Xuân Diệu là ai? Hé lộ cuộc hôn nhân bí ẩn của ông hoàng thơ Việt

“Yêu là chết đi trong lòng một chút” “Cái na ná tình yêu thì có trăm ngàn Nhưng đích thực tình yêu chỉ có một” . Thơ Xuân Diệu mang một nét gì đó phảng phất nỗi buồn trong tình yêu. Vậy Xuân Diệu là ai? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé.

Tên đầy đủ Ngô Xuân Diệu
Năm sinh 1916
Năm mất 1985
Quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Tác phẩm tiêu biểu Thơ: Tập Thơ, Gửi hương cho gió, Một khối hồng, Thanh ca…

Văn xuôi: Ký sự thăm nước Hung, Triều lên, Trường ca…

Tiểu luận phê bình: Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Đi trên đường lớn, Và cây đời mãi xanh tươi, Mài sắt nên kim…

Xuân Diệu là ai?

Xuân Diệu là ai? Hé lộ cuộc hôn nhân bí ẩn của ông hoàng thơ Việt

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới của Việt Nam.

Thơ ông luôn được đón nhân một cách nồng nhiệt với những dòng thơ tình đặc trưng như: “Yêu là chết đi trong lòng một chút” “Cái na ná tình yêu thì có trăm ngàn Nhưng đích thực tình yêu chỉ có một”.

Được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, ông được độc giả đương thời đánh giá là một cây bút tài năng có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

Tiểu sử của tác giả Xuân Diệu

Xuân Diệu tên thật là gì?

Nhà thơ Xuân Diệu hay bút danh khác là Trảo Nha. Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, nguyên quán tại làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra tại quên mẹ ở Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định.

Xuân Diệu sinh năm bao nhiêu?

Nhà thơ Xuân Diệu sinh năm 1916 và mất năm 1985. Ông dành phần lớn cuộc đời mình cống hiến cho nền thơ ca nước nhà.

Những cống hiến của ông được độc giả đón nhận và đánh giá rất cao bởi những chất tình trong những dòng thơ của ông.

 Xuất thân của Xuân Diệu

Cha ông tên Ngô Xuân Thọ (trong tộc phả ghi là Ngô Xuân Thụ) và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp, ông sống tại quê mẹ đến năm 11 tuổi. Năm 1927, Xuân Diệu chuyển đến sống tại Quy Nhơn (Bình Định).

Học vấn của Xuân Diệu

Sau khi ở tại Quy Nhơn một thời gian, ông ra Huế học 1 năm và tốt nghiệp tú tài tại đây vào giai đoạn 1936-1937. Ông học đại học Luật tại Hà Nội và sau đó viết báo, ông là thành viên thứ bảy của Tự Lực Văn Đoàn trong giai đoạn 1938-1940.

Sau khoảng thời gian này, ông về Mỹ Tho (Tiền Giang) và trở thành một viên chức ở đây.

Sự nghiệp của Xuân Diệu – Ông hoàng thơ tình

Nhà thơ Hoài Thanh đã nhận xét, Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Sở dĩ được gọi như với bởi “cái tôi” của nhà thơ đã được bùng nổ mãnh liệt, phát triển ở độ cao và đem đến nhiều cái mới nhất cho thơ, giúp cho ông trở thành một gương mặt tiêu biểu, phát triển thành một đỉnh cao của dòng thơ mới này.

Thơ ông lấy cái tôi làm trung tâm, ông đem cái tôi của mình trở thành cảm hứng sáng tác. Khác với những nhà thơ trung đại của thời đại thi ca trước khi chỉ viết theo cái ta – cái đạo lý của xã hội phong kiến xưa.

Năm 1944 Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Trong kháng chiến, Xuân Diệu đã di tản về chiến khu Việt Bắc và hoạt động văn nghệ cách mạng.

Cũng trong thời gian này, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh và trở thành Đảng viên Việt Nam Dân Chủ Đảng. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông trở thành thư ký tạp chí Tiền Phong của Hội văn hóa cứu quốc.

