Trận Bạch Đằng – 3 trận thủy chiến lẫy lừng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta

Sông Bạch Đằng chảy qua địa phận Hải Phòng là một địa danh đặc biệt, bởi nó gắn liền với 3 trận thủy chiến, 3 bậc kỳ nhân ở 3 giai đoạn lịch sử khác nhau. Hãy cùng BachkhoaWiki nhìn lại những trang vàng lịch sử đã qua của dân tộc ta qua bài viết về trận Bạch Đằng dưới đây nhé.

Trận Bạch Đằng năm 938

Trận Bạch Đằng diễn ra năm 938 là một trận thủy chiến huy hoàng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu xem trận Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào, trận Bạch Đằng kết thúc như thế nào và diễn ra trong bao lâu nhé.

Bối cảnh lịch sử của Trận Bạch Đằng năm 938

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán – một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân – giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại nhằm cướp ngôi Tiết độ sứ.

Trước tình hình đó, Ngô Quyền đã đứng lên tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn vì tội phản chủ.

Kiều Công Tiễn sai người sang cầu cứu vua Nam Hán là Lưu Nghiễm.

Nhân cơ hội đó vu Nam Hán quyết định phong cho con trai thứ 9 là Lưu Hoằng Tháo làm “Bình Hải tướng quân” và “Giao Chỉ vương”, thống lĩnh thủy quân đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.

Trần Bạch Đằng

Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bèn phong cho con trai thứ 9 là Lưu Hoằng Tháo làm “Bình Hải tướng quân” và “Giao Chỉ vương”, thống lĩnh thủy quân.

Trận Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào?

Ngô Quyền bao vây và giết chết Kiều Công Tiễn

Năm 938, Ngô Quyền sau khi tập hợp được nhiều tráng binh hào kiệt trong nước, đã mang quân từ Ái châu ra Bắc đánh Kiều Công Tiễn.

Trong tình huống tiến thoái lưỡng nan, Kiều Công Tiễn bị cô lập và phải trông chờ viện binh của Nam Hán.

Trong khi Ngô Quyền tiến ra thành Đại La (Tống Bình) và giết chết Kiều Công Tiễn thì quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.

Kế hoạch của quân Nam Hán

Vua Nam Hán với ý định xuất binh nên đã cho con trai là Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn.

Vua Nam Hán trên thực tế là có ý định muốn chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên đã sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền tiến thằng vào sông Bạch Đằng.

Lưu Nghiễm tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.

Trần Bạch Đằng

Kế hoạch của Ngô Quyền

Khi Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, biết rằng lực lượng của quân Nam Hán cũng không thể coi khinh, muốn chiến thắngg phải dùng đến mưu lược.

Theo đó, Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều dâng, bãi cọc được che giấu sẽ là lợi thế cho quân nhà.

Kế hoạch được đưa ra là nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.

Thủy chiến trên sông Bạch Đằng

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, Hoằng Tháo chỉ huy một đoàn binh thuyền vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.

Quân Nam Hán nhìn thấy quân Ngô Quyền chỉ có vài chiếc thuyền nhỏ thì hùng hổ tấn công mà không chút nghi ngờ.

Ngay lúc đó, Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh.

Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua thảm hại, còn tướng Lưu Hoằng Tháo cũng bị giết chết.

Trận Bạch Đằng năm 938 kết thúc như thế nào?

Sau trận thủy chiến trên Sông Bạch Đằng, quân Nam Vua tổn thất vô cùng lớn.

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Lưu Nghiễm kinh hoàng, ngậm ngùi rút lui và từ bỏ ý định xâm chiếm.

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Trần Bạch Đằng

Nguyên nhân chiến thắngg của Trận Bạch Đằng năm 938

Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân chiến thắngg của Trận Bạch Đằng năm 983 là gì nhé.

Đầu tiên phải kể đến chiến thuật quân sự thông minh của Ngô Quyền:

Thứ nhất, phải dụ địch đến đúng bãi cọc đã đóng giăng bẫy khi thủy triều còn cao, bãi cọc chưa bị phát lộ.

