Văn khấn là gì? Hướng dẫn chuẩn bị văn khấn Thổ Công mùng 1

Vào những dịp lễ tết hay rằm hàng tháng thì các gia đình Việt ngoài việc sắp mâm cúng còn phải chuẩn bị cả văn khấn Thổ công để làm lễ cúng Thổ công trong nhà. Đặc biệt với những gia đình buôn bán, kinh doanh thì lại càng cần phải chú ý. Vậy văn khấn thổ công mùng 1 là gì? Cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

văn khấn thổ công mùng 1

Văn khấn thổ công là gì?

Thổ công là một vị thần trông coi nhà cửa, mang lại hạnh phúc cho gia đình. Người Việt thường gọi Thổ công là ông Địa.

Theo quan niệm xa xưa thì ông Địa là một người có thân hình mập mạp, ngoại hình thân thiện, dễ gần, thích chơi đùa với trẻ con. 

Người Việt ta cũng từng nói rằng “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, do đó mà những chuyện gì liên quan đến vấn đề đất đai, nhà ở thì chúng ta sẽ thường làm lễ cúng Thổ Công. 

Vào ngày mùng 1 đầu năm, hay mùng 1, 15 hàng tháng mỗi nhà sẽ chuẩn bị đồ cúng và văn khấn Thổ Công để cầu nguyện những chuyện liên quan đến đất đai, nhà cửa gặp nhiều thuận lợi và may mắn. Ngoài việc thờ cúng còn giúp cho nhà cửa không bị ma quỷ đến quấy phá. 

Nghi lễ cúng Thổ công cũng cần phải được chuẩn bị thật kĩ càng, ngoài các lễ vật ra thì bạn còn cần phải chuẩn bị thêm cả văn khấn Thổ công để thỉnh ông bà, tổ tiên về chứng kiến.

Ở mỗi nơi thì có thể bạn sẽ thấy bài văn khấn hơi khác nhau nhưng nhìn chung là đều thể hiện sự kính trọng và thành tâm của mình đối với các vị thần.

Khi cúng Thổ Công, bạn sẽ thường phải đọc bài văn khấn này và tốt nhất là bạn nên học thuộc bài văn khấn này. Hoặc nếu bài văn khấn quá dài bạn cũng có thể chép ra giấy và cần phải có sự thành tâm ở trong đó khi khấn. 

văn khấn thổ công mùng 1

Vì sao phải đọc văn khấn Thổ công

Vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, người Việt ta có tục lệ lâu đời là cúng Thổ công và đọc văn khấn để cầu nguyện cho gia đình được bình an. 

Theo quan niệm xa xưa vì mùng 1 là ngày sóc, là ngày đầu tiên của tháng nên nếu gia chủ cúng vào ngày này sẽ được may mắn cả tháng, mọi chuyện làm ăn đều thuận lợi 

Còn ngày rằm là ngày vọng để tưởng nhớ về gia tiên, các vị thần. Đọc văn khấn Thổ công sẽ giúp cho công việc liên quan đến đất đai, nhà ở của gia chủ được thuận lợi.

Việc đọc văn khấn Thổ công là để gia yên phần đất của người âm, giúp phần đất của người dương được yên ổn. Gia chủ khi khấn với lòng thành tâm, chu đáo thì sẽ được thần ban ơn, giúp làm mọi việc được thuận lợi, suôn sẻ

Cách chuẩn bị đồ lễ cúng Thổ công

văn khấn thổ công mùng 1

Khi cúng Thổ công, gia đình cần phải chuẩn bị thêm một mâm cúng đầy đủ và chuẩn bị một số lễ vật khác.

Những lễ vật, mâm cúng khi cúng chính là để thể hiện được tấm lòng thành, lời cảm ơn của gia chủ đến với Thổ công. Dưới đây là một số lễ vật và cách để chuẩn bị đồ lễ cúng Thổ Công bạn cần ghi nhớ:

  • Mâm ngũ quả 

Khi chọn đồ cúng cần chọn những loại quả có mẫu mã đẹp, màu sắc khác nhau, không bị dập hay sâu quả. 

