Tiềm thức là gì? Tiết lộ cách vận dụng sức mạnh tiềm thức mà không phải ai cũng biết

Nhắc đến vấn đề tâm trí của con người thì không thể không nhắc đến tiềm thức. Tuy nhiên tiềm thức của con người cho đến nay vẫn luôn là một bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học chưa khai phá hết. Vậy tiềm thức là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề liên quan đến tiềm thức qua bài viết dưới đây nhé.

Tiềm thức là gì?

Định nghĩa tiềm thức là gì?

Điều đầu tiên mà bạn cần biết là định nghĩa tiềm thức là gì? Cùng nhau tìm hiểu nhé.

Tiềm: tiềm tàng, phần ẩn sâu bên trong.

Thức: thức tỉnh, nhận thức.

Tiềm thức là một khái niệm được sử dụng để biểu thị các quá trình diễn ra trong tâm lý, được hiển thị trong tâm trí mà không có sự kiểm soát có ý nghĩa.

Đây được xem là khu vực mà tâm lý con người chịu trách nhiệm lưu trữ cũng như phân tích thông tin cho các phản xạ vô điều kiện.

Hiểu một cách đơn giản thì tiềm thức là một phần ẩn sâu trong tâm trí mà con người cũng không thể nhận biết được hết.

Tiềm thức được coi là hình thành từ những kí ức sâu kín nhất mà ở cấp độ ý thức không thể nhận biết được. Cho đến hiện tại các nhà khoa học cũng đang cố gắng để khai thác các khía cạnh về tiềm thức.

Tiềm thức là gì?

Sức mạnh của tiềm thức là gì?

Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng con người thường chỉ sử dụng một phần não bộ của họ bởi chúng ta đều phải chịu sự chi phối của tiềm thức – điều luôn kiểm soát và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người.

Lấy một ví dụ điển hình là khi bạn tập thiền. Ngay từ lúc mới bắt đầu làm quen, bạn sẽ rất khó để kiểm soát được hơi thở và thực hiện đúng động tác nhưng một khi nó đã trở thành thói quen.

Tiềm thức sẽ giúp bạn quản lý hơi thở và giữ cho tâm lý của bạn thoải mái nhất khi thiền. Tất cả sẽ được quyết định từ chính trong tâm trí của bạn.

Dễ thấy, não bộ là cơ quan có trách nhiệm xử lý thông tin và quyết định hành động của con người. Tuy nhiên nếu bộ não phải tiếp nhận và xử lý hàng trăm luồng thông tin từ các giác quan cùng một lúc thì sẽ khiến nó kiệt sức.

Chính vì vậy, tiềm thức như là một bộ phận xử lý bước đầu để chọn lọc những thông tin cần thiết nhất ở thời điểm hiện tại chuyển đến não bộ. Đây cũng được xem là một mình chứng cho sức mạnh tiềm thức của con người.

Tiềm thức trong tiếng Anh là gì?

Tiềm thức trong tiếng Anh được biết đến với cụm từ subconscious. Mặc dù chưa có nhiều khẳng định về khái niệm tiềm thức nhưng không thể phủ nhận rằng con người chúng ta đã và đang phần nào bị điều khiển bởi chúng tiềm thức của mỗi người.

Điểm khác biệt giữa ý thức và tiềm thức là gì?

Ý thức là phần biết suy nghĩ và lập luận của bạn, là một phần trong tâm trí bạn được dùng để đưa ra quyết định hàng ngày. Với ý thức, bạn có thể chấp nhận hoặc phản kháng lại bất kỳ ý tưởng nào.

Nhờ quá trình luyện tập cùng với sự nỗ lực học hỏi, bạn có thể học cách điều chỉnh những suy nghĩ của bạn hướng tới những suy nghĩ tích cực hơn.

Tiềm thức là gì?

Còn tiềm thức có phạm vi rộng hơn ý thức rất nhiều. Hiểu một cách đơn giản thì tiềm thức là một phần ẩn sâu trong tâm trí mà con người cũng không thể nhận biết được hết.

Tiềm thức được coi là hình thành từ những kí ức sâu kín nhất mà ở cấp độ ý thức không thể nhận biết được.

Đặc điểm của tiềm thức là gì?

Sau khi đã hiểu về định nghĩa tiềm thức là gì thì hãy cùng BachkhoaWiki đào sâu về đặc điểm của thuật ngữ này nhé. Tiềm thức trên thực tế được chứng minh là có những đặc điểm chính như sau:

  • Có khả năng xử lý mở rộng
  • Trí nhớ dài hạn (những kinh nghiệm, thái độ, giá trị và niềm tin trong quá khứ)
  • Có khả năng xử lý hàng nghìn sự việc cùng một lúc
  • Sự thôi thúc có khả năng di chuyển với vận tốc 160.000 km/h
  • Khả năng xử lý trung bình 4 tỷ mẫu thông tin mỗi ngày
  • Tiềm thức có khả năng xử lý thông tin lên đến 4 tỷ mẫu mỗi ngày

Chức năng của tiềm thức là gì?

Sau đây là một số chức năng của tiềm thức đã được giới khoa học kiểm chứng và đưa ra kết luận sau nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu.

Bảo tồn cơ thể: Một trong những mục tiêu chính của tiềm thức là bảo vệ sự sống còn của cơ thể lý tính của bạn.

Nó sẽ luôn cố gắng đấu tranh đến cùng để chống lại những thứ mà bản thân nó cho là mối đe dọa đối với sự sống còn của con người.

Điều khiển cơ thể: Tiềm thức đảm nhiệm việc quản lý các chức năng cơ bản của cơ thể bạn như thở, nhịp tim, hệ miễn dịch,…

Tiềm thức là gì?

