Trauma là gì? Cách để nhận diện và chữa lành vết thương trong quá khứ

Các về đề khủng hoảng tâm lý đã trở thành nội dung chính trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Đặc biệt, chúng ta sẽ thường bắt gặp thuật ngữ trauma trong không ít những bài đăng hay podcast kể về hành trình chữa lành tổn thương gốc rễ từ bên trong. Vậy trauma là gì? Cùng BachkhoaWiki tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Trauma là gì

Trauma là gì?

Trong tiếng Việt, trauma nghĩa là tổn thương. Những tổn thương này có thể là về mặt thể chất hoặc tinh thần.

Nguyên nhân gây ra tổn thương cho một người chính là do những biến cố mà họ đã gặp. Theo các chuyên gia về sức khỏe, một người từ khi sinh ra cho đến lúc lớn lên và già đi đều sẽ mang trong mình những tổn thương nhất định.

Đặc biệt, những tổn thương về mặt tâm lý sẽ khó chữa lành hơn rất nhiều tổn thương trên cơ thể vật chất của con người.

Một số khái niệm liên quan

Childhood trauma là gì?

Trauma là gì

Childhood trauma là thuật ngữ nhằm chỉ những tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu của một người.

Nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau như bị bạo hành tình dục, bị cha mẹ bỏ rơi,…

Phần lớn căn nguyên khiến một người phải mang nhiều vết thương tâm lý đến từ tuổi thơ xuất phát từ môi trường đã nuôi dưỡng họ.

Childhood trauma gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trên hành trình hình thành căn tính của một người.

Nếu nó không được nhìn nhận và chữa lành sớm thì nạn nhân rất có thể sẽ mang chính tổn thương đã có trong mình để phản chiếu lên thế giới quan trong suốt quá trình trưởng thành, và từ đó, khiến họ ngày càng bị luống sâu vào những vòng lặp cảm xúc tiêu cực.

Blunt trauma là gì?

Trauma là gì

Trong tiếng Việt, Blunt trauma được hiểu là những chấn thương vật lý mà một người đã trải qua.

Cụ thể hơn, những chấn thương này thường xuất phát từ các cuộc va chạm, đụng độ, tai nạn hoặc nặng hơn là tấn công về mặt thể chất.

Trauma bond là gì?

Trauma là gì

Trauma bond là một thuật ngữ nhằm chỉ một mối liên kết mà trong đó cả hai đều mang những tổn thương tâm lý nhất định.

Tuy nhiên, họ lại bị cuốn hút bởi nhau và không chủ động thoát ra được mối quan hệ này.

Về cơ bản, Trauma bond được hình thành khi cả hai vô thức nuôi dưỡng những tổn thương tâm lý của nhau dưới nhiều hình thái khác nhau.

Cho đến một ngày khi sự chịu đựng bên trong của họ đủ lớn, thì cú bùng nổ về mặt cảm xúc sẽ bắt buộc phải ra. Cả hai sẽ vô tình kích hoạt lên những chấn thương tâm lý trong quá khứ của mình.

Trong một mối quan hệ đau thương (trauma bond) thì thay vì cùng nhau giải quyết căn nguyên vấn đề, thì họ lại vô thức tạo ra môi trường phụ thuộc dựa trên những tổn thương đã cũ.

Chính vì thế, bạn vừa có thể là nạn nhân, bạn vừa có thể đồng thời là người sửa chữa. Vòng lặp ấy cứ thế tiếp diễn và nó khiến cả hai vô tình bạo hành tâm lý nhau mà không hề hay biết.

Sự ràng buộc về mặt tổn thương sẽ vô thức khiến hệ thần kinh của cả 2 đối tượng trong trauma bond bị nghiện cảm giác lên, xuống liên tục trong một mối quan hệ.

Từ đó, khiến họ không hề nhận ra rằng bản thân đang tự hành hạ, bóc lột cảm xúc nội tâm bên trong mình.

Emotional trauma là gì?

Trauma là gì

Emotional trauma là thuật ngữ nhằm chỉ những chấn thương tâm lý mà con người gặp phải.

Cụ thể hơn, các chấn thương này thường xuất phát từ một biến cố nghiêm trọng trong quá khứ đã đe dọa đến sự an toàn hoặc sự sống của họ.

Hoặc nó cũng được hình thành khi các vòng lòng tiêu cực diễn ra với tần suất dày đặc khiến tâm lý con người rơi vào trạng thái bế tắc trong thời gian dài.