Thứ hai, phải nắm rất vững quy luật thủy triều theo từng giờ và tính toán thời điểm để khi thuyền quân địch tới bãi cọc rồi, thủy triều mới rút, có như vậy thuyền địch mới bị mắc cạn và bị cọc đâm.

Vì vậy, để mưu sự thành công, ngoài việc chuẩn bị cọc nhọn một cách bí mật và hoàn thành sớm, việc dụ địch đi theo đúng lộ trình mình muốn và đến vào thời điểm mình muốn mang ý nghĩa quyết định.

Mưu sự thành công có thể quyết định toàn bộ cuộc chiến chỉ trong 1 buổi và Ngô Quyền đã thành công bởi mưu kế độc đáo và tính toán, vận dụng chính xác quy luật của tự nhiên.

Ý nghĩa lịch sử của Trận Bạch Đằng năm 938

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

chiến thắngg Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN – 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Ngô Quyền – người anh hùng của chiến thắngg oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 – trở thành vị vua có “công tái tạo, vua của các vua” theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.

Ông xứng đáng với danh hiệu là “vị Tổ Trung hưng” của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Trần Bạch Đằng

Sau chiến thắngg Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn.

Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê.

Trận Bạch Đằng năm 981

Bối cảnh lịch sử của trận Bạch Đằng năm 981

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn bị ám sát. Tháng 5 năm 980 (dương lịch), qua báo cáo từ sứ Lư Tập, triều đình nhà Tống biết được tình hình rối ren ở Đại Cồ Việt.

Tháng 8 năm 980, Hoàng đế Đại Tống cho gọi Hữu Tráng là quan cai quản lộ Quảng Nam Tây về kinh đô báo cáo tình hình Đại Cồ Việt.

Nắm được tình hình Đại Cồ Việt, Tống Thái Tông phong Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lộ Thủy lục kế độ Chuyển vận sứ, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực giữ chức Binh mã Đô bộ thự lập tức chuẩn bị chiến tranh với Đại Cồ Việt. Đồng thời ban chiếu chinh phạt Đại Cồ Việt.

Mùa thu năm 980, quan trấn thủ châu Lạng (Lạng Sơn) báo tin cho triều đình việc quân Tống chuẩn bị đánh xuống Đại Cồ Việt. Lê Hoàn liền lên ngôi vua và gấp rút chuẩn bị kháng chiến.

Mùa đông năm 980, Tống đế gửi thư tuyên chiến. Lê Đại Hành một mặt chuẩn bị kháng chiến, một mặt vẫn sai sứ mang thư sang triều đình Đại Tống báo cáo việc đã lập Đinh Toàn nối ngôi Đinh Tiên Hoàng.

Trần Bạch Đằng

Diễn biến trận Bạch Đằng năm 981

Trận Chi Lăng

Theo một số sử liệu cũ được ghi chép lại thì Hầu Nhân Bảo đã tiến quân vào Đại Cồ Việt qua đường Lạng Sơn. Khi đến Chi Lăng, Hầu Nhân Bảo bị quân Đại Cồ Việt mai phục tập kích và tử trận tại đây.

Mất chủ tướng, quân Tống vỡ trận và bị tiêu diệt quá nửa, cánh quân của Lưu Trừng nhận được tin cánh quân của Hầu Nhân Bảo thua trận liền tháo chạy. Chiến tranh kết thúc.

Trận Bạch Đằng thứ nhất

Theo các nghiên cứu lịch sử, thì ngày 24 tháng 1 năm 981 cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy ồ ạt tiến vào cửa Bạch Đằng.

Trong trận Bạch Đằng đầu tiên này, quân Đại Cồ Việt đã thất bại, không những không ngăn được quân Tống mà còn bị thương vong phân nửa.

Sau thất bại, Lê Đại Hành phải rút về vùng Xạ Sơn (huyện Kinh Môn), An Lạc (huyện Chí Linh, Hải Dương) củng cố lại thế trận, đồng thời gửi thư trá hàng.

Lục quân Tống tấn công

Vào 30 tháng 1 năm 981, lục quân Tống dưới sự chỉ huy của Tôn Toàn Hưng mới tới Hoa Bộ.

Tại đây, lục quân Tống đã gặp và giao tranh với quân Đại Cồ Việt. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, kết quả lục quân Tống bị phá vỡ kế hoạch tiếp tế cho thủy quân.

