Trình độ chuyên môn là gì? Những hiểu lầm về trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn ảnh hưởng đến lợi thế và cơ hội việc làm của mỗi người trên thị trường tuyển dụng. Vậy trình độ chuyên môn là gì? Cách điền trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc chuẩn xác nhất? Điểm khác nhau giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là gì? Vậy bài viết hôm nay BachkhoaWiki sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn trình độ chuyên môn là gì nhé.

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ chỉ khả năng, năng lực của bạn. Nó có thể chuyên về một lĩnh vực nào đó. Trình độ chuyên môn được chia thành nhiều loại như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư,… Đối với bất kỳ một vị trí nào yêu cầu có trình độ chuyên môn đều cực kỳ khắt khe.

Một vài ví dụ giúp bạn hiểu rõ trình độ chuyên môn là gì: Kỹ sư xây dựng, Cử nhân báo chí, Tiến sĩ Y dược,… Ở mỗi lĩnh vực và ngành nghề đều có sự phân biệt trình độ chuyên môn. Dựa vào trình độ chuyên môn, người tuyển dụng có thể hiểu được phần nào năng lực của bạn.

Trình độ văn hóa của mỗi người là giống nhau. Do đó trình độ chuyên môn là điều tiên quyết giúp bạn có ứng tuyển được với vị trí mình mong muốn hay không. Đặc biệt, nó cũng góp phần quyết định tiền lương của bạn. Trong lĩnh vực của mình, bạn đừng quên “nâng cấp bản thân” để đạt được trình độ chuyên môn cao nhất có thể nhé!

Trình độ chuyên môn là gì trong tiếng Anh?

Trình độ chuyên môn tiếng Anh là Professional Qualification, Professional Ability, Education. Trong sơ yếu lý lịch hoặc CV xin việc bằng tiếng Anh, trình độ chuyên môn thường được thay thế bằng từ “Education”.

Trình độ chuyên môn là gì

Một số từ vựng trong tiếng Anh giúp bạn thể hiện trình độ chuyên môn là gì khi cần trong CV tiếng Anh:

  • Education: Học vấn
  • Training/course: Khóa huấn luyện
  • Professional Certification/Academic Qualification: Bằng cấp chuyên môn
  • Bachelor: Cử nhân
  • Master: Thạc sĩ
  • Doctor: Tiến sĩ
  • College: Cao đẳng
  • University: Đại học
  • Credit: Điểm khá
  • Distinction: Điểm giỏi

Nếu bạn dự định nộp CV tiếng Anh thì đừng quên cập nhật những từ vựng liên quan đến trình độ chuyên môn.

Phân biệt trình độ chuyên môn và trình độ học vấn

Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn là chỉ mức độ học của một người mà họ đạt được qua quá trình học tập tại trường lớp. Ví dụ như hệ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Đại học, Cao học,… Đối với mỗi bậc học như thế thì chúng ta có thể gọi là một trình độ.

Trình độ chuyên môn là gì

Sự khác nhau giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là gì?

Rất nhiều người nhầm lẫn và cho rằng 2 khái niệm trên là giống nhau. Tuy nhiên, quan điểm đó là không chính xác. Bởi lẽ trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Nếu bạn chưa biết sự khác nhau giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là gì thì đừng vội bỏ qua nội dung dưới đây.

Cụ thể sự khác nhau đó được thể hiện như sau:

Trình độ học vấn:

  • Thể hiện khả năng học vấn của một cá nhân đã đạt tới mức độ nào.
  • Thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Đại học,…
  • Trình độ học vấn bao hàm trình độ chuyên môn.

Trình độ chuyên môn:

  • Thể hiện năng lực, khả năng của bạn về một lĩnh vực cụ thể nào đó.
  • Được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư,…

Trình độ chuyên môn là gì

Danh mục trình độ chuyên môn hiện nay

Muốn hiểu sâu về các danh mục trình độ chuyên môn là gì thì bạn không thể bỏ lỡ nội dung bổ ích ngay dưới đây.

Một số trình độ chuyên môn tiêu biểu hiện nay như sau:

Trình độ chuyên môn sơ cấp: Chương trình đào tạo này thường áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật. Học viên được đào tạo trong các trường dạy nghề.

Trình độ chuyên môn trung cấp:

  • Trình độ chuyên môn trung cấp chỉ áp dụng cho người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
  • Yêu cầu người học phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
  • Người học phải có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao một cách độc lập.

Trình độ chuyên môn cao đẳng:

  • Trình độ chuyên môn cao đẳng áp dụng cho người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông.
  • Xác nhận trình độ đào tạo có kiến thức thực tế, lý thuyết rộng của một ngành.
  • Người học có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề tương đối phức tạp.
  • Người học phải có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong điều kiện công việc thay đổi.
  • Cần có kỹ năng quản lý và giám sát cơ bản.

