Kỳ án Lệ Chi Viên – Dấu hỏi lớn trong lịch sử còn đang tìm lời giải đáp

Vụ án Lệ Chi viên là một kỳ án nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời Lê sơ. Bởi án oan này mà quan Đại thần Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ bị triều đình kết tội giết vua Lê Thái Tông, dẫn đến tru di tam tộc. Vậy thực hư vụ án Lệ Chi Viên ra sao? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Vụ án Lệ Chi Viên là gì?

Kỳ án Lệ Chi Viên - Dấu hỏi lớn trong lịch sử còn đang tìm lời giải đáp

Vụ án Lệ Chi Viên, hay còn gọi là Vụ án vườn vải, xảy ra vào mùa thu năm Đại Bảo thứ 3 (1442), khi bà Nguyễn Thị Lộ – một người vợ của Hành khiển Nguyễn Trãi đã bị cáo buộc ám sát vua Lê Thái Tông khi hoàng đế nghỉ đêm tại tư gia Nguyễn Trãi – vườn Lệ Chi.

Tuy nhiên, trải qua 7 thế kỉ, vụ án vẫn còn nhiều bí ẩn về tính hợp lý của lời cáo buộc này. Vì án oan này mà đã khiến Đại thần Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ bị triều đình định tội giết vua, vì thế mà tru di tam tộc.

Có thông tin cho rằng, đến năm 1464, Nguyễn Trãi đã được minh oan bởi vua Lê Thánh Tông. Người con còn sống sót duy nhất của gia tộc ông là Nguyễn Anh Vũ được cắt cử làm quan huyện, bản thân ông được truy tặng tước hiệu.

Bối cảnh của vụ án Lệ Chi Viên

Những nhân vật chính trong vụ án Lệ Chi Viên

Nạn nhân vụ án: Vua Lê Thái Tông (chết do nhiễm sốt rét).
Người được cho là thủ phạm: bà Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi).
Những người liên lụy và cùng bị xử tử: Nguyễn Trãi và 3 đời dòng tộc.

Vụ án Lệ Chi Viên xảy ra ở đâu?

Hiện trường vụ án xảy ra tại Trại Vải tức Lệ Chi Viên, tư gia của quan đại thần Nguyễn Trãi, ở thôn Đại Lại nay thuộc xã Tân Lập, huyện Gia Bình (Bắc Ninh).

Kỳ án Lệ Chi Viên - Dấu hỏi lớn trong lịch sử còn đang tìm lời giải đáp

Vụ án Lệ Chi Viên xảy ra khi nào?

Theo sử sách ghi chép, ngày 4/8 âm lịch (1442) vua đi du ngoạn về đến Trại Vải bên bờ sông Thiên Đức thì ở lại tại đây. Đến đêm, vua Lê Thái Tông lên cơn sốt nặng và mất ngay trong đêm, tại đó có cả bà Nguyễn Thị Lộ cùng các phi tần, cung nữ.

Diễn biến vụ án Lệ Chi Viên

Sự việc diễn ra ngày 27/7 âm lịch (1442), vua Lê Thái Tông xuất giá rời kinh thành, đi miền đông để duyệt binh, ở Chí Linh, Hải Dương. Chí Linh lại gần Côn Sơn, vậy nên tại đây ông đã được Nguyễn Trãi đón tiếp. Nhà vua từ lâu đã rất vừa mắt với một trong những người vợ của Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ. Bà là người rất xinh đẹp lại thông minh, có tài văn chương nên đã chiếm được sự chú ý của vua Lê. Vua đã cho phép bà ở lại trong cung với chức Lễ nghi học sĩ.

Kỳ án Lệ Chi Viên - Dấu hỏi lớn trong lịch sử còn đang tìm lời giải đáp

Trong một lần đi duyệt binh và trở về Lệ Chi Viên, vua Lê Thái Tông đã ở cùng bà Nguyễn Thị Lộ cả đêm rồi mất.

Tuy nhiên, trăm quan đều giấu kín chuyện này và không vội phát tang. Thi hài vua được bí mật đưa về kinh đô sau đó mới tiến hành tang lễ. Triều đình quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua, xử Nguyễn Trãi tru di tam tộc vào ngay sau đó ngày 16/8. Người ta đều cho đó là oan.

Kỳ án Lệ Chi Viên - Dấu hỏi lớn trong lịch sử còn đang tìm lời giải đáp

Kết quả vụ án Lệ Chi Viên

Kỳ án Lệ Chi Viên khiến cho nhà Nguyễn Trãi bị xử tội tru di tam tộc gồm họ cha, họ mẹ và cả họ vợ. Theo đó, ngay sau khi kết án, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ lập tức bị chém đầu, bắt tội đến ba họ, tịch thu ruộng đất, tài sản làm của công.

Theo gia phả nhà họ Nguyễn tại Chí Linh, Kinh Môn, Hải Dương và gia phải ở Nhị Khê, Hà Nội, Nguyễn Trãi có 5 người vợ và 7 người con trai đều bị xử tử.

Theo sử sách có để lại, cả dòng tộc Nguyễn đều bị xử từ theo đúng sắc lệnh đã ban ra. Nhưng trong số này có Nguyễn Phù, Nguyễn Anh Vũ và Nguyễn Thị Đào là may mắn sống sót.

Cho đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá, cho người con trai còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ làm chức Đồng Tri châu. Năm 1512, Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi làm Tế Văn hầu.

Giai thoại liên quan đến vụ án Lệ Chi Viên

Kỳ án Lệ Chi Viên - Dấu hỏi lớn trong lịch sử còn đang tìm lời giải đáp

Tương truyền rằng trong dân gian vụ án Lệ Chi Viên có rất nhiều giai thoại và đồn đoán khác nhau. Trong đó có sự tích rắn báo oán rất nổi tiếng, cụ thể như sau:

Một hôm ông Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) cho học trò ra sân cắt cỏ. Đêm hôm ấy, ông nằm mộng thấy một người đàn bà dẫn bầy con nhỏ đến xin ông thư thả ít hôm, vì bận con mọn nên chưa kịp dời nhà, và ông nhận lời.

Đến khi học trò của ông phát cỏ đập chết 1 bầy rắn con, lúc ấy ông mới hiểu ra ý nghĩa của giấc mộng đêm qua. Nhưng mọi chuyện cũng đã muộn. Đêm đó khi ông đang ngồi đọc sách thì có con rắn mẹ bò trên xà nhà, nhỏ xuống một giọt máu thấm ngay chữ “tộc” qua 3 lớp giấy, ứng với việc gia tộc của ông bị hại đến 3 họ. Người đời cho rằng Thị Lộ chính là rắn mẹ hóa thành để trả thù nhà họ Nguyễn.

Đến đời Nguyễn, trong Lịch triều hiến chương loại chí lại có thêm chi tiết: Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ, nàng sinh ra dưới sườn có vảy… Mặc dù câu chuyện được truyền tụng, nhưng nhiều người tin rằng nó chỉ nhằm đổ tội cho Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Thái Tông và Nguyễn Trãi.

Xem thêm:

Trên đây BachkhoaWiki đã cập nhập các thông tin đầy đủ về vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng là hàm oan của nhà họ Nguyễn. Nếu thấy hữu ích các bạn hãy like, share để thông tin tiếp cận được với nhiều người hơn nữa nhé.