Tết Đoàn viên là gì? Những phong tục trong ngày này

Tết Đoàn Viên là ngày rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Vậy Tết Đoàn Viên là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về ngày này nhé!

Tết Đoàn Viên là gì

Tết Đoàn Viên là gì?

Đoàn viên là gì?

Đoàn viên có nghĩa là sự sum họp sau một thời gian dài xa cách, sự tập hợp nhau để cùng nhau làm việc gì đó.

Tết Đoàn Viên là ngày gì?

Tết đoàn viên hay còn được gọi là Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm. Theo dân gian, đây là ngày Tết người nông dân tạ ơn thần linh đã làm cho mưa thuận gió hòa để vụ mùa bội thu. Vào dịp này, các thành viên trong gia đình sum họp bên mâm cơm sau bao ngày xa cách.

Tết Đoàn Viên tiếng Anh là gì?

Tết Đoàn Viên tiếng Anh là reunion festival.

Vì sao Tết Trung Thu còn được gọi với cái tên Tết Đoàn Viên?

Tết Đoàn Viên là gì

Trong nhận thức của người Việt Nam, Tết Trung Thu là ngày lễ quan trọng là dịp để các thành viên gia đình sum họp lại và phá cỗ dưới ánh trăng. Bọn trẻ sẽ được rước đèn lồng, đeo những chiếc mặt nạ xinh xắn hòa vào dòng người múa lân, múa rồng,…

Ngày Tết Trung Thu luôn rộn ràng tiếng cười, lời tâm sự chia sẻ về công việc, cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Cũng chính vì lẽ đó mà ngày Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên.

Nguồn gốc của ngày Tết Đoàn Viên

Theo các nghiên cứu trước đây, Tết Trung Thu đã có từ hàng nghìn năm ở Việt Nam, bằng chứng là những dấu viết được khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Hình ảnh được tái hiện trên trống đồng chính là ngày lễ người nông dân tạ ơn thần linh sau vụ mùa bội thu.

Dựa vào văn bia ở chùa Đọi, từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng với nhiều hoạt động lễ sôi nổi như múa rối nước, đua thùa,… Đến thời Lê – Trịnh, Tết Trung Thu được coi trọng và được tổ chức xa hoa trong cung vua phủ chúa.

Ngoài những bằng chứng trên, trong văn hóa nước ta còn có nhiều sự tích của ngày Tết Trung Thu như Sự tích Hậu Nghệ và Hằng Nga, sự tích chú Cuội cung trăng,… Người Việt Nam đã chấp nhận và duy trì các điển tích điển cố làm phong phú hơn cho ngày Tết Trung Thu. Ngày nay vào dịp lễ Tết Trung Thu người ta vẫn xây dựng 3 nhân vật là Chú Cuội, chị Hằng và Thỏ Ngọc.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoàn Viên

Ý nghĩa ban đầu của Tết Đoàn Viên là để người nông dân tạ ơn thần linh đã phù hộ cho vụ mùa bội thu. Vì dịp này được tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch,theo quan niệm ngày hôm đó trăng sẽ tròn và sáng nhất là dịp cao nhân ngắm trăng và tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia,…

Theo nhiều ghi chép, khi ánh trăng có màu vàng thì năm ấy sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng có màu xanh thì năm đó ắt có nhiều thiên tai còn ánh trăng màu cam thì đất nước sẽ hưng thịnh.

Vào Tết Trung Thu gia đình sẽ dâng thần linh hoa quả, bánh trái, thắp hương cho tổ tiên và cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng. Với nền văn hóa Trung – Việt, chúng ta còn du nhập thêm cả lễ hội rước đèn với ước mong gặp nhiều điều may mắn.

Những phong tục trong Tết Đoàn Viên

Tết Đoàn Viên là gì

Phong tục cúng trăng

Trong ngày này trăng sẽ tròn và sáng nhất. Trên bàn thờ sẽ có bánh trung thu, hoa quả,… bởi vào dịp này cả gia đình cùng nhau phá cỗ và cùng nhau thưởng thích ánh trăng hòa với không khí ấm áp của gia đình.

Phong tục ngắm trăng

Trăng là biểu tượng có nhiều ý nghĩa đối với văn hóa của đất nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc trăng đẹp và trong nhất. Với người nông dân thì đây là thời điểm nhàn nhất vì họ được nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm trăng sau ngày lao động mệt mỏi.

Phong tục rước đèn lồng

Từ xưa, chiếc đèn lồng có nhiều màu sắc đã gắn bó sâu sắc với Tết Đoàn Viên. Đối với người Việt, đèn lồng dành cho trẻ con vui chơi, quây quần bên nhau để rước đèn. Hơn hết, nó còn là biểu tượng cho sự ấm áp, hạnh phúc.

Trước đây, chúng được làm từ tre và giấy đỏ, được trang trí thêm những đường nét họa tiết đặc sắc. Ngày nay, chiếc lồng đèn đã được sản xuất với nhiều chất liệu và hình dạng khác nhau.

Múa lân

Múa lân được coi là phong tục vào mỗi dịp lễ, trong đó có dịp lễ Tết Trung Thu. Theo quan niệm ngày xưa, lân là biểu tượng cho điều may mắn, phú quý cho nên múa lân trong Tết Trung Thu mang đến điềm lành cho mọi nhà. Trong đội múa, sẽ có người đội đầu lân chỉ huy điệu bộ theo nhịp trống cho những thành viên phía sau nhảy theo.

Những món ăn đặc trưng trong Tết Đoàn Viên

Tết Đoàn Viên là gì

Bánh trung thu

Khi nhắc đến Tết Trung Thu chúng ta không thể nào quên những chiếc bánh trung thu quen thuộc. Những chiếc bánh được làm từ lớp vỏ mỏng bằng bột mì, không có nhiều hương vị nhưng được bao bọc bởi nhiều loại nhân khác nhau như đậu xanh, gà quay,…

Ngày nay, bánh trung thu được biến tấu nhiều hơn tùy vào gu ẩm thực của mỗi người. Bánh trung thu hiện tại có nhiều màu sắc và nhiều nhân khác nhau.

Xôi cốm, chả cốm

Mỗi dịp thu về tại Hà Nội mùi hương cốm nhẹ nhàng thơm thoang thoảng hòa vào làn gió. Và xôi cốm, chả cốm với hạt cốm xanh mướt, ngọt dẻo hút mắt đã trở nên quen thuộc đối với người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng.

Thịt heo quay

Thịt heo quay là một trong những món ăn quen thuộc được mọi người thưởng thức vào ngày Tết Đoàn Viên. Thịt heo quay đòi hỏi phải hội đủ 3 yếu tố là có lớp da vàng óng, lớp mỡ mềm không bỏ, lớp thịt chắc ngon không đọng dầu mỡ.

Canh khoai môn

Người xưa cho rằng ăn canh khoai môn sẽ giúp diệt ác, hướng thiện. Chính vì lẽ đó trên mâm cỗ không thể thiếu món canh này ngụ ý xua đuổi tà vân và mong có vụ mùa bội thu hơn.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy bài viết này đem đến những thông tin cần thiết về Tết Đoàn Viên là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết có nội dung hay nữa nhé!

Tags: ngày lễ