Trust issue là gì? 5+ cách chữa lành hội chứng trust issue của bạn

Bạn có từng cảm thấy không thể tin tưởng ai đó mặc dù họ chưa làm gì để bạn nghi ngờ? Vấn đề về tin tưởng có thể gây ra sự nghi hoặc, lo lắng và hoang tưởng, và có thể gây tổn hại đến mối quan hệ cá nhân, tình cảm hoặc nghề nghiệp. Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu thêm về trust issue trong nội dung sau đây.

trust issue là gì

Trust issue nghĩa là gì?

Trust issue được hiểu là sự mất niềm tin hoặc vấn đề liên quan đến tin tưởng. Đây là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Trust issue có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng các mối quan hệ cá nhân, tình cảm và công việc.

Cụ thể khi gặp trust issue, bạn thường gặp khó khăn trong vấn để tin tưởng người khác, điều này khiến bạn cảnh giác quá mức với hành động của mọi người xung quanh, thậm chí là với những sự vật, hiện tượng không mấy liên quan. Bạn còn có nguy cơ gặp phải các vấn đề về kiểm soát và chủ nghĩa hoàn hảo.

trust issue có nghĩa là gì

Trust issue sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến:

  • Mối quan hệ trong công việc
  • Mối quan hệ tình cảm
  • Tình bạn
  • Mối quan hệ với gia đình
  • Sức khỏe tinh thần
  • Sức khỏe thể chất

Dấu hiệu nhận biết của trust issue

Nếu bạn nghi ngờ mình đang có vấn đề về niềm tin, hãy điểm qua một số dấu hiệu sau. Hãy xem đây là một bài test trust issue, với mỗi dấu hiệu đúng với bản thân, bạn hãy cộng cho mình một điểm. Tổng số điểm của bạn từ 5-7/7, rất có khả năng bạn đang có trust issue đấy.

Lưu ý: Thông tin chỉ mất tính chất tham khảo, chiêm nghiệm. Hãy tìm đến chuyên gia tâm lý nếu cần sự trợ giúp.

  • Nghi ngờ và hoang tưởng đối với người khác và hành vi của họ: Bạn luôn luôn nghi ngờ động cơ của người khác và thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực về lời nói hoặc hành động của những người xung quanh.
  • Sợ hãi và lo lắng khi giao tiếp với người khác: Bạn gặp khó khăn trong việc giao tiếp hằng ngày, thường xuyên sợ bắt chuyện hoặc tiếp chuyện với người khác vì không tin tưởng ở họ.

dấu hiệu của trust issue

  • Rất khó để tha thứ: Bạn rất dễ tức giận với những điều nhỏ nhặt. Nếu ai đó phạm lỗi, dù là nhỏ nhất, bạn cũng sẽ không muốn tha thứ cho họ.
  • Tránh cam kết: Dù là người thân trong gia đình, người yêu, bạn bè… bạn đều tránh cam kết lâu dài và mở lòng hoàn toàn với họ.
  • Cảm thấy cô đơn và dễ rơi vào tình trạng trầm cảm:Vì không muốn tiếp xúc với người khác nên bạn rất dễ cảm thấy tủi thân và cô đơn.

dấu hiệu của trust issue

  • Bảo bọc quá mức: Vì nghi ngờ mọi thứ xung quanh nên bạn có xu hướng bảo vệ bản thân và những người thân yêu thái quá.
  • Tìm kiếm sự công nhận từ người khác hơn là tin tưởng vào bản thân: Nghe có vẻ hơi ngược đời, nhưng bạn cũng không tin tưởng vào chính mình.

Nguyên nhân của trust issue

Các vấn đề về lòng tin thường hình thành sau khi bị phản bội, bị bỏ rơi hoặc do hành vi thao túng tâm lý gây ra. Dưới đây là những ví dụ phổ biến nhất về các hành vi gây nên trust issue.

