Tháng 8 có ngày lễ gì? Những ngày lễ đặc sắc không thể bỏ qua trong tháng này

Mỗi tháng trong năm đều có những ngày lễ riêng biệt, mỗi ngày lễ lại tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau. Hôm nay, BachkhoaWiki sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời liệu tháng 8 có ngày lễ gì hay ho trong nước lẫn quốc tế nhé!

tháng 8 có ngày lễ gì

Ý nghĩa của tháng 8

Trong lòng mỗi người, tháng 8 mang một nét đẹp riêng, một số ý nghĩa phổ biến của tháng 8:

  • Tháng 8 hay được ví von là tháng của sum vầy, đoàn tụ và những kỉ niệm. Tháng 8 đến, ta lại ước có một tấm vé trở về tuổi thơ, được rước đèn ông sao, được phá cổ,…
  • Tháng 8 báo hiệu của những chiếc lá vàng rơi, cũng là ngày các em nhỏ cắp sách đến trường.
  • Tháng 8 ấy chứa nỗi buồn man mác của người con đi học đất khách xa nhà, nước mắt chực trào rơi xuống, cô đơn, muốn chạy về nhà để cảm nhận hơi ấm của gia đình, để lấp đầy khoảng trống trong lòng. Có phải mùa thu làm con người ra yếu đuối đến thế hay đó là do sự chia xa.
  • Hạ qua làm con người ta trở nên nóng tính hơn thì tại thời điểm tháng 8 bắt đầu cũng là lúc tâm trạng trở nên hiền hòa, nhạy cảm, tâm hồn được tưới mát.
  • Dạo dọc các con phố Hà Nội vào chiều thu tháng 8, mùi hương hoa sữa nồng nàn đem đến cho người con quê hương cảm giác bình yên đến lạ kỳ, nỗi buồn bỗng chốc biến mất.

Ý nghĩa của tháng 8

Tháng 8 có ngày lễ gì ở Việt Nam

Ngày lễ tháng 8 dương lịch

BachkhoaWiki sẽ để các ngày lễ tháng 8 dương lịch ở đây cho bạn có cái nhìn tổng quan nhé:

  • 8/8 – Ngày sinh của Dương Quân, ông là nhà thơ trào phúng Việt Nam.
  • 19/8 – Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (1945).
  • 19/8 – Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (2004).
  • 20/8 – Ngày sinh của chủ tịch Tôn Đức Thắng – Vị Chủ tịch thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1888).
  • 25/8 – Ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • 26/8 – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia Phong trào không liên kết (1975).
  • 29/8 – thành lập quận Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng.

BackhoaWiki sẽ bật mí ý nghĩa kỹ hơn của những ngày đặc biệt quan trọng nhé:

Ngày Cách mạng tháng Tám thành công

Đầu tiên, không thể không kể đến sự kiện Cách mạng tháng Tám thành công diễn ra vào ngày 19/8/1945. Sự kiện này là mốc son chói lọi trong lịch sử suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, đánh dấu một bước ngoặt lớn trên con đường phát triển đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Cha ông ta đã đánh đổi mồ hôi, nước mắt thậm chí là tính mạng để cách mạng tháng Tám thành công thắng lợi, để cho con cháu Việt Nam có thể sống trong hòa bình.

Họ đã hy sinh cho Tổ Quốc nhưng những bài học họ để lại vẫn là kim chỉ nam để vận dụng trong giai đoạn sau của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và cả trong thời buổi hiện nay.

Một trong số những bài học đắt giá nhất là về việc củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc để đưa đất nước vượt qua sự nghèo đói, khó khăn trăm bề, từ đó phát triển vững bền.

Ngày Cách mạng tháng Tám thành công

Ngày truyền thống Công an nhân dân

Bạn hỏi: “Lực lượng Công an nhân dân có nguồn gốc từ đâu?” BachkhoaWiki xin thưa, nguồn gốc của Công an nhân dân là các tổ chức tiền thân như đội Tự vệ Đỏ, các đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác… được thành lập với mục đích bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng và hỗ trợ cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân tại thời điểm các phong trào giải phóng dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ.

Hiện nay, Công an nhân dân Việt Nam đã trở thành một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lực lượng đóng vai trò nòng cốt, xung kích, đi đầu trong việc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng – bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, lòng tin của nhân dân.

Ngày 19 tháng 8 hằng năm được chọn làm Ngày truyền thống của Công an nhân dân và đây cũng là thời điểm vàng diễn ra Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ngày này là cơ hội để toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm của mình trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự cho đất nước.

Ngày truyền thống Công an nhân dân

Ngày lễ tháng 8 âm lịch

Tháng 8 âm lịch này sẽ diễn ra một dịp lễ  truyền thống hằng năm của người dân Việt Nam ta, được nhiều người háo hức mong đợi đặc biệt là trẻ nhỏ – đó là ngày Tết Trung thu (tên gọi khác: Tết trông trăng, Tết hoa đăng).

Trước mỗi dịp Trung thu, các gia đình thường chuẩn bị đồ cúng gồm: mâm ngũ quả, bánh dẻo, bánh nướng, kẹo, xôi, hoa tươi và một số món ăn khác để hôm đó làm lễ cúng.

Người lớn cũng sẽ chuẩn bị cho trẻ nhỏ trong nhà những món quà – biểu tượng cho Trung Thu như đèn ông sao, đèn bươm bướm, mặt nạ, đèn kéo quân,… và cho các em tham gia các hoạt động phá cỗ, rước đèn hấp dẫn được tổ chức ở trường học, khu dân cư hay công ty.

