Vị trí địa lí nước ta và những ý nghĩa mang tính chiến lực mà không phải ai cũng biết

Với mỗi người Việt Nam chúng ta thì việc được học về lịch sử, địa lí của nước nhà là điều không thể thiếu. Để có thêm kiến thức về vị trí địa lí nước ta thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ trong bài viết dưới đây của BachkhoaWiki nhé.

vi-tri-dia-li-cua-nuoc-ta

Vị trí địa lí nước ta ở đâu?

Việc học về vị trí địa lí cũng như những vấn đề về lãnh thổ nước ta chắc hẳn đã là điều quen thuộc với bất kỳ học sinh sinh viên nào đúng không? Hãy cùng nhắc lại một số thông tin về vị trí địa lí nước ta nhé.

Vị trí địa lý của nước ta là nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp láng giềng Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia.

Phía Đông và phía Nam đều giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan. Đây là một lợi thế nhưng cũng là một trong những vấn đề khá nhức nhối trong việc bảo vệ chủ quyền biển của nước ta.

Vị trí địa lí nước ta và những ý nghĩa mang tính chiến lực mà không phải ai cũng biết

Hệ tọa độ địa lí phần đất liền của nước ta cụ thể như sau:

  • Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  • Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
  • Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  • Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Hệ tọa độ địa lí vùng biển của nước ta kéo dài đến khoảng vĩ độ 6o50’B bao gồm cả các đảo, quần đảo và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.

Kinh tuyến 105oĐ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quan trọng và nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới hiện nay.

Phạm vi lãnh thổ nước ta

Theo như những kiến thức đã được giảng dạy trên ghế nhà trường thì lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

Vùng đất  

Vùng đất lãnh thổ Việt Nam bao gồm phần đất liền và hải đảo có tổng diện tích lên tới 331.212 km² (theo số liệu thống kê 2006).

Phần biên giới trên đất liền kéo dài hơn 4600km và 3200 km đường bờ biển và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng), Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).

Vị trí địa lí nước ta và những ý nghĩa mang tính chiến lực mà không phải ai cũng biết

Vùng biển

Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km² với đường bờ biển kéo dài 3260km. Có 28/63 tỉnh và thành phố giáp biển đồng thời tiếp giáp với vùng biển của 8 nước.

Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta cụ thể như sau:

  • Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
  • Lãnh hải: Là vùng tiếp liền nội thủy, rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, tiếp liền lãnh hải. Tại đây, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,…
  • Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nước ta cũng có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.
  • Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu 200m hoặc hơn nữa. Nước ta có quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên tại đây.
  • Đảo và quần đảo: Việt Nam có tới hơn 4000 đảo lớn nhỏ trong lãnh thổ, phần lớn là đảo xa bờ và 2 quần đảo lớn.

Vùng trời

Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

Vị trí địa lí nước ta và những ý nghĩa mang tính chiến lực mà không phải ai cũng biết

 

Vị trí địa lí nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?

Thuận lợi

Có thể thấy, nước ta có vị trí địa lý khá đắc địa và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một cách toàn diện. Có thể kể đến như:

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật,…

Chính những đặc điểm trên đã mang lại một nguồn lợi sinh vật trù phú và giàu có về thành phần loài, là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế. Ngoài ra việc phát triển nông nghiệp cũng có nhiều cơ hội hơn.

Nằm ở trung tâm Đông Nam Á – khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước Đông Nam Á cũng như trên thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế.

Vị trí giáp biển, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước láng giềng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu trao đổi hàng hóa quốc tế.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi mà vị trí địa lý nước ta mang lại thì chúng ta cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức cả về tự nhiên, kinh tế – xã hội hay an ninh – quốc phòng.

Thứ nhất nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ, hạn hán… gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.

Việc đất nước ta ngày càng đổi mới và phát triển để theo kịp nền kinh tế các nước trong khu vực cũng mang đến những lo ngại về vấn đề an ninh xã hội hay ô nhiễm môi trường.

Một điều quan trọng nữa phải kể đến, Biển Đông là vùng biển rộng lớn với nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản tự nhiên nên cũng là nơi dễ phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn. Những sự kiện trong quá khứ là minh chứng cho vấn đề này.

Vị trí địa lí nước ta và những ý nghĩa mang tính chiến lực mà không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta

Ý nghĩa tự nhiên

Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của tự nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cùng với lượng mưa lớn quanh năm.

Ngoài ra, nước ta còn nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên chịu ảnh hưởng thường xuyên của gió Tín Phong, của gió mùa châu Á, điều này tạo nên khí hậu nước ta có 2 mùa rất rõ rệt.

Nước ta giáp Biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm. Nhờ vào sự tác động của Biển Đông, thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, quanh năm phát triển không ngừng.

Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.

Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật mang lại cho nhân dân một nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.

Đặc điểm cuối cùng, vị trí địa lí đặc thù và hình dạng lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng về tự nhiên giữa các vùng miền.

Ý nghĩa kinh tế

Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là:

Như chúng ta đều đã biết, nước ta nằm trong khu vực đường hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng. Điều này mang đến nhiều điều thuận lợi khi giao lưu với các nước láng giềng.

Vị trí thuộc và khu vực năng động của khu vực Đông Nam Á tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế và vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở của, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Vị trí địa lí nước ta và những ý nghĩa mang tính chiến lực mà không phải ai cũng biết

Ý nghĩa văn hóa – xã hội

Ngoài có ý nghĩa quan trọng về kinh tế thì vị trí địa lí nước ta cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với văn hóa – xã hội.

Xét về vị trí liền kề với nhiều quốc gia khác đã tạo nên nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và đã dần hình thành mối giao lưu lâu đời với các nước láng giềng.

Cũng chính vì vậy, nó tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Ý nghĩa an ninh quốc phòng

Việt Nam có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á – một khu vực kinh tế phát triển năng động và điều này rất nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

Biển Đông của nước ta là một định hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong quá khú, hiện tại và cả trong tương lai.

Xem thêm:

Trên đây là tất tần tật những bật mí của BachkhoaWiki về vị trí địa lí nước ta và ý nghĩa liên quan. Nếu thấy có ích thì đừng quên Like, Share và thường xuyên ghé thăm BachkhoaWiki để có thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.