Trái đất đang ngày càng tối đi do biến đổi khí hậu trong 3 năm trở lại đây

Theo như công bố của một công trình nghiên cứu khoa học gần đây thì Trái đất đang ngày càng tối đi. Vậy lý do đằng sau hiện tượng này là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây của BachkhoaWiki nhé.

Trái đất đang ngày càng tối đi

Trái đất đang ngày càng tối đi?

Trong những năm gần đây, Trái đất đã và đang phải hứng chịu những tác động mạnh mẽ của hiện tượng biến đổi khí hậu. Nắng nóng khắc nghiệt dẫn đến cháy rừng, lũ lụt,… đã khiến đời sống của người dân chứa đựng nhiều thiệt hại, rủi ro.

Trước đây, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Big Bear Solar ở California cũng đã tiến hành nghiên cứu về biên độ giao động của ánh sáng Trái đất từ năm 1998, kết hợp với những quan sát có được từ Hệ thống Năng lượng Vô tuyến của Trái đất và Mây từ trung tâm vũ trụ NASA từ năm 1997, kết quả cho thấy mức độ ánh sáng được phản xạ từ Trái đất rơi vào khoảng 0,5% hoặc dưới nửa Watt trên một mét vuông.

Trái đất đang ngày càng tối đi

Mới đây, theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters, Trái đất đang dần phản chiếu ánh sáng yếu đi. Nghiên cứu này dựa trên những quan sát có được từ sự kiện “Earthshine”–được hiểu đơn giản là hiện tượng phản chiếu ánh sáng của Trái đất lên phía bên kia của Mặt trăng, cùng với quá trình theo dõi phản xạ của trái đất (albedo) và độ sáng của mặt trời thông qua vệ tinh.

Vì sao trái đất đang ngày càng tối đi?

Trái đất đang ngày càng tối đi

Theo các nhà khoa học, các hạt li ti (aerosol particles) có trong chất thải từ nhiên liệu hóa thạch gây phản chiếu lại với bức xạ mặt trời và làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng của Trái đất, hay nói cách khác, lượng bức xạ mặt trời đến được với bề mặt Trái đất ngày càng ít đi, đặc biệt là trong vòng 3 năm trở lại đây.

Hiện tượng Trái đất ngày càng tối đi sẽ tiếp diễn nếu con người liên tục đốt nhiên liệu hóa thạch, làm tăng lượng CO2 và các phần từ cực nhỏ thải ra bầu khí quyển. Điều này sẽ khiến nhiệt độ tăng cao, lượng mây mù dày đặc ngăn chặn các tia sáng xuyên qua.

Ánh sáng trên trái đất phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trái đất đang ngày càng tối đi

Sự phân bố ánh sáng trên Trái đất phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Vị trí địa lý;
  • Thời gian trong ngày;
  • Mùa;
  • Cảnh quan;
  • Thời tiết.

Quá trình phân bố của ánh sáng mặt trời như sau. Nếu năng lượng bức xạ là 100% thì:

  • 30% sẽ bị phản hồi vào không gian trước khi chạm đến bề mặt Trái đất;
  • 19% sẽ được hấp thụ vào khí quyển;
  • 47% sẽ được bề mặt Trái đất hấp thụ;
  • 4% còn lại khi tới bề mặt Trái đất sẽ bắt đầu phản xạ lại vào không gian.

Hiện tượng trái đất ngày càng tối đi và biến đổi khí hậu

Trái đất đang ngày càng tối đi

Theo nhiều chuyên gia, hiện tượng Trái đất ngày càng tối đi gây ra nhiều nguy cơ đe dọa đến đời sống con người bởi nó có tác động mạnh vào biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện tượng này chứng tỏ tình trạng khí thải trong bầu khí quyết đang rất nặng, từ đó, nó làm rộng thêm quy mô tác động của “Hiệu ứng nhà kính”.

Bên cạnh đó, khả năng Trái đất hấp thụ ánh sáng ngày càng kém đi dẫn đến quá trình bốc hơi của nước cũng gặp một số trở ngại nhất định, từ đó gây ra tác động không hề nhỏ đến hệ tuần hoàn của nước.

Về lâu dài, tình trạng này sẽ khiến lượng nước được cung cấp cho các hệ sinh thái và đời sống con người sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí còn gây ra những đợt hạn hán kéo dài, đe dọa đến sự sống của loài người.

aerosol particles

Để làm giảm hiện tượng Trái đất ngày càng tối đi phải cần đến sự nỗ lực và kiên trì của toàn nhân loại trong việc cắt giảm lượng khí thải CO2 ra bầu khí quyển.

Cụ thể, hoạt động sản xuất công nghiệp phải áp dụng những quy định chặt chẽ hơn về quá trình kiểm soát lượng CO2 thải ra không khí và hơn hết, người dân phải có ý thức và hành động hướng đến lối sống xanh, chung tay cùng nhau bảo vệ môi trường, cứu Trái đất thoát khỏi nguy cơ bị ô nhiễm nặng nề.

Xem thêm:

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết được những nguyên nhân đằng sau hiện tượng Trái đất đang ngày càng tối đi. Nếu thấy hữu ích hãy Like và Share bài viết để ủng hộ BachkhoaWiki nhé!