Workout là gì? Đọc xong bạn chỉ muốn luyện tập ngay

Nếu quan tâm đến việc luyện tập thể dục, chắc hẳn bạn đã không còn lạ lẫm với từ workout. Tuy nhiên, thực sự thì workout là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của BachkhoaWiki để hiểu rõ hơn nhé.

Workout là gì?

Workout là một loại động từ xuất hiện nhiều trong giao tiếp. Từ workout này được dùng rất nhiều trường hợp, các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xung quanh chúng ta.

Workout là gì? Đọc xong bạn chỉ muốn luyện tập ngay

Từ workout mang đến rất nhiều nghĩa, nó tùy theo từng lĩnh vực hay trường hợp mà chúng ta có thể dịch nghĩa phù hợp nhất.

Từ đó giúp cho câu văn được dễ hiểu, chuẩn xác hơn. Thông thường thì workout được sử dụng với nhiều nghĩa như sau:

  • Tập thể dục
  • Thi hành, tiến hành, thực hiện
  • Sửa, giải quyết
  • Đi tới đâu
  • Lập, thành
  • Vạch ra tỉ mỉ
  • Tính toán, thanh toán
  • Trình bày

Vậy nên với cụm từ workout này có nghĩa rất mở rộng. Trong mỗi trường hợp riêng thì bạn có thể hiểu theo những nghĩa phù hợp nhất với câu văn.

Một số khái niệm liên quan đến workout

Street workout là gì?

Street Workout là một phương pháp tập luyện không cần tới tạ hay các thiết bị hỗ trợ phức tạp, chỉ sử dụng chính trọng lượng cơ thể để tập luyện (Body-Weight Training).

Street workout là sự kết hợp của điền kinh, thể dục dụng cụ và thể thao.

Workout là gì? Đọc xong bạn chỉ muốn luyện tập ngay

Street workout không chỉ là một cách thức rèn luyện sức khỏe, thẩm mỹ đơn thuần mà nó còn là một lối sống, một phong cách sống đối với những người tập luyện.

Mỗi người sẽ có mỗi trọng lượng cơ thể khác nhau vậy nên được sử dụng để tập luyện một cách sáng tạo, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, sức mạnh cơ bắp, thân hình thẩm mỹ.

Đặc biệt còn rèn luyện cho những người tập luyện có một ý chí, nghị lực kiên cường trong cuộc sống vượt qua những khó khăn thử thách giống như chinh phục những đỉnh cao trong tập luyện.

Nó sẽ giúp cho người tập luyện có những suy nghĩ tích cực hơn, từ bỏ, tránh xa những lối sống không tốt, những lối sống không lành mạnh trong xã hội, giúp mọi người hạnh phúc hơn, hòa đồng hơn.

Cardio workout là gì?

Cardio workout là các bài tập có liên quan tới tim mạch. Đây không phải là một bài tập cụ thể mà là một phương pháp kết hợp hệ thống nhiều bài tập.

Các bài tập Cardio giúp cơ thể tăng đồng thời kiểm soát nhịp tim, hỗ trợ quá trình lưu thông máu.

Nhờ vậy, việc cung cấp nhiều oxy tới toàn bộ cơ thể nói chung và tế bào cơ bắp nói riêng cũng được cải thiện theo hướng tích cực.

Cardio còn cho phép các tế bào đốt cháy mỡ thừa của cơ thể hiệu quả hơn trong quá trình tập luyện và cả khi nghỉ ngơi.

Pre workout là gì?

Pre workout là loại thực phẩm giúp tăng cường năng lượng và tối ưu hóa hiệu suất trong quá trình tập luyện của bạn. Thực phẩm này thường ở dạng chất bột bổ sung để có thể dễ dàng hòa tan với nước.

Pre workout thường là sự kết hợp của các thành phần hoạt chất khác nhau để bổ sung các chất cần thiết trước khi vào buổi tập.

Thực phẩm pre workout giúp bạn tăng hiệu suất trong quá trình tập luyện cơ bắp (tập tạ) hoặc tập thể dục tăng sức bền (tập cardio), bằng cách tăng cường năng lượng và làm chậm sự mệt mỏi của cơ thể.

Mặc dù thực phẩm pre workout của mỗi hãng chứa các thành phần có thể khác nhau, tất cả đều có nhằm mục đích tối đa hóa kết quả tập luyện của bạn.

Nếu bạn mới bắt đầu tập và cần nhiều năng lượng để cải thiện, hoặc đã tập được một khoảng thời gian và cảm thấy không có quá nhiều sự tiến bộ, bạn có thể sử dụng thực phẩm pre workout. Đây là một sự lựa chọn hợp ý giúp tăng cường hiệu suất và sức mạnh cho bạn.

Abs workout là gì?