Giao tiếp thông qua cảm xúc và hình tượng: Thông thường tiềm thức sẽ sử dụng cảm xúc để bộc lộ những chi tiết để cảnh báo bạn trước những mối đe dọa.

Chính vì vậy mỗi khi bạn cảm thấy sợ hãi, có thể đó là do tiềm thức đang điều khiển suy nghĩ của bạn chứ không phải thực tế như vậy.

Lưu giữ và tổ chức trí nhớ hay ký ức: Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng tiềm thức chính là nhân tố quyết định xem ký ức của bạn được đặt ở chỗ nào.

Những ký ức đã gây tổn thương cho bạn nó sẽ có xu hướng cất giấu và sẽ để bạn dễ dàng nhớ lại những ký ức tốt đẹp đã diễn ra.

Không xử lý thể phủ định: Có một chức năng của tiềm thức sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực cho bạn chính là tiềm thức thường tiếp nhận hình ảnh tốt hơn từ ngữ.

Vì vậy một khi muốn tiềm thức nhận diện một điều gì đó hãy cố gắng thể hiện nó bằng một hình ảnh bạn nhé.

Tạo nên các liên kết và học nhanh hơn: Tiềm thức là một thể vô định hình nhưng nó lại chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong tâm trí con người.

Có thể bạn chưa biết, tiềm thức luôn hoạt động và để ý đến mọi hành vi của bạn. Do đó không có gì bất ngờ khi nó luôn nhanh chóng nhận diện được những nguy cơ trước khi bạn thực hiện một hành vi nào đó.

Cách vận hành của tiềm thức

Đến đây chắc bạn cũng đã hiểu tiền thức là gì rồi đúng không? Vậy bạn có tò mò xem tiềm thức có cách vận hành như thế nào không? Nếu chưa thì hãy theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây nhé. Đảm bảo là cực kỳ thú vị đấy.

Khi nhắc đến tiềm thức, có một khái niệm liên quan thường xuyên được nhắc đến với tên gọi là xung cân bằng nội môi (homeostatic impulse). Vai trò của nó là điều chỉnh các chức năng như: nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, hơi thở.

Tiềm thức là gì?

Nói một cách dễ hiểu hơn thì vai trò của tiềm thức chính là đảm bảo cân bằng nội môi về tinh thần bằng cách giữ những suy nghĩ và hành động theo cách phù hợp trải nghiệm bạn đã có hay đã nhận được trong quá khứ.

Tất cả thói quen suy nghĩ, lựa chọn và hành động của bạn đều được lưu giữ trong tiềm thức.

Đó cũng chính là lý do bạn luôn nhận thức được ngay cách giải quyết khi xảy ra một vấn đề đã từng xảy ra trước đó cũng như những rủi ro, nguy cơ có thể gặp phải.

Một khi tiềm thức đã lưu giữ những việc bạn làm và biến nó thành một luật bất thành văn thì chúng ta thường gặp khó khăn khi tìm cách thay đổi thói quen cũ.

Kích hoạt tiềm thức là gì?

Kích hoạt tiềm thức là khi bạn muốn tận dụng triệt để những quyền năng, sức mạnh của tiềm thức để thành công.

Nếu bạn nắm được những bí quyết để kích hoạt tiềm thức sẽ giúp bạn tự tin vào bản thân mình hơn và không còn sợ hãi trước những thử thách khó khăn trong tương lai.

Dưới đây BachkhoaWiki sẽ gợi ý cho bạn một số cách để vận dụng sức mạnh của tiềm thức vào trong cuộc sống. Cùng tham khảo nhé.

Cách vận dụng sức mạnh của tiềm thức

Tập trung giao tiếp – hình dung tưởng tượng

Như trên đã đề cập đến, tiềm thức dễ dàng tiếp cận với hình ảnh hơn. Chính vì vậy nếu muốn tận dụng hết những sức mạnh của nó thì bạn hãy luôn nhắc nhở cũng như tiếp xúc nhiều với những hình ảnh mang tính tích cực để tiềm thức của bạn có thể nhận diện vào tạo nên nhiều động lực cho bạn thành công.

Tiềm thức là gì?

Xác định những rào cản đang kiềm chế bản thân

Chính những nhận định về cách nguy cơ khi ra khỏi vùng an toàn như đã được lưu trữ sẵn trong bộ nhớ tiềm thức.

Nhưng nếu bản thân con người cứ mãi sợ hãi trước mọi thứ thì sẽ không thể tạo ra được những thành công lớn. Vì vậy việc xác định những rào cản và học cách vượt qua nó chính là chìa khóa để đi đến thành công.

Làm chủ tiềm thức

Một trong những cách quan trọng nhất để vận dụng sức mạnh tiềm ẩn của tiềm thức chính là học cách làm chủ nó.

Bằng việc luôn tự tạo cho mình những trải nghiệm mới để tiềm thức của bạn phải liên tục cải thiện để bắt kịp với định hướng của bạn.

Tạo môi trường nuôi dưỡng tiềm thức

Ngoài ra, việc tạo môi trường phù hợp để nuôi dưỡng tiềm thức cũng là một trong những cách để bạn vận dụng được hết sức mạnh của nó.

Nếu bạn rèn luyện tiềm thức của bạn theo lối suy nghĩ, kiểu cách giải quyết vấn đề của người thành công thì chắc chắn đến một lúc nào đó thì bạn cũng có thể nhận ra được năng lực của tiềm thức của bạn.

Tiềm thức là gì?

Xem thêm:

Trên đây là tất tần tật những chia sẻ của BachkhoaWiki để giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi tiềm thức là gì? Nếu thấy bổ ích thì đừng quên Like, Share cũng như thường xuyên ghé thăm BachkhoaWiki để có thêm nhiều kiến thức thú vị khác nữa nhé.