  • Ngoại tình: Mặc dù mối quan hệ có thể hàn gắn sau khi ngoại tình nhưng thường thì người bị phản bội sẽ hình thành những vấn đề về lòng tin trong tương lai.
  • Thao túng tâm lý: Nếu đã từng bị người thân yêu thao túng hoặc ngược đãi tinh thần, bạn cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về lòng tin.

nguyên nhân của trust issue

  • Tổn thương thời thơ ấu: Những trauma trong quá khứ như trải nghiệm bị bỏ rơi hoặc lạm dụng khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tin tưởng của bạn với người khác.
  • Các kiểu chấn thương khác: Bạn có thể đã trải nghiệm một số tình huống đặc biệt nghiêm trọng trong cuộc đời. Ví dụ: bị chẩn đoán sai bệnh, gặp tai nạn vì đạp nhầm chân thắng và chân ga….
  • Cha mẹ ly hôn hoặc xung đột: Nếu lớn lên trong gia đình có cha mẹ ly hôn hoặc có mối quan hệ toxic, bạn có nhiều khả năng phát triển các vấn đề về lòng tin, đặc biệt trong quan hệ tình cảm.

nguyên nhân của trust issue

Cách vượt qua hội chứng trust issue

Nếu bạn cảm thấy trust issue đang ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của mình, hãy tìm hiểu về liệu pháp hành vi biện chứng (DBT), một phương pháp điều trị khá hiệu quả cho người có chứng trust issue. Tìm kiếm một chuyên gia, một therapist có kinh nghiệm là việc nên làm.

cách vượt qua hội chứng trust issue

Nhưng trước đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau để cải thiện tình trạng của mình và bắt đầu hành trình chữa lành.

  • Học cách chấp nhận rủi ro khi học cách tin tưởng trở lại.

Không có ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, chúng ta sẽ làm cho người khác thất vọng vào lúc này hay lúc khác. Vì vậy, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro của sự tin tưởng. Việc quan trọng là bạn cần có ranh giới cụ thể cũng như đặt kỳ vọng vào đúng chỗ.

  • Học cách chấp nhận rủi ro để mở lòng.

Hãy cho phép bản thân được mở lòng và chọn tin tưởng. Tại một số thời điểm, bạn nên là người chủ động làm việc này.

mở lòng hơn để vượt qua trust issue

  • Học cách đặt niềm tin vào đúng chỗ.

Bạn cần có sự quan sát và tìm hiểu về đối phương. Dù trong bất kỳ mối quan hệ nào đi chăng nữa, bạn nên chủ động tìm hiểu và tương tác để có thể hiểu rõ về họ hơn. Hãy nhận biết nếu bản thân bắt đầu suy nghĩ tiêu cực và suy diễn. Đừng để những suy nghĩ này phá hủy những mối quan hệ của bạn.

  • Học cách giao tiếp chân thành.

Đừng ngại bắt đầu câu chuyện hoặc trả lời câu hỏi của ai đó. Hãy tự tin rằng mình có thể làm chủ được câu chuyện. Với những gì bạn không muốn chia sẻ, hãy học cách nói không một cách lịch sự và nhẹ nhàng.

cách vượt qua trust issue

  • Tìm hiểu nguyên nhân của nỗi sợ hãi trong bạn.

Vấn đề lòng tin thường bắt nguồn từ một nỗi đau nào đó trong quá khứ. Nếu chưa nhận diện được nguyên nhân, bạn hãy dành thời gian để suy ngẫm về nguồn gốc nỗi sợ của mình. Điều quan trọng là bạn cần hiểu đủ về bản thân để vượt qua trust issue.

  • Hãy thử tin tưởng một lần nữa.

Dù bạn sẽ tiếp tục thất vọng vào một lúc nào đó, nhưng điều này sẽ không ngăn cản bạn có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy trân trọng và học hỏi từ những sai lầm của bản thân để vượt qua nỗi sợ tin tưởng nhé.

Trên đây là những thông tin về trust issueBachkhoaWiki muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã hữu ích và truyền năng lượng tích cực đến bạn. Hãy Like, Share bài viết để chia sẻ thông tin này đến với nhiều người nhé.