Workout là gì? Đọc xong bạn chỉ muốn luyện tập ngay

Abs workout hay cụ thể hơn Abdominal workout là một loại hình tập luyện sức mạnh tác động tập trung vào việc phát triển cơ bụng (abs) trở nên săn chắc và rõ nét hơn.

Theo đó, vùng bụng bao gồm 4 nhóm cơ lần lượt là:

  • Rectus abdominis
  • External obliques
  • Internal obliques
  • Transversus abdominis

Abs workout được đánh giá là một trong những hình thức tập luyện đa dạng và phổ biến nhất vì những tác động rõ rệt nó đem lại về mặt hình thể cũng như sức mạnh.

HIIT workout là gì?

HIIT (High Intensive Interval Training) là một dạng bài tập có cường độ cao ngắt quãng hay còn gọi là Cardio cường độ cao.

Nguyên tắc của tập HIIT là đẩy cơ thể đến giới hạn chịu đựng cao nhất, hoạt động 90-100% công suất cho 30 giây tập luyện mỗi động tác.

Tập HIIT là một phương pháp giảm mỡ nhanh chóng và hiệu quả. Đặc điểm của bài tập này là hiệu quả đốt mỡ kéo dài nhiều giờ liền sau thời gian tập luyện.

Đồng thời, cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh nhờ tăng cường hô hấp và trao đổi chất.

Tuy nhiên HIIT workout hay HIIT Yoga không dành cho người mới bắt đầu. Bạn sẽ cần một khoảng thời gian luyện tập với các bài tập cơ bản trước khi bước vào lộ trình tập HIIT để cơ thể kịp thích nghi. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của các PT để xây dựng cho mình bài tập phù hợp nhất nhé.

Core workout là gì?

Core là các nhóm cơ lõi của cơ thể – nằm ở phần trung tâm của cơ thể (toàn bộ phần giữa của cơ thể như bụng; hông; lưng dưới) những cơ này hoạt động cùng nhau và giữ cho cột sống ổn định và cơ thể thẳng đứng. Core tham gia vào tất cả các hoạt động hằng ngày của chúng ta.

Core là thứ bạn không thể nhìn thấy được vì nó là thứ nằm sâu bên trong nhưng bạn có thể cảm nhận được nó khi core khoẻ hơn bạn sẽ:

  • Hạn chế chấn thương.
  • Bảo vệ các cơ quan nội tạng.
  • Cải thiện tư thế; tăng khả năng thăng bằng.

Nhất là phụ nữ mang thai nếu có core khoẻ các bạn sẽ không bị đau lưng nhiều và lúc sinh nở sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Thật sự ad gặp rất nhiều các bạn nữ có tập luyện họ sinh em bé rất dễ dàng.

Khác với cơ bụng hay các nhóm cơ khác, để tập cho core chúng ta sẽ tập các bài tập giữ cho phần thân không chuyển động đại loại là gồng giữ phần thân lại.

Vì vậy, việc tập luyện cho phần core khoẻ đòi hỏi kết hợp nhiều bài tập có thể coi như là tập full body.

Các bài tập core sẽ là các bài: các bài tập plank, hollow body hold, dead bug, boat, TRX rollout, Swiss Ball rollout…

Tabata workout là gì?

Workout là gì? Đọc xong bạn chỉ muốn luyện tập ngay

Tabata là 1 phương pháp tập luyện với cường độ cao nhằm làm tiêu hao lượng calo cho cơ thể, giúp giảm cân giảm béo.

Đây là một phương pháp tập luyện ngắt quãng xen kẽ giữa 20 giây tập luyện với cường độ cao và sau đó là 10 giây để nghỉ ngơi.

Cụ thể, trong chu trình tập luyện, bạn sẽ thực hiện động tác lặp lại 8 lần để đáp ứng đủ 4 phút của phương pháp Tabata.

Kiểu tập này được sáng tạo bởi ông Izumi Tabata, ông là một Tiến sĩ người Nhật Bản. Ông có thâm niên công tác tại Viện Thể dục thể thao Quốc gia (National Institute of Fitness and Sports) ở Tokyo, Nhật Bản.

Tập workout có tác dụng gì?

Có rất nhiều lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên và duy trì thể lực, bao gồm:

  • Tập workout làm tăng mức năng lượng.
  • Cải thiện sức mạnh cơ bắp.
  •  Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tập workout cải thiện chức năng não.
  • Tốt cho tim của bạn.
  • Tập workout thường xuyên làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
  •  Duy trì hoạt động làm giảm khả năng phát triển một số bệnh thoái hóa xương.
  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
  • Những người năng động có xu hướng ngủ ngon hơn.
  • Tập thể dục cải thiện tâm trạng của bạn và mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc được cải thiện.
  • Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh tâm thần như trầm cảm….