Cùng với nhiều đóng góp khác trong phong trào thơ ca kháng chiến, Xuân Diệu đã trở thành một trong những nhà thơ nổi bật nhất trong ca ngợi cách mạng.

Những tác phẩm nổi tiếng của Xuân Diệu

Xuân Diệu là ai? Hé lộ cuộc hôn nhân bí ẩn của ông hoàng thơ Việt

Ông trở thành đại biểu xuất sắc trong phong trào thơ mới với hai tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Các tác phẩm của ông nhận được sự đón đọc nhiệt tình của độc già, danh xưng “ông hoàng thơ tình” cũng gắn liền với tên tuổi của ông từ đây.

Ngoài sáng tác thơ ca, Xuân Diệu còn tham gia viết báo, phê bình văn học và dịch sách,… Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã để lại cho làng thơ một gia tài đồ sộ với khoảng 450 bài thơ, truyện ngắn và rất nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình khoa học,…

Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có thể kể tới như:

Thơ: Tập Thơ, Gửi hương cho gió, Một khối hồng, Thanh ca, Tôi giàu đôi mắt, Riêng chung, Mẹ con, Ngôi sao, Sáng, Dưới sao vàng,…

Văn xuôi: Ký sự thăm nước Hung, Triều lên, Trường ca, Phấn thông vàng, Việt Nam trở dạ, Việt Nam nghìn dặm,…

Tiểu luận phê bình: Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Đi trên đường lớn, Và cây đời mãi xanh tươi, Mài sắt nên kim,…

Dịch thơ: Thi hào Nadim Hitmet, Vây giữa tình yêu, Những nhà thơ Bungari,…

Xem thêm: Hồ Xuân Hương – Nữ thi sĩ với cuộc đời huy hoàng nhưng nhiều sóng gió

Thành tựu của nhà thơ Xuân Diệu

Với sự cống hiến cả to lớn cho nền văn thơ nước nhà, Xuân Diệu đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.

Bên cạnh đó, tên của ông còn được sử dụng để đặt cho một con đường ở TP. Hà Nội, một con đường tại TP. Quy Nhơn (Bình Định) nơi ông từng sinh sống. Ngoài ra tên ông cũng được đặt cho 1 trường THPT tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và một trường THCS tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Đời tư của Xuân Diệu

Cuộc sống hôn nhân của Xuân Diệu

Năm 1958, nhà thơ Xuân Diệu nên duyên cùng nhà báo Bạch Diệp thông qua cuộc mai mối của ông Hoàng Tùng – nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, nơi bà Bạch Diệp công tác. Khi đó bà Bạch Diệp 29 tuổi còn Xuân Diệu đã ngoài 40.

Tuy nhiên cuộc hôn nhân này không kéo dài được lâu. Một thời gian sau, 2 người ly dị và không có con chung. Nhà thơ Xuân Diệu sống độc thân cho đến khi mất vào năm 1985.

Xuân Diệu và Huy Cận trong hồi ký của Tô Hoài

Xuân Diệu là ai? Hé lộ cuộc hôn nhân bí ẩn của ông hoàng thơ Việt

Năm 1993, thông qua hồi ký Cát bụi chân ai, nhà thơ Tô Hoài đã bộc bạch về một giai đoạn dằn vặt của nhà thơ Xuân Diệu khi phải giấu kín sự thật về giới tính của mình, về nỗi khổ tâm không thể sẻ chia.

Bởi thời bấy giờ, luật pháp và cả xã hội chưa thừa nhận mối quan hệ đồng tính. Điều này đã khiến cho nhà thơ chịu thiệt thòi về cả thể xác và tinh thần trong suốt một thời gian dài.

Có lẽ chính những vấn vương ấy đã khiến cho nhà thơ quyết định chọn cuộc sống độc thân sau khi bước chân ra khỏi cuộc hôn nhân đầu.

Qua bài viết trên đây, BachkhoaWiki đã đưa đến cho độc giả thêm những thông tin về nhà thơ Xuân Diệu. Hãy like và share để góp phần ủng hộ BachkhoaWiki bạn nhé!