Tại sao cua lại tự cắt càng của mình? Giải đáp chi tiết và chính xác nhất

Cua sử dụng 2 chân phía trước để tự vệ và xé thức ăn. Vậy tại sao cua lại tự cắt càng của mình? Và cua bị gãy càng có thể mọc lại không? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu hiện tượng này ngay sau đây nhé.

Tại sao cua tự cắt càng của mình?

Để giải thích cho hiện tượng tự cắt càng của cua, hãy cùng tìm hiểu qua về cấu tạo đặc biệt của cua ngay dưới đây.

Cấu tạo cơ thể cua

Cua là một loài động vật giáp xác có tổng cộng 10 chân. Trong đó, hai chân phía trước của chúng đã tiến hóa thành hai càng, được sử dụng để tự vệ và xử lý thức ăn.

Xương của cua nằm ở bên ngoài, trong khi thịt lại được bọc bên trong. Các bộ phận của cua bao gồm đầu và thân liền nhau, tạo thành một khối và được bảo vệ bởi một lớp vỏ cứng ở phía trên gọi là mai cua.

cấu tạo cơ thể của cua

Vì sao cua lại tự cắt càng của mình?

Trong trường hợp bị tấn công dữ dội, cua sẽ tự bẻ gãy càng của mình để thoát thân. Hành động động này có thể đánh lạc hướng kẻ thù và cũng có thể trong lúc chiến đấu, càng của cua đã bị thương nên chúng sẽ tự bẻ chiếc càng đó đi.

Việc dưỡng thương cho chiếc càng cũ sẽ tốn nhiều công sức hơn so với chờ một chiếc càng mới mọc lại.

tại sao cua lại tự cắt càng của mình

Hãy cùng quan sát một video 2 chú chim Boobie đang tấn công dữ dội 1 chú cua bị tách ra khỏi đàn. Chim Boobie liên tục dùng mỏ cứng và sắc nhọn dồn con cua vào đường cùng. Trong tình huống đó, chú cua đã tự bẻ gãy càng phải và chạy thoát thân.

Một số loại vật có cơ chế tự cắt bộ phận cơ thể để tự vệ

Tương tự như cua, một số loại động vật khác cũng có cơ chế tự vệ bằng cách tự cắt bỏ một bộ phận trên cơ thể. Dưới đây là một số loài vật được biết đến với khả năng loại bỏ một vài bộ phận và tự hồi phục rất nhanh sau đó.

  • Mực ống Octopoteuthis deletron
  • Thạch sùng
  • Kỳ giông Mexico
  • Chuột gai Châu Phi
  • Nhện

thạch sùng

Các câu hỏi thường gặp khác

Tại sao cua lại có càng to càng nhỏ?

Càng to được sử dụng để đánh lạc hướng kẻ thù, tạo ra một khoảng cách an toàn để cua có thể tránh xa các mối nguy hiểm. Trong khi đó, càng nhỏ được sử dụng để giữ chặt thức ăn và các vật dụng quan trọng khác mà cua cần để sinh tồn. Việc có hai càng có kích thước khác nhau giúp cua tiết kiệm năng lượng khi di chuyển và tăng khả năng sống sót trước các mối nguy hiểm trong môi trường sống của chúng.

Cua bị gãy càng có mọc lại không?

Có và điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong một số trường hợp, nếu tổn thương của càng không quá nặng và cua còn trẻ, cua có thể phục hồi và mọc lại càng mới trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tổn thương quá nặng hoặc cua đã già, khả năng cua mọc lại càng mới sẽ rất thấp.

BachkhoaWiki hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc tại sao cua tự cắt càng một cách chi tiết nhất. Hãy ghé trang thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích, thú vị khác nhé.