Tết Nguyên Đán là gì? Những phong tục tập quán của người dân Việt Nam trong tết Nguyên Đán

Từ xa xưa, tết nguyên đán đã được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Vậy Tết Nguyên Đán là gì? Cùng BachkhoaWiki đi tìm hiểu ngay nhé.

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán tiếng anh là Lunar New Year. Ở Việt Nam, dịp lễ này có rất nhiều tên khác như Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay còn gọi tắt là Tết Ta hoặc Tết.

Tên gọi  này có  nguồn gốc từ tiếng Hán. “Tết” được Việt hoá từ từ “Tiết”. “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai, và “Đán” là buổi sáng sớm. Như vậy, “Tết Nguyên Đán” có nghĩa là buổi sớm mai của đầu năm.

Đây được coi là ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm, theo ảnh hưởng của Lịch âm và văn hoá Đông Á. Trong đó, văn hoá Đông Á thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước.

Do nhu cầu canh tác nông nghiệp, người ta đã chia thời gian trong năm thành 24 tiết khí khác nhau, trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu một chu kỳ canh tác, tức là Tiết Nguyên Đán. Hay còn gọi là Tết Nguyên Đán sau này.

tết nguyên đán là gì

Tết Nguyên Đán được tính từ ngày nào?

Do cách tính lịch âm của người Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.

Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch.

Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán có nguồn gốc như thế nào đến nay vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Hầu hết các thông tin đều cho rằng lịch sử Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào nước ta trong khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra một số bằng chứng cho thấy tết Nguyên Đán từ lâu vốn đã là tết của người Việt cổ, chứ không phải là nguồn gốc từ Trung Quốc. Bằng chứng thứ nhất chính là sự tích “Bánh chưng bánh dày”.

Nội dung truyện đã cho thấy phong tục làm bánh chưng bánh dày và “Tết” đã xuất hiện từ thời vua Hùng, tức là trước cả thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.

lịch sử tết nguyên đán

Bằng chứng thứ hai là trong cuốn “Kinh Lễ” của Khổng Tử. Trong đó ông đã viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó.” (Người Man – Nam Man, nghĩa là “người man rợ phía Nam”, ý chỉ các bộ lạc dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại ở phía nam Trung Quốc.)

Ngoài ra, sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung thành từng phường hội nhảy múa ca hát, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia vào lễ hội này.” (Giao Quận – Quận Giao Chỉ, là tên gọi do Trung Quốc đặt cho lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc)

Về tên gọi, Tết Âm lịch nước ta được gọi là Tết Nguyên Đán trong khi Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc là ngày 1 tháng 1 dương lịch, còn Tết Âm lịch họ gọi là Xuân Tiết.

Thêm vào đó, thời gian nghỉ của hai nước cũng khác nhau. Nước ta bắt đầu nghỉ tết từ ngày tiễn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Trong khi, Trung Quốc vui tết từ mùng 8 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng âm lịch.

Như vậy,  Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt ta. Và trong thời kỳ Bắc thuộc, dịp lễ này đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ anh bạn láng giềng dẫn đến sự giống nhau ở một số phong tục, và dẫn đến sự nhầm lẫn về nguồn gốc của nó.

tết nguyên đán là gì

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.

Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Tết Nguyên Đán là gì? Những phong tục tập quán của người dân Việt Nam trong tết Nguyên Đán

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu.

“Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…

Các giai đoạn chính của Tết Nguyên Đán là gì?

Cúng ông Táo

Theo truyền thống của người Việt, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình sẽ làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Ông Công, ông Táo là người cai quản những sự việc xảy ra trong gia đình. Cho đến ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ trong nhà gia chủ với Ngọc Hoàng.

Nhờ đó, Ngọc Hoàng sẽ có những định đoạt, có thể khen thưởng hoặc phạt gia chủ. Người dân thường làm lễ long trọng tiễn ông Táo để các ông “nói tốt” cho nhà mình và ban tài lộc, bình an trong năm mới.

phong tục ngày tết

Do đó, vào ngày này, các gia đình sẽ sắm sửa nhang đèn, giấy tiền, hoa tươi, mâm ngũ quả, mâm lễ mặn, bộ mũ áo quan, … Và nhất định không thể thiếu cá chép vàng. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ phóng sinh cá chép, với hy vọng chú cá đó sẽ đưa tiễn ông Táo lên trời an toàn.

Đồng thời, hành động này cũng mang ý nghĩa về sự phóng sinh, làm việc thiện trong đầu xuân năm mới.

Sắp dọn bàn thờ

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tùy theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất.

Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có cây phát tài hoặc cây quất quả vàng với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước.

Top 6 bước khi lau dọn bàn thờ ngày Tết chuẩn để thu hút tài lộc vào nhà - Toplist.vn

Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng.

Tất niên

Có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên. Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm lễ cúng giao thừa.

Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa.

Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết Nguyên Đán đầy đủ nhất

Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa.

Giao thừa

Giao thừa là khoảnh khắc được chờ mong nhất trong dịp Tết. Đây là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, cũng là khoảng khắc đất trời giao thoa, thiên nhiên và con người trở nên gần gũi nhất. Trong đêm giao thừa thường diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như ca múa nhạc, bắn pháo hoa, đi chùa hái lộc, lì xì, lời chúc, xông đất…

đón giao thừa ngày tết nguyên đán

Phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán là gì?

Chợ Tết

Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để “có cái ăn” mà đó là thói quen, là không khí ngày lễ hội. Chợ Tết thường được bố trí ở những bãi đất rộng, cũng có thể diễn ra ngay nơi chợ thường ngày.

Trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi sự tấp nập của cảnh người mua kẻ bán…

Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa.

Tết Nguyên Đán là gì? Những phong tục tập quán của người dân Việt Nam trong tết Nguyên Đán

Dọn dẹp, trang trí

  • Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

  • Tranh Tết

Tranh Tết là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ, ấm cúng, rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt.

Dọn dẹp, trang trí

Ẩm thực ngày Tết

Bánh truyền thống: Bánh chưng, bánh giầy, bánh tét,… Đây là các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam.

Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác: Những loại bánh kẹo này để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: Mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua,…

Trái cây, mâm ngũ quả: Ngoài những loại trái cây thông thường, dưa hấu đỏ là không thể thiếu trong những gia đình miền Nam vào dịp Tết. Dưa hấu được chưng cúng nơi bàn thờ Tổ tiên.

Đi lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam, đầu năm mọi người thường đi chùa với mong muốn cầu cho một năm mới may mắn, hạnh phúc, đồng thời đó còn là việc làm để tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với Đức Phật, tổ tiên.

Đi lễ chùa đầu năm còn là việc khiến bản thân mình trở nên thanh tịnh hơn, gột rửa những điều cũ, bắt đầu cho một năm mới với những điều may mắn, tốt đẹp.

Đi chùa, hái lộc

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh câu hỏi tết nguyên đán là gì. Hy vọng qua bài viết này của BachkhoaWiki đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tết nguyên đán và những phong tục tập quán của người dân Việt Nam ta.

Tags: ngày lễ