Trịnh Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt Nam

Trịnh Nguyễn phân tranh đã trở nên quen thuộc đối với một người yêu sử Việt. Vậy Trịnh Nguyễn phân tranh là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki giải đáp thắc mắc này nhé!

Trịnh Nguyễn phân tranh

Hoàn cảnh ra đời của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn phân tranh

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê để lập nên triều Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim lập con của vua Lê Chiêu Tông lên ngôi. Năm 1545, Nguyễn Kim bị ám sát cho nên con rể của ông tức Trịnh Kiểm lên ngôi vua. Để nắm tất cả binh quyền, Trịnh Kiểm âm mưu giết con cả của cha vợ mình là Nguyễn Uông.

Hoàng em của Uông lo anh rể hai nên nghe lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm xin vào trấn thủ Thuận Hóa. Trịnh Kiểm lập tức đồng ý vì cho rằng đất ấy xa xôi để nhằm mục đích mượn tay quân Mạc mà thủ tiêu Hoàng. Tuy nhiên, ông không đánh bại được quân Mạc mà còn bị Nguyễn Hoàng lấy lòng dân Thuận Hóa.

Chỉ lo đối phó nhà Mạc, Trịnh Kiểm để cho Nguyễn Hoàng trấn thủ cả Quảng Nam. Năm 1570, Trịnh Kiểm qua đời con cả của ông là Trịnh Cối lên ngôi vua. Ông vua này ăn chơi không màng chính sự nên bị đoạt quyền bởi người em của mình là Trịnh Tùng. Trịnh Cối rơi vào đường cùng nên đầu hàng nhà Mạc và chết giả ở đất Bắc.

Trịnh Tùng nắm quyền, thao túng triều đình, cử người ám sát vua Lê Anh Tông để lập vua nhỏ là Thế Tông. Năm 1592, Trịnh Tùng chiếm được Thăng Long, họ nhà Mạc bị đuổi lên Cao Bằng. Khi rước được vua lê về kinh thành, Trịnh Tùng mới tính tới người cậu ở phía nam là Nguyễn Hoàng.

Trịnh Nguyễn phân tranh từ năm nào?

Trịnh Nguyễn phân tranh diễn ra từ năm 1627 nhưng trước đó đã có một số cuộc chiến nhỏ.

Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài bao nhiêu năm?

Trịnh Nguyễn phân tranh từ năm 1533 – 1788 kéo dài hơn 250 năm.

Bối cảnh lịch sử của cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh

Cả họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc” để thể hiện lòng trung thành và lấy lòng thiên hạ. Sau khi đánh đổ nhà Mạc, thực ra chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều là bề tôi của nhà Hậu Lê, Đàng Trong và Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng thực tế, đằng sau bộ mặt đó là cuộc giao tranh không ngừnggiữa hai họ.

Nguyên nhân chiến tranh Trịnh Nguyễn

Sau khi Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Với mục đích thao túng quyền lực, Trịnh Kiểm đã tìm cách loại trừ phe nhà Nguyễn. Đứng trước tình hình đó, Nguyễn Hoàng đã xin trấn thủ Thuận Hóa.

Ở Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp, lấy lòng dân chúng và trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong. Từ đó, vùng đất Thuận Hóa tách khỏi sự lệ thuộc của họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Năm 1627, thấy thế lực nhà Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đã đem quân chiếm đánh Thuận Hóa và từ đó cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn bùng nổ.

Diễn biến cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh

Trịnh Nguyễn phân tranh

Chiến tranh ngầm

Cuộc chiến Trịnh Nguyễn diễn ra từ năm 1627 nhưng thực ra chỉ mang tính chất quân sự. Nếu tính đến phương diện ngoại giao thì cuộc chiến giữa 2 bên đã nổ ra nhiều năm trước.

Bài thơ “Ta không nhận sắc”

Năm 1613, Nguyễn Hoàng qua đời, người con thứ 6 tên là Nguyễn Phúc Nguyên lên ngôi. Năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng qua đời cho nên con là Trịnh Tráng lên thay, lấy hiệu là Thanh Đô Vương.

Sử sách ghi chép lại, năm 1627, lấy lý do Nguyễn Phúc Nguyên không nộp thuế cho vua Lê nên Trịnh Tráng làm sắc đứng tên vua Lê trách Nguyễn, đòi đích thân hoặc sai con tải thuế đi bắc. Theo âm mưu của Đào Duy Tử thì Nguyễn Phúc Nguyên tăng cường phòng thủ, mặt khác tìm cách trả lại sắc thư.