So sánh workout và gym

Workout thường thiên về sự tự do thoải mái, không dựa vào trọng lượng hay dụng cụ tập luyện phức tạp. Hãy cùng xem những so sánh sau đây để có thể hiểu rõ hơn về hai bộ môn này nhé:

Về khối lượng:

Đối với tập gym, bạn có thể dễ dàng thay đổi khối lượng tạ từ nhẹ đến nặng dần tùy theo thể trạng và khả năng tập của bạn. Đối với người mới có thể tập từ mức tạ nhẹ dần lên đến nặng dần khi đã quen.

Đối với workout, khối lượng bạn tập chính là toàn bộ khối lượng cơ thể của bạn, do đó bạn không thể thay đổi khối lượng để tập như gym được, do đó sẽ khá là khó khăn đối với những người mới tập và những người quá béo.

Đặc điểm về cơ và khớp:

Đối với việc tập gym, các bài tập sẽ tác động đến từng nhóm cơ riêng lẻ.

Do đó, bạn có thể lựa chọn được những bài tập mà mình yêu thích để tập.

Tuy nhiên, đối với những người mới thường hay tập không đều và chỉ tập trung vào một nhóm cơ nhất định dẫn đến mất cân đối hình thể.

Đối với việc tập workout, bạn sẽ không phải lo điều này vì đa phần các bài tập workout đều tác động đến nhiều nhóm cơ cùng một lúc.

Thăng bằng cơ thể:

Điều này chắc chắn là workout chiếm lợi thế hơn, vì khi tập bộ môn này, bạn sẽ phải vận động nhiều nhóm cơ cùng một lúc, do đó cảm nhận cơ đồng đều hơn và thăng bằng sẽ tốt hơn.

Workout là gì? Đọc xong bạn chỉ muốn luyện tập ngay

Sự nhanh nhẹn:

Việc tập gym chắc chắn sẽ không thể nhanh nhẹn như việc tập workout bởi nó với nhiều bài tập đòi hỏi sức bền, sự dẻo dai hơn do đó khiến cơ thể bền bỉ nhanh nhẹn hơn.

Tuy nhiên cũng không thể vì thế mà nói rằng tập gym khiến bạn giảm đi sự nhanh nhẹn.

Vấn đề tài chính:

Đối với tập gym, bạn sẽ phải tốn một khoản kha khá cho bộ môn này, trước tiên là tốn tiền phòng tập hàng tháng, sau đó đến các phụ kiện để luyện tập, ngoài ra còn có cả thực phẩm bổ sung nữa.

Nếu bạn nào nhà ở xa phòng gym chắc chắn sẽ phải tốn thêm một khoản đi lại nữa đó.

Đối với workout, bạn sẽ tiết kiệm hơn được phần nào do không phải tốn tiền đến phòng gym hàng tháng mà bạn có thể tập ở bất cứ đâu.

Giảm cân giảm mỡ:

Đối với vấn đề này có lẽ tập gym sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn đó, bởi khi tập gym, bạn sẽ lựa chọn được những bài tập phù hợp với thể trạng sau đó tăng dần lên sẽ hiệu quả hơn.

Và việc tập với máy sẽ an toàn hơn nhiều so với tập bằng cơ thể.

Workout thì vẫn có hiệu quả giảm mỡ cao, tuy nhiên đó là với những người đã từng tập gym chuyển sang hay những người có sẵn sức khỏe.

Đối với người mới tập hay người béo phì, việc tập workout quả là một điều quá khó do sức yếu mà trọng lượng cơ thể lại quá nặng khiến họ tập không đạt hiệu quả, dễ chán nản bỏ cuộc.

Cách xây dựng bài tập workout hiệu quả

Mỗi người tập thể hình sẽ có số cân nặng, thể chất, giới tính và độ tuổi khác nhau với mục đích luyện tập khác nhau. Bởi vậy muốn có hiệu quả tốt bạn nên thiết lập kế hoạch với đầy đủ các yếu tố sau:

Xây dựng lịch tập chi tiết

Trong lịch tập, chúng ta cần ghi chi tiết ngày nào vận động và ngày nào nghỉ ngơi. Phân chia cụ thể nhóm cơ này tập vào ngày nào nhằm đảo bảo sự đồng đều trong một tuần.

Chú ý với mỗi nhóm cơ phải có thời gian nghỉ ngơi tối thiểu 48 tiếng. Đồng thời trong 7 ngày có ít nhất 1 ngày nghỉ để xả toàn bộ cơ.

Kế hoạch cho chế độ dinh dưỡng

Workout là gì? Đọc xong bạn chỉ muốn luyện tập ngay

Yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người cũng như những người tập luyện thể hình, thể thao.

Tùy theo mục đích tập luyện, chúng ta sẽ có chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất. Bạn cần lên thực đơn chi tiết cho mỗi tuần nhằm kiểm soát hàm lượng calo nạp vào cơ thể.