Trình độ chuyên môn là gì

Trình độ chuyên môn đại học:

  • Yêu cầu học viên tốt nghiệp phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện và chuyên sâu.
  • Học viên có kỹ năng về phản biện, tổng hợp, phân tích vấn đề.
  • Học viên tự giải quyết vấn đề có mức độ phức tạp cao.
  • Học viên cần có kỹ năng quản lý và giám sát tốt, có khả năng đào tạo, hướng dẫn chuyên môn.

Trình độ chuyên môn Thạc sĩ, Tiến sĩ: Dành cho học viên hướng tới trình độ nghiên cứu chuyên sâu. Có kiến thức chuyên ngành rộng lớn và bao quát.

Hướng dẫn cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ

Sau khi đã giới thiệu rõ nội dung khái niệm trình độ chuyên môn là gì, BachkhoaWiki hướng dẫn bạn cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ sao cho đúng cách nhất.

Cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ cụ thể như sau:

Trình độ giáo dục phổ thông:

  • Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.
  • Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm).

Trình độ chuyên môn:

  • Ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai.
  • Ví dụ: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân,…

Trình độ chuyên môn là gì

Những lỗi thường mắc khi ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ

Hiểu trình độ chuyên môn là gì nhưng vẫn bị mắc các lỗi tỏng khi ghi hồ sơ. Vậy những lỗi đó là gì?

Thể hiện không đúng nội dung:

  • Lỗi thể hiện không đúng nội dung là lỗi rất hay gặp ở những bạn sinh viên mới ra trường.
  • Các bạn thường nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn dẫn đến việc viết sai nội dung.
  • Viết quá dài dòng mà không thể hiện được ý. Câu văn không đánh trúng vào vị trí mình đang có nhu cầu ứng tuyển vào.

Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp:

  • Nếu bạn sử dụng mẫu đơn xin việc viết tay hay đơn xin việc đánh máy thì đặc biệt cần chú ý tới lỗi này.
  • Lỗi sai chính tả là lỗi rất hay gặp phải. Để khắc phục lỗi này bạn chỉ cần đọc lại thông tin một lần trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.

Thiếu trung thực trong việc trình bày trình độ chuyên môn:

  • Ứng viên viết trình độ chuyên môn không đúng sự thật cũng là một lỗi thường gặp.
  • Viết mọi thứ phóng đại, sai sự thật khiến nhà tuyển dụng để ý đến hồ sơ của bạn. Bạn sẽ bị phát hiện nói dối ngay khi đi phỏng vấn trực tiếp.

Trình độ chuyên môn là gì

Lưu ý khi ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc

Để có được những hồ sơ ghi điểm với nhà tuyển dụng bạn phải chú ý một số điểm sau:

  • Biết được trình độ chuyên môn của mình là gì để ghi cho chính xác.
  • Khi viết trình độ chuyên môn nên nghiên cứu kỹ vị trí công việc, công ty đó đăng tuyển. Điều này cực kỳ quan trọng với ứng viên.
  • Cần lưu ý về cách trình bày. Cần trình bày một cách ngắn gọn, thu hút và thể hiện đúng nội dung. Văn phong, ngôn ngữ của bạn cần thu hút.
  • Yêu cầu nội dung phải ngắn gọn, đủ ý. Nên đưa ra những bằng cấp chuyên ngành bạn học phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đăng tuyển.
  • Mỗi vị trí công việc sẽ có cách ghi trình độ chuyên môn khác nhau. Bạn không nên vì lười mà dập khuôn tất cả các đơn xin việc của mình viết theo một nội dung.

Hiểu rõ được trình độ chuyên môn là gì cùng với những nội dung bên lề mà BachkhoaWiki bổ trợ, hy vọng rằng bạn sẽ tự tin ứng tuyển với vị trí mà mình mong muốn.

Trình độ chuyên môn là gì

Nếu bạn muốn CV xin việc của mình hoàn hảo và lấy lòng được nhà tuyển dụng thì đừng bỏ qua những lưu ý mà BachkhoaWiki mách ở trên. Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu được trình độ chuyên môn là gì để tránh những sai sót không đáng có.

Xem thêm:

Trên đây BachkhoaWiki đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về câu hỏi trình độ chuyên môn là gì. Nếu bạn vẫn còn những câu hỏi liên quan đến trình độ chuyên môn là gì thì hãy liên hệ với BachkhoaWiki để được tư vấn miễn phí. Đặc biệt, bạn đừng quên ủng hộ các bài viết tiếp theo của BachkhoaWiki nhé!