Telesale là gì? Liệu telesale có chỉ là những cuộc điện thoại giới thiệu như lời đồn?

Bạn đang muốn trở thành một telesale chuyên nghiệp nhưng vẫn chưa hiểu rõ về bản chất cũng như những điều cần biết về ngành nghề này. Vậy thì hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu xem telesale là gì cũng như những kỹ năng để trở thành telesale qua bài viết sau đây nhé.

Telesale là gì?

Định nghĩa telesales là gì?

Chắc trong ấn tượng của nhiều người khi nhắc đến telesales thì sẽ nghĩ ngay đến những cuộc điện thoại gọi đến từ các nhãn hàng, công ty dịch vụ để giới thiệu sản phẩm của công ty đó. Tuy nhiên, liệu telesales có chỉ là như vậy?

Để giải thích một cách đơn giản nhất thì telesales là một danh từ được ghép từ tiền tố tele- có nghĩa là viễn thông và từ sales là nhân viên kinh doanh hoặc là nhân viên bán hàng.

Vậy telesales là gì? Đó chính là hoạt động quảng cáo sản phẩm và bán hàng trong rất nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục đến kinh doanh tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông qua điện thoại.

Telesales là gì?

Nhân viên telesale tiếng Anh là gì?

Dành cho những bạn chưa biết thì nhân viên telesales tiếng Anh là telesales staff.

Dễ thấy hiện nay trên các trang tuyển dụng lớn của nước ta thì công việc telesales hiện đang là công việc được đăng tuyển và được hướng đến rất nhiều.

Công việc của nhân viên telesale là gì?

Theo như khái niệm thì telesale là kiểu giới thiệu sản phẩm và bán hàng qua điện thoại. Vậy trên thực tế công việc chủ yếu của nhân viên telesale là gì? Cùng tìm hiểu nhé.

  • Tìm hiểu và nắm bắt tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm mà công ty, doanh nghiệp mình hiện đang kinh doanh.
  • Gọi điện thoại cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm, thuyết phục họ mua hàng, chốt đơn.
  • Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đưa ra các thông tin, dữ liệu khách hàng hữu ích cho việc kinh doanh thông qua việc lưu trữ lại các cuộc gọi với khách.
  • Tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng liên quan tới sản phẩm của công ty mình.
  • Cập nhật liên tục và quản lý các thông tin liên quan đến khách hàng.
  • Kết hợp với nhân viên phòng kinh doanh và các bộ phận khác để đạt được mục tiêu kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
  • Tiến hàng báo cáo với cấp trên tiến độ công việc và các kết quả đạt được.

Telesales là gì?

Kịch bản telesales

Muốn trở thành một telesale marketing chuyên nghiệp và hiệu quả thì không phải ngày một ngày hai mà thành công.

Theo như thu thập của BachkhoaWiki thì có rất nhiều kịch bản telesale được đưa ra mà khách hàng không thể từ chối mà bạn có thể học hỏi.

Kịch bản telesales tiếp thị bán hàng – chốt hẹn

– Telesales: Xin lỗi cho em hỏi đây có phải là số máy của anh A không ạ?

– A: Tôi là A nghe đây. Có chuyện gì vậy em?

– Telesales: Em chào anh. Em là B, gọi điện cho anh từ công ty C. Hiện tại, bên em có một số cổ phiếu DEF mà em nghĩ anh không nên bỏ qua. Anh có thể dành cho em 3 phút chứ ạ?

– A: Anh không quan tâm em ơi.

– Telesales: Đây là một cơ hội đầu tư tốt mà công ty em chỉ dành cho khách hàng có giới hạn thôi ạ. Em có thể xin anh một cuộc hẹn chiều nay được không ạ?

– A: Không cần đâu em, anh bận lắm

– Telesales: Em biết làm một người kinh doanh thì anh chắc hẳn rất bận rộn, cho nên em gọi điện để thu xếp một cuộc hẹn thuận tiện với anh nhất.

Vậy 3h chiều nay hay 9 giờ sáng thứ 5 tuần này thì tiện cho anh hơn?

– A: Vậy chiều mai nhé, có gì liên lạc với anh trước khi tới

– Telesales: Em cảm ơn anh. Hẹn gặp anh vào 3h chiều mai tại văn phòng của anh nhé. Chúc anh ngày làm việc hiệu quả. Em chào anh ạ.

Telesale là gì?

Mẫu kịch bản telesales xây dựng mối quan hệ, gọi lại lần sau

– Telesales: Xin lỗi đây có phải là số máy của anh A không ạ?

– A: Tôi là A nghe đây.

– Telesales: Em chào anh. Em là B, gọi điện cho anh từ công ty C. Hiện tại, bên em có một số cổ phiếu ABC mà anh không thể bỏ qua. Anh có thể dành cho em 3 phút chứ ạ?