Theo giai thoại, do lực lượng yếu không thể trả sắc thư, chúa Nguyễn sai đúc mâm 2 đáy để sắc thư kèm thêm bài thơ do Đào Duy Tử tự tay viết cho vào đáy dưới, bên trên là vàng bạc rồi sai Văn Khuông mang ra cho chúa Trịnh. Khuông dân lên chúa Trịnh rồi giả cách trốn về nam. Chúa Trịnh mở ra bên trong có tờ sắc thư và có bài thơ chữ Hán kèm theo:

矛而無腋

覔非見跡

愛落心腸

力來相敵

Âm Hán – Việt:

Mâu nhi vô dịch

Mịch phi kiến tích

Ái lạc tâm trường

Lực lai tương địch

Theo sử sách, sau khi hiểu được nội dung bài thơ, chúa Trịnh nổi giận quyết định khởi binh đánh vào nam. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây không là sự thật. Theo đó, người giải được bài thơ là Phùng Khắc Khoan đã mất năm 1613. Bên cạnh đó trong cuốn Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn có ghi, sau khi Văn Khuông dâng mâm thì tướng Nguyễn đã chờ sẵn ở biên giới chủ động đánh sang đất Trịnh, cố tình gây hấn trước do đó Trịnh Tráng mới khởi binh dẫn đến cuộc chiến Trịnh Nguyễn.

7 lần đại chiến

Cuộc chiến đầu tiên 1627

Tháng 3/1627 Trịnh Tráng cùng 20 vạn quân thủy bộ tiến vào nam. Phía chúa Nguyễn cử các tướng đón đánh. Quân Trịnh chủ động tấn công nhưng phải bỏ chạy vì đánh không lại. Sau đó quân Nguyễn tung tin Quan Trịnh làm phản miền bắc, đội quân Trịnh phải thu quân về bắc.

Cuộc chiến thứ hai 1633

Năm 1631, con trưởng của chúa Nguyễn là thế tử Kỳ chết, chúa Nguyễn lập con thứ hai Lam lên thay, cho đứa con thứ 4 trấn giữ Quảng Nam. Hoàng tử Anh âm mưu thông đồng với chúa Trịnh, đồng ý làm nội ứng. Năm 1633, Trịnh Tráng lần 2 khởi binh vào nam. Tuy nhiên Anh không làm nội ứng, quân Trịnh phải rút chạy về bắc vì bị đánh úp.

Năm 1634 thế tử Lan lên Thượng vương, hoàng tử Anh bị giết. Năm 1637, Thượng vương mang quân đánh úp Nam Bố Chính. Năm 1640 tướng Trịnh đem quân đánh rồi về, nhân thời cơ đó quân Nguyễn đánh chiếm Bắc Bố Chính.

Cuộc chiến thứ ba 1643

Năm 1643, Trịnh Tráng tiếp tục điều quân đánh chiếm Bắc Bố Chính. Chúa Trịnh hai con Lạc và Lệ lãnh đạo tiên phong. Sau đó, quân Trịnh rút quân về bắc. Tháng 6/1643 chúa Trịnh đề nghị 3 tàu chiến Hà Lan tiến đánh chúa Nguyễn ở cửa Thuận An. Tuy nhiên, cuối cùng quân Trịnh vẫn thua.

Cuộc chiến thứ tư 1648

Trịnh Sáng sai Lê Văn Hiểu tiến binh lần thứ 4 vào tháng 2/1648 âm lịch. Quân Trịnh bị thủy quân của chúa Nguyễn chặn đánh nên chạy đến tận sông Gianh. Tháng 3/1648 chúa Nguyễn bệnh chất trên đường về Thuận Hóa cho nên quân Nguyễn không đánh ra Bắc. Nguyễn Phúc Tấn thay chúa Lan lấy danh hiệu là Hiền Vương.

Đại chiến lần thứ năm 1655 – 1660

Chúa Nguyễn sai quân đánh tiến ra Bắc vào tháng 4 năm 1655, quân Trịnh đầu hàng. Đây là cuộc chiến kéo dài nhất trong chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Đây cũng là lần duy nhất mà quân Nguyễn Chủ động dẫn quân đánh chiếm quân Trịnh. Qua trận này cả hai bên đều có thắng và thua, ban đầu là quân Nguyễn thắng, trận sau là quân Trịnh Thắng.

Cuộc chiến thứ sáu 1661–1662

Sau 1 năm nghỉ ngơi, quân Trịnh bắt đầu tiến quân vào nam tháng 10/1661. Tuy nhiên, sau nhiều tháng chiến tranh, quân Trịnh phải rút quân về  vì thua trận.

Cuộc chiến thứ bảy 1672

Năm 1672, chúa Trịnh cử binh vào nam. Tuy nhiên, quân Trịnh không chống trả được quân Nguyễn nên phải rút lui về Đàng Ngoài.