Quân Tống lập Giao Châu hành doanh tại Đại Cồ Việt

Hầu Nhân Bảo chiếm được sông Bạch Đằng và các làng mạc xung quanh, đặt Giao Châu hành doanh tại đó để phối hợp quân thủy bộ, bước tiến sâu vào nội địa Đại Cồ Việt.

Tuy nhiên, hai đạo thủy lục quân của Tống lại không thể tiếp cận.

Tôn Toàn Hưng viện cớ chờ Lưu Trừng đưa viện binh (thủy quân) sang cùng tiến quân một thể.

Đến tháng 3 năm 981, sau hơn 2 tháng chiếm Bạch Đằng – Hoa Bộ, quân Tống liên tục bị quân chủ lực và dân binh các làng xã tập kích quấy rối, làm cho lực lượng bị tiêu hao, tinh thần binh lính suy giảm.

Trần Bạch Đằng

Trận sông Lục Đầu

Sau khi phát hiện quân Đại Cồ Việt có chiến lũy Bình Lỗ kiên cố, quân Tống chủ trương đánh chiếm Đại La để làm bàn đạp tiến đánh Hoa Lư.

Ngày Tất niên năm Canh Thìn (tức 7 tháng 2 năm 981), Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy thủy lục quân tiến theo sông Kinh Thầy vào sông Lục Đầu.

Phía Đại Cồ Việt dò thám được hướng di chuyển của quân Tống, liền kéo một bộ phận lớn về giữ sông Lục Đầu dưới sự chỉ huy của đích thân Lê Đại Hành cùng các tướng Trần Công Tích, Trần Bảo Trung, Trần Minh Khiết.

Quân Đại Cồ Việt bố trí dọc tuyến sông từ Đại La tới sông Lục Đầu để ngăn cản đối phương vào Đại La. Tại sông Lục Đầu, quân Đại Cồ Việt có một căn cứ là Phù Lan. Trên sông có nhiều bãi cọc để ngăn thuyền bè của Tống.

Thủy quân Tống dàn quân chiếm sông Lục Đầu. Hai bên giao chiến ác liệt.

Quân Tống nhiều lần tìm cách chọc thủng phòng tuyến của quân Đại Cồ Việt để tiến về Đại La nhưng đều thất bại.

Quân Tống bị thua to ở sông Lục Đầu, quân số hao hụt, vũ khí, chiến thuyền hư hỏng, mất mát nhiều, lương thực khó khăn thêm.

Cuối cùng, quân Tống đành phải rút về vùng xung quanh sông Bạch Đằng.

Sau trận Lục Đầu, tinh thần của quân Tống bị sa sút. Tôn Toàn Hưng sau khi quay về Hoa Bộ thì đóng quân ở đó  lấy cớ chờ quân tăng viện sang mới tiến được.

Quân Tống được tăng viện

Mãi đến ngày 11 tháng 4 năm 981, thủy quân tăng viện của Tống do Lưu Trừng chỉ huy mới tới sông Bạch Đằng và sát cánh với lực lượng của Hầu Nhân Bảo.

Tiếp đó, lục quân tăng viện của Tống do Trần Khâm Tộ chỉ huy cũng tới nơi.

Tôn Toàn Hưng cử Trần Khâm Tộ tiến công và đã chọc thủng phòng tuyến của quân Đại Cồ Việt, thành công thẳng tiến đến Tây Kết.

Trần Bạch Đằng

Trận Bình Lỗ

Bình Lỗ là tên một thành cổ được ghi nhận trong lịch sử Việt Nam, nhờ có thành này mà năm 981 Lê Đại Hành đã đánh tan được quân Tống.

Được biết, khi đó, Khuông Việt đã được vua cử đi trước đến Bình Lỗ để chuẩn bị trận địa mai phục đánh Tống.

Trên đường hành quân ông dừng ở làng Tó, xã Tả Thanh Oai (nằm dọc sông Nhuệ), huyện Thường Tín ngày nay, rồi vượt sông Hồng và xuôi dòng sông Cà Lồ để đến Bình Lỗ.

