Hào 6 thì thành công. Quan trọng nhất là lời khuyên hào 4 và 5.

Quẻ Thủy Trạch Tiết

Quẻ Thủy Trạch Tiết là quẻ thứ 60 trong Kinh dịch, còn được gọi là quẻ Tiết.

  • Nội quái là Đoài (Đầm)
  • Ngoại quái là Khảm (Nước)

Không thể để cho ly tán hoài được, tất phải chặn bắt lại, tiết chế lại, cho nên sau quẻ Hoán tới quẻ Tiết.

ý nghĩa 64 quẻkinh dich

Theo tượng quẻ, trên chằm có nước; bờ chằm hạn chế số nước chứa trong chằm, cho nên đặt tên là quẻ Tiết.

Đại tượng truyện khuyên người quân tử (quân tử ở đây trỏ hạng người trị dân) đặt ra số, độ, nghĩa là hạn định một chừng mực nào đó trong sự làm việc và hưởng thụ của dân, tùy đạo đức, tài nghệ của mỗi người.

Quẻ Phong Trạch Trung Phu

Quẻ này còn gọi là quẻ Trung Phu, là quẻ số 61 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Đoài (Đầm)
  • Ngoại quái là Tốn (Gió)

Đã định tiết chế thì người trên phải giữ đức tín để người dưới tin theo, cho nên sau quẻ Tiết tới quẻ Trung phu. Trung phu là có đức tin (phu) ở trong (trung) lòng.

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Trung phu: Đồn ngư cát, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh. Quẻ này ở giữa có hai hào âm (hai nét đứt), như trong lòng trống rỗng (hư tâm) không có tư dục, tư ý; còn 4 hào dương là nét liền, đặc, thực (trái với hư), mà hào 2 và hào 5 lại đắc trung (ở giữa nội và ngoại quái), vậy là có đức trung thực. Do đó mà đặt tên quẻ là Trung phu

Đại tượng truyện cho rằng gió ở trên, chằm ở dưới, là gió (làm ) động được nước như lòng thành thực cảm động được người. Nên tuy lòng trung thành mà xử việc thiên hạ; như xử tội thì sét đi xét lại, tìm cách cứu tội nhân, tha cho tội chết.

Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá

Quẻ này là quẻ số 62 trong Kinh dịch hay còn gọi là quẻ Tiểu Quá.

  • Nội quái là Cấn (Núi)
  • Ngoại quái là Chấn (Sấm)

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Tin (Trung phu) mà làm ngay, không xét đều tin đó phải hay không , thì có thể mắc lầm lỗi, cho nên sau quẻ Trung phu tới quẻ Tiểu quá. Quá có hai nghĩa: lỗi; ra ngoài cái mức vừa phải thoán từ dưới đây dùng nghĩa sau.

Theo Thoán truyện, các hào dương (lớn) đều không đắc trung, là quân tử nhất thời, không làm việc lớn được.

Theo Đại tượng truyện, Chấn ở trên Cấn là tiếng sấm ở trên núi, bị nghẹt vì núi mà thu hẹp lại, nên gọi là Tiểu quá. Người quân tử ở thời này chỉ nên làm quá trong việc nhỏ, như có thể quá cung kính, quá thương cảm trong việc ma chay, quá tiết kiệm.

Quẻ này khuyên quân tử ở vào thời tiểu nhân quá nhiều thì đừng nên quá cương như hào 3, mà nên mềm mỏng một chút, biến thông như hào 4.

Quẻ này trái với quẻ Đại quá số 28. đại quá có 4 hào dương ở giữa, 2 hào âm ở dưới cùng và trên cùng, như vậy dương nhiều hơn âm, mà dương có nghĩa là lớn, âm là nhỏ, cho nên Đại quá có nghĩa là cái lớn (dương) nhiều hơn.

Tiểu quá có 2 hào dương ở giữa, 4 hào âm ở trên và dưới, như vậy là âm – tức cái nhỏ – nhiều hơn dương tức cái lớn; cho nên đặt tên là Tiểu quá. Tiểu quá là cái nhỏ nhiều hơn; nhưng cũng có nghĩa là quá chút ít.

Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế

Quẻ này còn gọi là quẻ Ký Tế, là quẻ thứ 63 của Kinh dịch.

  • Nội quái là Ly (Hỏa)
  • Ngoại quái là Khảm (Nước)

ý nghĩa 64 que kinh dịch

Quá là hơn, tài đức có chỗ nào hơn người trong một việc gì đó thì làm nên việc ấy, cho nên sau quẻ Tiểu quá tởi quẻ Kí tế. Tế là vượt qua sông, là nên; kí tế là đã vượt qua, đã nên, đã thành.

Trong thoán từ này, hai chữ ‘Hanh tiểu”, Chu Hi ngờ là “tiểu hanh” mới đúng; tiểu hanh nghĩa là việc nhỏ, được hanh thông. Chúng tôi cho cách hiểu của Phan Bội Châu (theo Thoán truyện) là đúng hơn, nên dịch như trên.

Quẻ này trên là nước, dưới là lửa. Lửa có tính bốc lên mà ở dưới nước , nước thì chảy xuống, thế là nước với lửa giao với nhau, giúp nhau mà thành công. Cũng như nồi nước để ở trên bếp lửa, lửa bốc lên mà nước mới nóng, mới sôi được.

Đại Tượng truyện cũng căn dặn phải phòng trước lúc loạn, lúc suy.

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế

Quẻ này là quẻ số 64 trong Kinh dịch, còn được gọi là quẻ Vị Tế.

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Ly (Hỏa)

ý nghĩa 64 que kinh dịch

Kinh Dịch kết thúc bằng quẻ Vị Tế (chưa xong việc) mà trước đó lại là quẻ Ký Tế (đã xong việc). Ý nghĩa của nó là mọi sự việc tưởng chừng như đã kết thúc nhưng thực ra thì không bao giờ kết thúc. Suy rộng ra thì vạn vật trong vũ trụ cũng vậy. Sự chuyển động, thay đổi nói chung là không có đầu mà cũng chẳng có cuối.

Đại tượng khuyên phải xem xét kỹ càng mà đặt người, vật vào chỗ thích đáng, thì mới nên việc, đừng đặt lửa ở trên nước chẳng hạn như quẻ này.

ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch

Xem thêm:

BachkhoaWiki hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa 64 quẻ Kinh dịch. Để từ đó, các bạn có thể ứng dụng nó vào cuộc sống. Đừng quên theo dõi và ủng hộ những bài viết tiếp theo của BachkhoaWiki để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!