Chia đôi đất nước và cuộc chiến cuối cùng

Trong 46 năm, Trịnh Nguyễn đã có 7 lần giao trành và một số trận đánh nhỏ. Chiến trường chủ yếu là sông Gianh thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay.

Hai bên có những ưu, nhược điểm riêng nên không thể tiêu diệt được nhau tuy cùng mang khẩu hiệu “Phù Lê”. Sau nhiều năm giao chiến, cả 2 bên đều kiệt sức cả về người và của nên phải đình chiến, chia cắt lâu dài. Sông Gianh, sử sách gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới Đàng Ngoài và Đàng Trong.

Họ Trịnh không thể tiến chiếm Thuận Hóa nên tập trung diệt nhà Mạc ở Cao Bằng năm 1677, họ Vũ ở Tuyên Quang năm 1699, củng cố Bắc Bộ. Họ Nguyễn không thể ra Thăng Long nên tập trung toàn lực diệt Chiêm Thành, lấn đến Chân Lạp với mục đích mở mang bờ cõi vốn nhỏ về phía nam. Cả hai triều đại đều tồn tại hơn 100 năm do có những vị chúa giỏi.

Quân Trịnh lại nam tiến

Sau 100 năm đình chiến, biến cố lớn xảy đến ở Đàng Trong làm xáo trộn cả Bắc Hà và Nam Hà. Ba anh em Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa nhân lúc họ Nguyễn lục đục khi rơi vào tay Trương Phúc Loan. Thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc làm chủ Nam Trung Bộ thì họ Trịnh chớp lấy thời cơ để tiêu diệt họ Nguyễn.

Dùng danh nghĩa đánh Tây Sơn giúp chúa Nguyễn, tháng 9/1774 âm lịch, chúa Trịnh Sâm cử tướng Việp quân Công Hoàng Ngũ Phúc làm Bình nam thượng tướng quân, Bùi Thế Đạt làm phó tướng đem theo 36.000 quân nam tiến.

Quân Trịnh đến Bắc Bố Chính, tướng Nguyễn là Trần Giai đầu hàng làm hướng đạo cho quân Trịnh. Hoàng Ngũ Phúc vượt sông Gianh. Biết được ý định của quân Trịnh chúa Nguyễn đã điều quân kháng cự.

Quận Việp đánh chiếm Phú Xuân

Được sứ giả Kiêm Long gợi ý, Hoàng Ngũ Phúc sai Hoàng Đình Thể tiến đánh Trấn Ninh. Các tướng Nguyễn làm nội ứng đầu hàng do đó quân Trịnh chiếm được Quảng Bình.

Tháng 11/1774, Trịnh Sâm đưa thủy quân vào Nghệ An làm thanh viên cho quân Việp. Quân Việp tiến đánh lưu Đồn, Tống Hữu Trường là thống suất bên Nguyễn phải bỏ chạy. Thừa thế xông lên, quân Việp tiến Hồ Xá dùng chiêu bài mới là lấy cớ trừng phạt Trương Phúc Loan để nam tiến.

Quân Nguyễn không chịu nổi, Đinh vương Nguyễn Phúc Thuần trói Trương Phúc Loan nộp cho quân Trịnh. Sau khi giết hắn, Hoàng Ngũ Phúc lấy lý do giúp Nguyễn để tiến vào Phú Xuân.

Chúa Nguyễn sai các tướng quấy rối Quảng Bình, Bố Chính sau lưng quân Trịnh nhưng bị quân Trịnh nhanh chóng phá tan. Chúa Nguyễn cử Tôn Thất Chí, Nguyễn Văn Chính đánh nhưng bị đánh bại bởi quân Việp.

Quân Việp sai Hoàng Đình Thể, Hoàng Nghĩa Phác theo đường núi qua thác Trầm Ma để đánh úp quân Nguyễn giết Chính.

Đầu năm 1775, quân Trịnh tiến Phú Xuân. Thấy không trụ nổi, chúa Nguyễn đã chạy về Quảng Nam. Quân Trịnh chiếm toàn bộ Thuận Hóa.

Tây Sơn tạm thời theo Trịnh

Nhân lúc chúa Nguyễn bỏ chạy vào Quảng Nam, Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ ra đánh. Nguyễn Phúc Thuần theo đường biển trốn vào Gia định để lại Nguyễn Phúc Dương.