Hai loại bánh đặc trưng của Trung Thu là bánh nướng và bánh dẻo. Nhiều nhà khéo tay có thể tự làm nhưng cũng có các gia đình chọn phương án thuận tiện hơn đó là mua ở các tiệm bánh.

Ẩm thực ngày càng phát triển, các loại bánh Trung Thu ngày càng đa dạng với nhiều hương vị lạ cũng như mẫu mã bắt mắt. Tùy theo nhu cầu cá nhân mà bạn có thể chọn cho mình một hương vị bánh trung thu ưa thích riêng.

Dịp lễ này rơi vào ngày rằm tháng Tám Âm lịch hằng năm, đây là ngày chúng ta có thể thấy mặt trăng tròn nhất cũng như toả ra sáng vàng tinh khiết – biểu tượng của sự đoàn viên. Chính vì vậy, Tết Trung thu (Rằm Trung thu) còn được gọi là ngày Tết tình thân, là thời điểm những đứa con xa quê có thể trở về gia đình để sum vầy với người thân cùng ăn bữa cơm, quây quần và trò truyện bên mâm cúng.

Ngày lễ tháng 8 âm lịch

Tháng 8 có ngày lễ quốc tế gì?

Trên thế giới, tháng 8 có 3 ngày lễ chính:

9/8 – Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới (International Day of the World’s Indigenous People).

Ngày này do Liên Hợp Quốc chọn, để tăng cường sự quan tâm của cộng đồng thế giới đến quyền của các dân tộc bản địa.

Tháng 8 có ngày lễ quốc tế gì

12/8 – Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day)

Đại Hội đồng Liên hợp Quốc đã chọn ngày 12 tháng 8 hàng năm, bắt đầu từ năm 1999 là ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên. Việc này nhằm thúc đẩy nhân quyền và sự phát triển nhân loại, đặc biệt là của thế hệ trẻ.

Tháng 8 có ngày lễ quốc tế gì

23/8 – Ngày Quốc tế tưởng niệm bãi bỏ nạn buôn bán nô lệ (International Day for the Remembrance of the Slave Trade and its Abolition).

Mặc dù chế độ nô lệ đã bị hủy bỏ cách đây hơn 165 năm, tuy nhiên hiện nay vẫn còn có hàng chục triệu người phải sống như nô lệ mỗi ngày. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ, có khoảng 27 triệu người, trong đó có gần 6 triệu trẻ em bị đầy đọa, sống khổ lao.

Tháng 8 có ngày lễ quốc tế gì

>>> Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2023? Tết Kỷ Mão năm 2023

Tháng 8 có lễ hội truyền thống gì?

Lễ hội đền Trần Nam Định

Đền Trần Nam Định là một quần thể tọa lạc tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, TP Nam Định, là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công đời nhà Trần. Đền được xây dựng vào năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh đô hộ và phá nát vào thế kỷ 15.

Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Mục đích của lễ hội này làt nhớ công và tri ân công 14 vị vua Trần. Đây được coi là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Nam Định nói riêng cũng như Việt Nam nói chung.

Tại lễ hội diễn ra các hoạt động lễ, tế của các đoàn nghệ thuật, đoàn lễ các địa phương; các hoạt động hội như: múa Lân, Sư, Rồng, văn nghệ, cờ bỏi, võ thuật cổ truyền, múa rối nước, chọi gà.

Tháng 8 có lễ hội truyền thống gì

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc – Tỉnh Hải Dương

Lễ hội Côn Sơn hay tên gọi khác là Lễ hội chùa Hun tổ chức từ ngày 15 – 20 tháng 8 âm lịch tại chùa Côn Sơn, ngay dưới chân núi Côn Sơn. Lễ hội này được tổ chức long trọng, thu hút sự quan tâm của những người con Hải Dương cũng như người dân các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh… và du khách các miền gần xa đổ về.

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc thông thường có hai phần chính: nghi lễ và vui chơi. Phần nghi lễ được tổ chức trang nghiêm, hoành tráng, với rất nhiều thủ tục và lễ tế, có thể kể đến: Lễ rước cỗ tiến Thánh, Lễ cầu an và hội hoa đăng, tục hầu Thánh, Lễ hội quân trên sông Lục Đầu, Lễ ban ấn của Đức Thánh Trần…

Tháng 8 có lễ hội truyền thống gì

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – Thành phố Hải Phòng

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn chính là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời tại thành phố hoa phượng đỏ, được người dân trong cả nước cũng như rất nhiều du khách nước ngoài biết tới. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Lễ hội chọi trâu được hình thành dựa trên một sự tích: Người dân địa phương vào một đêm tháng 8 âm lịch chợt thấy hình ảnh một tiên ông xuất hiện trong tư thế ngắm nhìn hai chú trâu thi đấu chọi trên những con sóng bạc. Từ đó, người dân Đồ Sơn lấy đó làm điểm tựa tâm linh, chỗ dựa tinh thần và lễ hội chọi trâu được tổ chức hàng năm, mục đích chính là để cầu tài lộc, hạnh phúc và ấm no cho đời sống hằng ngày của những người con xứ Cảng.

Chính vì tính chất thiêng liêng và quan trọng của lễ hội này, mà người dân Hải Phòng thường chuẩn bị cho lễ hội chọi trâu ngay từ sau Tết Nguyên Đán. Lúc này, các nhà trâu sẽ lựa chọn và nuôi dưỡng trâu cho kỳ đấu. Trâu thi đấu có khi được chủ trâu đi khắp các tỉnh lân cận để tìm mua.

Tháng 8 có lễ hội truyền thống gì

Vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua tháng 8 có ngày lễ gì, những lễ hội không thể bỏ lỡ trong tháng này. Hãy để lại một Like, Share và Comment để ủng hộ BachkhoaWiki ra các bài viết tiếp theo nhé.