Trauma disorder là gì?

Trauma là gì

Trong tiếng Việt, Trauma disorder được hiểu là hội chứng “Rối loạn căng thẳng sau chấn thương”.

Đây là một hiện tượng tâm lý xuất phát từ việc chứng kiến các sự kiện, biến cố lớn như chiến tranh, khủng bố đã gây ra ảnh hưởng nặng nề lên cơ thể vật lý của một người.

Nạn nhân mắc phải hội chứng này thường khó thoát ra khỏi những ám ảnh mà nỗi đau mất mát, đau thương họ từng trải qua từ bi kịch trong quá khứ.

Hầu hết các nạn nhân mắc phải hội chứng này đều có những phản ứng mạnh như sốc, tức giận, sợ hãi hoặc mất kiểm soát khi vô tình tổn thương cũ bị kích hoạt.

Các ảnh hưởng của trauma là gì?

Trauma là gì

Chấn thương về cả thể chất lẫn tinh thần đều để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sau này của một người.

Khi trải qua trauma, hệ thần kinh của con người sẽ vô thức bị điều khiển bởi tổn thương và khiến họ bị thu hút bởi những vòng lặp tổn thương tương tự.

Việc không nhận diện, chữa lành những vết cắt tâm lý trong quá khứ sẽ khiến con người dễ dàng rơi vào những trải nghiệm tương tự ở hiện tại và tương lai.

Họ để mình “an toàn” trong chính thế giới quan được tạo nên bởi hàng tá tổn thương cũ và cứ thế họ không tin bản thân xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn.

Đối với sự phát triển của trẻ em, đặt biệt là thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì, các chấn thương tâm lý sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình hình thành căn tính của chúng.

Dần dần, chúng sẽ mang tâm hồn không lành lặn để bước vào các mối quan hệ đầu đời, và bằng một cách vô thức nào đó, các tổn thương sẽ chồng chéo lên nhau khiến chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng.

Những triệu chứng thường thấy khi bị tổn thương tinh thần

Một người đang mang trong mình những tổn thương về mặt tinh thần thường sẽ rất dễ để nhận ra, nếu chúng ta đủ tinh tế và quan tâm họ.

  • Thường xuyên cáu gắt;
  • Khó giữ được bình tĩnh, đặc biệt trong những trải nghiệm cảm xúc kích hoạt tổn thương cũ của họ;
  • Luôn có phản ứng tự vệ cao đối với những người xung quanh;
  • Thường khó giao tiếp bằng mắt;
  • Tự tin và rất khó để mở lòng đón nhận những điều tươi đẹp;
  • Luôn trong trạng thái tiêu cực và buồn bã;….

Lời khuyên khi trải qua trauma

Trauma là gì

Theo các chuyên gia tâm lý, hành trình chữa lành các vết thương trong quá khứ cần thời gian và sự kiên trì nhất định.

Tuy nhiên, việc nhận diện và chấp nhận nỗi đau mình đang mang là điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm.

Con người thường để cái tôi của mình điều khiển và vô thức không bao giờ dám thừa nhận rằng bản thân đang phải gánh chịu nhiều vết cắt tâm lý từ rất lâu.

Chỉ khi đã chấp nhận bản thể không lành lặn của mình, bạn mới đủ sức để ôm ấp và tìm cách chữa lành nó.

Biện pháp tốt nhất có thể giúp bạn thoát ra các vòng lặp tiêu cực chính là tìm đến những người có chuyên môn như bác sĩ tâm lý để có pháp đồ điều trị hiệu quả.

Tuy nhiên, ở cấp độ nhẹ hơn, bạn đọc cũng có thể tự tìm cách để chữa lành đứa trẻ bên trong mình thông qua những cộng đồng thiền trị liệu hoặc các kênh YouTube mang năng lượng chữa lành, hướng con người đi sâu vào bên trong nội tâm của mình.

Bạn đọc có thể tham khảo qua một số kênh mạng xã hội dưới đây để tìm ra được con đường chữa lành hiệu quả cho bản thân nhé:

Bài viết đã giải đáp trauma là gì cũng như những điều xung quanh khái niệm này. Mong rằng bài viết của BachkhoaWiki gửi đến sẽ giải đáp được tất cả thắc mắc của bạn đọc. Đặc biệt, đừng quên ủng hộ những bài viết tiếp theo của BachkhoaWiki bạn nhé.