Tháng 2/1775, Trịnh Sâm trở về kinh, hạ lệnh quân Việp đánh Quảng Nam. Quân Tây Sơn cũng tiến ra bắt được Phúc Dương. Tháng 4 quân Tây Sơn và Quân Trịnh đụng độ. Hoàng Ngũ Phúc trên thắng lợi cử Hoàng Đình Thể, Hoàng Phùng Cơ đánh bại quân Tây Sơn ở Cẩm Sa. Vì vậy, Nguyễn Nhạc rút quân về Quy Nhơn.

Nhân lúc đó, tướng Nguyễn là Tống Phúc Hiệp đánh ra Phú Yên từ Bình Khoang. Quân Tây Sơn phải rút về Quy Nhơn. Tình thế nguy cấp nên Nguyễn Ngạc sai người đến Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong để đánh chúa Nguyễn. Quân Trịnh lúc bấy giờ đã mệt mỏi, Hoàng Ngũ Phúc mượn sức quân Tây Sơn tiêu diệt họ Nguyễn nhân danh chúa Trịnh cho Nguyễn Nhạc hàng, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem sắc, cờ và ấn đến cho Nguyễn Nhạc phong ông làm “Tây Sơn hiệu tráng tiết tướng quân”.

Quân Việp không chịu lui mà đóng sát Quảng Ngãi chờ Tây Sơn bại trận thì tiến quân đánh chiếm Quy Nhơn và Quảng Ngãi. Nhân lúc quân Tây Sơn đánh vào Phú Yên, quân Việp lấn tới đóng quân ở Chu Ổ của Quảng Ngãi.

Thịnh quá hóa suy, suy quá lại thịnh

Tháng 7/1775 khi biết Nguyễn Huệ chiếm được Phú Yên, quân Việp án binh lại. Theo yêu cầu của Nguyễn Nhạc, quân Việp phong Nguyễn Huệ làm “Tây Sơn hiệu tiền tướng quân”. Không lâu sau, quân Trịnh chết nhiều do dịch bệnh còn quân Việp tuổi già sức yếu lui về Phú Xuân bỏ Quảng Nam. Sau đó giao thành này lại cho Bùi Thế Đạt rồi dẫn quân về bắc.

Lần đầu sau 150 năm họ Trịnh tiến tới Quảng Nam, mở cương hổ cho vua Lê thời trung hưng tới gần. Đây cũng là lần đầu, họ Nguyễn mất toàn bộ đất Thuận – Quảng, bị dồn vào nam.

Cuộc nam tiến lần thứ 8 (1774-1775) của quân Trịnh cũng là trận chiến Trịnh Nguyễn cuối cùng. Từ đây hai bên đã bị địa bàn quân Tây Sơn ngăn cách. Sau 8 cuộc chiến thì không bên nào bị tiêu diệt nhưng không lâu cả Trịnh và Nguyễn đều bị đánh bại bởi quân Tây Sơn.

Sau trận 1774, lãnh thổ hộ Trịnh phát triển cực thịnh. Nhưng khi quân Việp chết phái Trịnh từ chúa đến quân đều lo tận hưởng chiến thắng mà lơ là phòng thủ. Hơn 10 năm thắng lợi ở Phú Xuân, kinh thành Thăng Long của chúa Trịnh bị thất thủ kéo theo họ Trịnh mất theo. Sau khi đánh bật khỏi Nam Bộ và đi lưu vong, họ Nguyễn trở về và khôi phục lại lãnh thổ. Từ đó, họ Nguyễn trở thành người cai trị cả nước.

Kết quả của cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh

Đất nước bị chia thành 2 bên là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Hai bên đã dùng sông Gianh tại Quảng Bình làm ranh giới.

Trịnh Nguyễn phân tranh gây ra hậu quả gì?

Trịnh Nguyễn phân tranh

Trịnh Nguyễn phân tranh nước ta phải gánh chịu những hậu quả:

Đất nước bị chia cắt trong suốt 2 thế kỷ. Nhân dân bị chia cắt thành hai phía, gây mâu thuẫn dân tộc. Các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình hứng chịu tổn thất nặng nề từ sự tàn phá của chiến tranh.

Cuộc chiến cản trở sự phát triển của đất nước. Nhân dân ly tán khắp nơi. Hai bên đều kiệt quệ, người và của phải đình chiến,…

  • Đàng Ngoài: Trịnh Tùng xưng vương xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê. Chúa Trịnh thâu tóm quyền lực, vua Lê chỉ là bù nhìn. Tuy nhiên, hai bên lại dựa dẫm vào nhau để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình cho nên lịch sử gọi là “vua Lê – chúa Trịnh.
  • Đàng Trong: Con cháu thay thế nhau cầm quyền gọi là “chúa Nguyễn”.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy bài viết này mang đến những thông tin hữu ích về giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết có nội dung hay nữa nhé!