Thường thì bạn có thể chọn cam, táo, xoài, dưa và chuối để có được màu sắc hài hòa và đẹp mắt. 

  • Một bộ tam sên

văn khấn thổ công mùng 1

Tam sên ở đây là gồm có 1 miếng thịt ba chỉ luộc, 1 hoặc 3 quả trứng luộc, 3 con tôm luộc.

Thịt luộc ở đây là tượng trưng cho thổ, trứng tượng trưng cho thiên, tôm sống dưới nước là để tượng trưng cho thủy. Khi cúng bộ tam sên sẽ giúp cho gia chủ được bình an và thuận lợi trong cả công việc lẫn cuộc sống 

  • Một con gà luộc 

Chắc chắn trong một mâm cúng thì không thể nào thiếu được gà luộc. Khi cúng thì bạn sẽ cần luộc gà nguyên con và đặt gà ở vị trí trung tâm. 

  • Trầu cau, chè

Khi cúng bạn sẽ cần chuẩn bị 5 lá trầu và 3 quả cau. Còn chè ở đây thì có thể dùng những gói chè lễ nhỏ chứ không nhất định phải là những gói trà quá cao cấp.

  • Giấy tiền vàng mã

Lúc cúng giấy tiền vàng thì bạn cần chuẩn bị bộ ngũ phương ( 5 ông ngựa, 5 bộ áo mũ, cờ, kiếm, 10 lễ tiền vàng), bộ thần linh ( 1 ông ngựa đỏ với mũ, cờ kiếm, tiền vàng), một cây vàng hoa đỏ, một cây vàng ngũ phương, 50 lễ vàng dâng gia tiên

Ngoài ra thì bạn còn cần phải chuẩn bị thêm cả: muối, gạo, nước, rượu, bia, nước ngọt và nếu được thì nên có cả bánh kẹo đặt ở hai bên bàn thờ. 

Văn khấn Thổ công mùng 1 Tết

văn khấn thổ công mùng 1

Bạn đọc có thể tham khảo bài văn khấn Thổ công mùng 1 Tết dưới đây:

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật 

Nam mô a di Đà Phật 

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

Con kính lạy chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là ………Ngụ tại ……………………………

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.

Thiết nghĩ tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.

Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật 

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật 

( Cúi lạy 3 lần )

Văn khấn Thổ công mùng 1 hàng tháng

Về cơ bản thì văn khấn mùng 1 Tết và văn khấn Thổ công mùng 1 hàng tháng khá giống nhau chỉ khác ở chỗ thời gian. 

Bạn đọc có thể tham khảo bài văn khấn mùng 1 hàng tháng sau:

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật 

Nam mô a di Đà Phật 

Con lạy chín phương trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Thần Quân. Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mach. Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần. Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần. Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:………………

Ngụ tại………………………………

Hôm nay là ngày…tháng…năm…, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên đương cai Thái  Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Đông Trù Tư mệnh táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch tôn thần, các ngài ngũ phương, ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Con cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì 

Nam mô a di Đà Phật 

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật 

( Cúi lạy 3 lần )

Lưu ý khi cúng Thổ công

văn khấn thổ công mùng 1

Bạn cần phải lau dọn bàn thờ Thổ công thật cẩn thận, sạch sẽ và lưu ý một số điều sau đây:

  • Bày biện mâm cúng trước bàn thờ Thổ công.
  • Khi đọc văn khấn Thổ Công phải đứng nghiêm chỉnh, đọc văn khấn với lòng thành tâm tới các vị thần.
  • Khi đọc xong văn khấn thì gia chủ cúi lạy và mời các Thổ công về gia đình tạ ơn để thụ hưởng lễ vật.
  • Khi hương nhang cháy hết thì bạn tạ lễ hóa vàng và tiền cho các Thổ công.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến văn khấn Thổ công mùng 1. Nếu bạn thấy bài viết trên hữu ích thì hãy like, share, comment để ủng hộ BachkhoaWiki để có thể tiếp tục đưa thêm những thông tin thú vị hơn nữa nhé.