Tại đây quân Đại Cồ Việt đã thắng lớn, Quân Tống rút về giữ mặt Ninh Giang.

Vua sai người sang trá hàng để dụ Hầu Nhân Bảo. Quân Tống thua trận, Hầu Nhân Bảo bị bắt và bị chém. Bọn Trần Khâm Tộ nghe tin thất trận phải rút lui.

Trận Bạch Đằng thứ hai

Sau thất bại ở phòng tuyến Bình Lỗ, trở lại sông Bạch Đằng, đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Liên quân Lưu Trừng – Tôn Toàn Hưng tiến quân đến thôn Đa Ngư nhưng không gặp chủ quân Đại Cồ Việt để giao chiến, lại vội vã rút quân về Hoa Bộ.

Cánh quân bộ do Trần Khâm Tộ chỉ huy tiến xuống Tây Kết cũng trở thành đạo quân bị cô lập, ở vào tình thế dễ bị đối phương truy kích tiêu diệt.

Cánh quân thủy của Hầu Nhân Bảo từ sau trận Lục Giang vốn đã bị tiêu hao sinh lực, phương tiện chiến đấu, lại bị chia cắt khỏi thế trận liên kết chung. Ý đồ tiêu diệt quân chủ lực của Đại Cồ Việt hoàn toàn thất bại.

Ngày 28 tháng 4 năm 981, trận quyết chiến Bạch Đằng diễn ra.

Lê Đại Hành đã cho 1 cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo.

Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân Đại Cồ Việt bỏ chạy, quân Tống thừa thắng đuổi theo. Khi chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Đại Hành tung quân ra đánh.

Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân. Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển.

Trần Bạch Đằng

Truy kích quân Tống

Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông Bạch Đằng, Tôn Toàn Hưng hoảng hốt dẫn quân bỏ chạy, đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết lo sợ rút lui, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa.

Tướng Tống là Triệu Phụng Huân bị bắt sống tại trận.

Kết quả trận Bạch Đằng năm 981

Trận chiến kết thúc quân Tống đã nhận về thất bại ê chề, nhiều tướng tài tử trận, không ít quan lại trong triều cũng bị cách chức.

Sau cuộc chiến này, Đại Tống chấp nhận xuống nước, đến năm 986 chính thức thừa nhận Lê Hoàn là người cai trị Đại Cồ Việt.

Hai bên giao hảo, cứ 2 năm một lần Đại Cồ Việt triều cống Đại Tống còn Đại Tống ban sắc phong cho Lê Hoàn.

Nguyên nhân chiến thắngg của trận Bạch Đằng năm 981

Nguyên nhân chiến thắngg của trận Bạch Đằng năm 981 chính là:

Thứ nhất, chiến thắng của quân dân Lê Hoàn danh được chiến thắngg là nhờ vào việc biết áp dụng những chiến thuật đã từng mang lại thắng lợi cho Ngô Quyền trước đó.

Thứ hai phải kể đến việc biết tận dụng địa thế hiểm trở vốn có của ta để biến nó trở thành thế mạnh trong cuộc chiến không cân sức với quân nhà Tống.

Thứ ba là nhờ vào sự đoàn kết đồng lòng của quân dân ta.

Ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng năm 981

Trận chiến thắngg trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn năm 981 mang lại một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc ta lúc ấy.

Cụ thể, chiến thắngg này đã giúp Lê Hoàn khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta.

Đồng thời đánh bại âm mưu xâm lược của những thế lực thù địch bên ngoài và củng cố thêm nền độc lập của dân tộc ta.

Trần Bạch Đằng

Nghệ thuật quân sự trong trận Bạch Đằng năm 981

Trận Bạch Đằng năm 981 là một thắng lợi lớn của dân tộc ta, không chỉ nhờ vào tinh thần đoàn kết một lòng của quân dân ta mà còn nhờ vào nghệ thuật quân sự sáng suốt hơn người.

Chủ động bố trí thế trận

Đây chính là một chiến thuật thông minh và hiệu quả để giúp quân ta dành chiến thắngg trước kẻ thù.