– A: Anh không quan tâm nữa rồi em nhé.

– Telesales: Đây là một cơ hội đầu tư tốt mà công ty em chỉ dành cho một số lượng khách hàng giới hạn. Em có thể đặt lịch hẹn với anh chiều nay được chứ ạ?

– A: Anh bận lắm, thôi nhé.

– Telesales:Em biết làm một Giám đốc kinh doanh nên anh chắc hẳn rất bận rộn, cho nên em gọi điện để thu xếp một cuộc hẹn thuận tiện với anh nhất. Vậy 3h chiều nay hay 9 giờ sáng thứ 5 tuần này thì tiện cho anh hơn?

– A: Anh đang bận nhé.

– Telesales: Dạ vâng. Vậy em sẽ gọi điện lại cho anh vào 13h chiều nay khi anh đang rảnh nhé. Chúc anh ngày làm việc hiệu quả. Em chào anh ạ.

Telesale là gì?

Mẫu kịch bản telesales xử lý phàn nàn, khiếu nại

– Telesales: Xin lỗi đây có phải là số máy của anh A không ạ?

– A: Tôi là A nghe đây

– Telesales: Em chào anh. Em là B, gọi điện cho anh từ công ty C. Hiện tại, bên em có một số cổ phiếu ABC mà anh không thể bỏ qua. Anh có thể dành cho em 3 phút chứ ạ?

– A: Anh không khỏe em ơi. Đang định gọi điện cho bên em đấy. Làm ăn kiểu gì mà bla bla bla …

– Telesales: Chân thành cảm ơn anh đã phản ánh và em cũng rất xin lỗi anh về sự việc này.

Em đã ghi nhận đầy đủ những gì anh phản ánh và em xin hẹn thời gian vào 3h chiều nay hoặc 9h sáng thứ 5 em xin gọi lại cho anh để giải quyết vấn đề này cho anh cụ thể ạ

– A: Thôi bên em toàn hứa suông. Trước cũng có mấy bạn hứa kiểu như em rồi.

– Telesales: Một lần nữa em xin lỗi chân thành vì vấn đề anh gặp phải. Em tên là B và em mong anh cho bên em một cơ hội cuối cùng để giải quyết triệt để vấn đề này cho anh. Vậy chiều nay em gọi lại cho anh nhé.

– A: Thôi được rồi. Cảm ơn em.

– Telesales: Dạ vâng. Em cảm ơn. Em chào anh nhé.

Telesale là gì?

Kỹ năng cần có của telesales

Nhiều người vẫn nghĩ rằng công việc telesale thì đâu cần nhiều kỹ năng, chỉ cần biết gọi điện thoại là được thôi.

Nhưng không nhé, telesales mà muốn làm tốt công việc của mình thì bắt buộc phải có đầy đủ những kỹ năng cần thiết như:

  • Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm gọi điện, quản lý cuộc gọi.
  • Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, đặc biệt là khi khách hàng có thể sẽ nhanh chóng từ chối và thậm chí là cúp máy trước.
  • Kỹ năng bán hàng, thuyết phục, đàm phán để chốt đơn thành công.
  • Kỹ năng xử lý vấn đề, giải quyết tình huống linh hoạt trong các trường hợp khách hàng thắc mắc, khiếu nại
  • Nắm vững các loại kịch bản nghề nghiệp: kịch bản bán hàng, chốt đơn, nhận diện khách hàng có tiềm năng…
  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực, làm telesale là công việc bị áp lực rất nhiều bới KPI.

Telesales là gì?

Lương của telesale là bao nhiêu?

Thông thường, telesales sẽ được hưởng hai loại lương: lương cứng và lương mềm.

Lương cứng là một khoản cố định nhận hàng tháng khi hoàn thành công việc được giao. Còn lương mềm chính là phần trăm hoa hồng nhận được khi chốt đơn được với khách hàng.

Theo khảo sát có thể thấy, mức lương trung bình của nghề telesales rơi vào khoảng 7-8 triệu đồng + % doanh số/tháng. Đây là mức thu nhập khá hấp dẫn so với mặt bằng chung trên thị trường lao động.

Telesales là gì?

Có nên làm telesale không?

Có lẽ đến đây chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ bản chất telesales là gì cũng như những kỹ năng cần có, những công việc cần làm của telesale rồi đúng không?

Việc tham gia vào đội ngũ nhân viên telesale bạn nên suy nghĩ thật kỹ vì nghề này phải chịu áp lực KPI cực lớn, buộc bạn phải có 1 tinh thần thép.

Tuy nhiên nếu muốn thử thách bản thân và tích lũy cho mình thêm nhiều kỹ năng mềm thì công việc telesale là một sự lựa chọn vô cùng phù hợp dành cho bạn đấy nhé.

Telesales là gì?

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki xoay quanh câu hỏi telesale là gì? Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có thêm động lực mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.