Bạn nên có một bữa ăn nhẹ trước và sau khi tập khoảng 30 phút, không được để bụng đói. Đồng thời luôn mang theo bình nước bên mình để bổ sung khi cần thiết.

Đối với người muốn tăng cân, tăng cơ nên sử dụng thêm Whey Protein nhằm phục hồi, bổ sung protein cho cơ bắp.

Các bài tập workout cơ bản

Nếu bạn là người mới tham gia tập thể hình và chưa có nhiều kinh nghiệm. Hãy tham khảo một vài bài tập cơ bản sau để đưa vào bản kế hoạch của mình:

Bài tập Deadlift

Deadlift là dạng bài tập tổng hợp có khả năng tác động đến nhiều nhóm cơ như: cơ mông, cơ đùi trước, đùi sau, cơ chân, tay. Chúng ta có thể thực hiện với 3 bước đơn giản như sau:

  • Đứng thẳng lưng, hai chân dang rộng bằng vai
  • Cúi người để kéo thanh tạ đòn sát chân. Hạ người xuống giống với tư thế Squat và luôn giữ thẳng lưng.
  • Đẩy thanh tạ lên ngang đùi. Sau đó lại hạ xuống sàn và lặp lại động tác.

Cùng tham khảo bài tập deadlift và những sai lầm thường gặp qua video sau nhé.

Bài tập nằm nâng tạ đòn

Nâng tạ, đẩy tạ là bài tập nâng cao sức mạnh cơ bắp hiệu quả. Trong đó, tư thế nằm đẩy tạ đòn sẽ tác động rất tốt đến cơ ngực, cẳng tay, bắp tay, vai.

  • Đầu tiên, bạn nằm trên ghế phẳng, hai tay nâng tạ đòn và đặt rộng hơn vai.
  • Bắt đầu đẩy thanh tạ lên đến khi hai tay thẳng hết cỡ thì hít vào. Cơ ngực gồng lên khi đẩy tạ.
  • Cuối cùng từ từ hạ thanh tạ xuống ngang ngực và thở ra.

Lưu ý khi tập workout

Những chú ý quan trọng khi tập Workout bạn cần nắm rõ để tập luyện một cách hiệu quả nhất và nên tập workout khi nào, bạn hãy xem dưới đây nhé:

  • Khởi động kỹ trước khi tập
  • Tập cơ bản rồi nâng cao dần
  • Rèn luyện bài cơ bản
  • Không bỏ cuộc
  • Phải kiên trì, nỗ lực để có kết quả cao
  • Ăn uống ngủ nghỉ khoa học

Workout là gì? Đọc xong bạn chỉ muốn luyện tập ngay

Một số câu hỏi liên quan đến workout

Tập workout có giảm cân không?

Với câu hỏi tập workout có giảm cân không thì câu trả lời chắc chắn là có, vì cũng như các môn thể thao khác, tập workout là hình thức vận động thể lực có tác dụng đốt cháy calo trong cơ thể từ đó giúp làm săn chắc vùng mỡ dư thừa.

Khi tập workout, những động tác thể hình sẽ tác động trực tiếp đến tất cả các bộ phận trên cơ thể.

Đồng thời việc tập cũng đòi hỏi các cơ bắp cũng phải phối hợp hoạt động vì vậy sẽ thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ, giúp đào thải lượng mỡ tích tụ lâu ngày ra khỏi cơ thể.

Nên tập cardio hay workout?

Sau khi tìm hiểu ưu và nhược điểm của cardio và workout, tùy vào mục tiêu luyện tập của mình, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn bất kỳ hình thức tập luyện nào.

Đặc biệt đối với các bài tập cường độ cao, có khả năng đốt mỡ nhanh chóng sẽ đòi hỏi thể lực tương xứng.

Vì vậy trước khi lựa chọn bài tập, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để xây dựng lộ trình tập luyện cho phù hợp.

Lưu ý rằng không nên tập các bài tập cường độ cao như HIIT nhiều hơn 3 lần/tuần nhé.

Ai có thể tập workout?

  • Người có kinh nghiệm với các bài tập có cường độ cao.
  • Người muốn tập trung vào việc giảm cân, đốt cháy nhiều calo hơn trong và sau khi tập gym.
  • Người có công việc bận rộn muốn rút ngắn thời gian tập gym.
  • Người muốn xây dựng độ bền nhanh chóng.

Ai nên tập cardio?

  • Người mới làm quen với gym hoặc người mới quay trở lại tập.
  • Người không tập gym với tác động cao và không thích làm việc ở cường độ cao.
  • Người được huấn luyện viên yêu cầu không nên tập bài tập cường độ cao.

Qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn các bạn đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi Workout là gì rồi đúng không? Hãy tiếp tục theo dõi BachkhoaWiki để tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!