Lợi dụng địa hình, địa thế

Phát huy thế mạnh đánh giặc ngay trên quê hương mình và biết rõ âm mưu của quân Tống, Lê Hoàn đã dựa vào hình sông thế núi hiểm trở của đất nước mà bố phòng các đồn lũy, đắp xây thành Bình Lỗ, đặc biệt là đóng cọc ngăn sông Bạch Đằng.

Chọn đúng đối tượng tác chiến

Để nhanh chóng làm suy sụp tinh thần của đội quân xâm lược Tống, quân và dân Đại Cồ Việt đã biết chọn đúng đối tượng để giáng đòn phản công quyết định. Đối tượng tác chiến trong trận Bạch Đằng xuân 981 là toàn bộ đội binh thuyền của Hầu Nhân Bảo.

Dùng mưu kế đánh địch

Điều này chứng tỏ Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng mắc lừa mưu kế của Lê Hoàn mà lơ là không phòng bị.

Do đó khi bị quân Đại Cồ Việt tập kích, Hầu Nhân Bảo hoàn toàn bất ngờ, không kịp chống đỡ và bị giết chết.

Phối hợp tác chiến giữa quân và dân

Việc Lê Hoàn truyền hịch cầu tài, xuống chiếu tuyển quân, thu lương ở khắp mọi miền đất nước đã thực sự phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

Những trận đánh lớn, ngoài quân chủ lực của triều đình còn có sự tham gia rất tích cực của các đội dân binh địa phương.

Dân binh các làng xã còn thường xuyên tập kích, quấy rối những lúc quân địch đang dẫm chân tại chỗ, chưa tiến được khiến cho quân Tống bị tiêu hao lực lượng, tinh thần hoang mang.

Huyền thoại Nam Quốc Sơn Hà

Theo một số nghiên cứu lịch sử đã cho rằng bài “thơ thần” Nam quốc sơn hà đã được đọc trong trận tại sông Lục Đầu, nghĩa là trước cả cuộc Chiến tranh Tống – Việt năm 1075-1077.

Bài thơ thần này được cho là gắn với thần Trương Hống và Trương Hát mà dân gian cho là cư ngụ ở vùng sông Thương, sông Cầu.

Tương truyền, quân Tống nghe thấy thần đọc thơ và thấy hai đạo âm binh xông vào đánh mình thì sợ quá mà tan vỡ.

Trần Bạch Đằng

Trận Bạch Đằng 1288

Bối cảnh lịch sử của trận Bạch Đằng 1288

Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam.

Đại thắng này là một chiến quả của kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, mở đầu với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút.

Quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân Thánh Dực dưới quyền Nguyễn Khoái, tiếp theo đó các vua Trần đem binh tới ác chiến, đập tan nát quân Nguyên.

Tiếp theo đó, quân Trần mai phục hai bên cũng dũng vũ xông ra, tiếp tục diệt tan quân địch.

Khi nước triều rút, quân Nguyên hoàn toàn lâm vào thảm họa. Với sự hoàn tất sứ mệnh phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, toàn thắng này dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông Đại Việt lần 3 và hoàn toàn phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên.

Diễn biến trận Bạch Đằng 1288

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, giả thua và dụ giặc tiến sâu vào trong.

Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng.

Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch.

Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.

Trần Bạch Đằng

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông – Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông.

Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng.

Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt.

Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt.

Kết quả trận đánh

Kết quả của trận đánh là quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông.

Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết. Đội quân Nguyên – Mông bị đánh thua tơi tả.

Trần Bạch Đằng

Ý nghĩa và nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng 1288

chiến thắngg vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Đây cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, dẫn đến chấm dứt thắng lợi cho Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần thứ ba.

Trong trận chiến lần thứ ba, giữa quân Trần và quân Nguyên đã đụng độ dàn trải trên nhiều địa bàn ở hầu hết miền bắc Đại Việt.

Quân Trần đã chủ động nhằm vào những điểm yếu của quân Nguyên để đánh tiêu hao lực lượng địch.

Khi quân Nguyên tiến vào, quân Trần không rút lui co cụm hoàn toàn về phía sau mà vẫn chủ động bố trí lực lượng chặn đánh địch trên nhiều tuyến.

Nhà Trần một lần nữa lại lập võ công đẩy lui được một cuộc xâm lược quy mô của nhà Nguyên, giữ vững được bờ cõi.

