Thọ giới tỳ kheo là gì? Cách xưng hô trong đạo Phật chuẩn xác nhất

Đạo Phật đã tồn tại từ hàng ngàn năm qua và mang giá trị tinh thần lớn lao đối với văn hóa Việt Nam. Trong hàng ngũ đệ tử Phật không thể không nhắc đến tỳ kheo. Vậy tỳ kheo là gì? thọ giới tỳ kheo nghĩa là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu qua nội dung bài viết sau nhé.

thọ giới tỳ kheo là gì

Thọ giới tỳ kheo là gì?

Theo quy định của Phật giáo, để được gọi là đệ tử Phật, bất luận xuất gia hay tại gia đều phải lãnh thọ giới pháp. Nghĩa là họ phải trải qua một buổi lễ phát nguyện chấp hành những quy ước sinh hoạt truyền thống.

Cùng tìm hiểu cặn kẽ hơn qua định nghĩa về về thọ giới và tỳ kheo dưới đây.

Thọ giới nghĩa là gì?

Nói một cách đơn giản, thọ giới là một nghi thức phát nguyện chấp hành theo những sinh hoạt truyền thống trong đoàn thể của mình.

Nghi thức thọ giới được cử hành theo các nguyên tắc riêng, mang mục đích phát triển tâm linh, nâng cao phẩm chất đạo đức cá nhân và bồi dưỡng trí tuệ tiến đến giác ngộ, đạt được niết bàn và giải thoát.

Trong Luật học, một người chính thức thọ giới khi giới tử đối trước hội đồng thập sư gồm một vị Hòa thượng, một vị Yết ma, một vị Giáo thọ và bảy vị Tôn chứng của Tăng già, chí thành nhận lãnh. Khi điều khoản của Giới (Giới tướng) được đọc lên, giới tử nghe rõ, hiểu thấu và nhận lãnh bằng sự phát thệ dũng mãnh thì mới gọi là thành tựu.

thọ giới là gì

Tỳ kheo nghĩa là gì?

Theo Wikipedia, tỳ kheo (hay tì kheo) hay tỳ khưu là danh từ phiên âm từ chữ bhikkhu trong tiếng Pali và chữ bhikṣu trong tiếng Phạn, có nghĩa là người khất thực, người sống bằng bố thí.

Tỳ kheo là tên gọi của nam tu xuất gia, còn nữ tu xuất gia thì được gọi là tỳ kheo ni. Trong Phật Giáo, thuật ngữ tỳ kheo có nghĩa là một tăng sĩ Phật Giáo, một người đã từ bỏ cuộc sống thế tục và thọ giới.

tỳ kheo nghĩa là gì

Theo quan điểm nguyên thủy, tỳ kheo chủ yếu thiền định và giảng dạy Phật pháp, không hưởng thụ cuộc đời và có cuộc sống lang thang không nhà. Giới luật của tỳ kheo là sống phạm hạnh, từ bi mẫu mực, thiểu dục tri túc, không vợ con theo Luật tạng.

Vật dụng mang theo bên người của tỳ kheo gồm có bát khất thực, dao cạo, kim chỉ, nước uống và gậy kinh hành. Tỳ kheo không được phép nhận tiền bạc hay vật dụng khác mà chỉ dùng thức ăn cúng dường.

tỳ kheo nghĩa là gì

Điều kiện thọ giới tỳ-kheo

Theo Luật tạng, có tổng thể 227 giới cho tỳ kheo, 311 giới cho tỳ kheo ni theo truyền thống nguyên thủy, và 250 giới cho tỳ kheo và 348 giới cho tỳ kheo ni theo truyền thống Đại thừa (hay còn gọi là cụ túc giới).

Một người dưới 20 tuổi phát tâm xuất gia hay được gia đình đem gửi gắm thường được gọi là chú tiểu. Muốn xuất gia đi tu, người đó phải thọ giới Sa-di hoặc Sa-di ni, sau một thời gian mới thọ cụ túc giới (ít nhất là 21 tuổi), phát nguyện tuân theo giới bổn để chính thức trở thành tỳ-kheo hoặc tỳ-kheo ni.

Ngoài ra, để trở thành tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni, người xuất gia cần đáp ứng đủ các điều kiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều kiện thọ giới tỳ-kheo

Nguyên tắc xưng hô trong đạo Phật

Giới cụ túc gồm tỳ kheo hay tỳ kheo ni là giới viên mãn và cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập đến mãn đời. Việc thọ giới tại gia hay xuất gia là do phát nguyện riêng của mỗi người.

Nhìn chung, sinh hoạt trong Phật giáo cần phải có tôn ti trật tự và có danh xưng theo quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các nguyên tắc xưng hô cơ bản như sau:

  • Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
  • Năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo được 25 tuổi đạo được gọi là thượng tọa.
  • Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 năm tuổi đạo được gọi là Hòa thượng.

nguyên tắc xưng hô trong đạo phật

Đối với nữ giới xuất gia đi tu, quy định về danh xưng như sau:

  • Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô.
  • Năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 25 tuổi đạo được gọi là Ni sư.
  • Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 năm tuổi đạo được gọi là Ni trưởng.

nguyên tắc xưng hô trong đạo phật

Các danh xưng trên phải được xét duyệt và chấp thuận bởi hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền và được cấp giáo chỉ tấn phong. Tuyệt đối không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp.

Như vậy trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến thọ giới tỳ kheo mà BachkhoaWiki muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này đã hữu ích với bạn và đừng quên Like, Share bài viết để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.