Trận Bạch Đằng, 1288 cũng được ghi nhận là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, thắng lợi lần thứ ba chưa thực sự chấm dứt được chiến tranh.

Sau cuộc chiến, nhà Trần đã chủ động dùng biện pháp ngoại giao để lập lại hòa bình; Hốt Tất Liệt vẫn muốn tiếp tục động binh trong những năm sau nhưng chưa có cơ hội thuận lợi.

Năm 1294, Hốt Tất Liệt qua đời, Thiết Mộc Nhĩ lên ngôi ngừng việc phát động chiến tranh với Đại Việt. Khi đó chiến tranh mới thực sự chấm dứt.

Thất bại của Mông Cổ trong trận chiến này mang sự tự tin cho các quốc gia châu Á nhỏ xung quanh về các cuộc chiến của họ chống lại quân Mông Cổ sau này, đồng thời cũng đè bẹp tham vọng chinh phục toàn bộ Đông Nam Á của nhà Nguyên.

Trần Bạch Đằng

So sánh trận Bạch Đằng 981 và 1288

Giống nhau:

  • Cả hai trận thủy chiến đều bố trí trận địa trên sông Bạch Đằng, lợi dụng tối đa địa thế nhánh sông, rừng núi để bố trí quân mai phục
  • Đều lợi dụng sự chênh lệch mực nước lúc thủy triều lên xuống để xây dựng trận địa cọc, kết hợp tài tình giữa yếu tố nhân tạo và thiên tạo
  • Đều lợi dụng cách đánh khiêu chiến rồi giả thua, dụ địch vào trận địa bày sẵn, chọn đúng thời cơ phản công quyết liệt
  • Đều thực hiện kế hoạch tác chiến đánh nhanh thắng nhanh, tiêu diệt quân địch trong một thời gian ngắn, khiến chúng không kịp trở tay

Khác nhau:

Năm 981: Lê Hoàn trực tiếp tổ chức mặt trận cho quân đóng cọc trên sông rồi đánh ác liệt với giặc

Năm 1288: Vua Trần thực hiện chính sách vườn không nhà trống, khi thời cơ đến cho quân mai phục ở sông bạch đằng, dụ địch vào chỗ mai phục rồi ào ạt tấn công cho các bè lửa theo dòng nước đốt thuyền giặc, giết sạch quân thù và bắt sống tù binh.

Trần Bạch Đằng

So sánh trận bạch đằng 938 và 1288

Giống nhau:

  • Cả hai trận thủy chiến đều bố trí trận địa trên sông Bạch Đằng, lợi dụng tối đa địa thế nhánh sông, rừng núi để bố trí quân mai phục
  • Đều lợi dụng sự chênh lệch mực nước lúc thủy triều lên xuống để xây dựng trận địa cọc, kết hợp tài tình giữa yếu tố nhân tạo và thiên tạo
  • Đều lợi dụng cách đánh khiêu chiến rồi giả thua, dụ địch vào trận địa bày sẵn, chọn đúng thời cơ phản công quyết liệt
  • Đều thực hiện kế hoạch tác chiến đánh nhanh thắng nhanh, tiêu diệt quân địch trong một thời gian ngắn, khiến chúng không kịp trở tay

Khác nhau:

Về thời gian, thời điểm đánh: trận Bạch Đằng năm 938 tiến hành đánh địch khi địch mới tiến vào đánh nước ta, trận Bạch Đằng năm 1288  ta đánh địch khi địch rút khỏi nước ta

Về khả năng chiến đấu của hai đạo quân xâm lược:

  • Trong trận Bạch Đằng năm 938, kẻ thù của ta là quân Nam Hán có thủy quân mạnh, dày dặn kinh nghiêm chiến trận( là kẻ thù mạnh không dễ đối phó)
  • Trận Bạch Đằng năm 1288, kẻ thù chúng ta là quân Mông Nguyên có thế mạnh về kị binh nhưng rất yếu về mặt thủy quân ( kẻ thù yếu, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt)

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki về trận Bạch Đằng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc ta. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có thêm động lực mang đến nhiều kiến thức thú vị hơn nhé.