Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về sổ hồng

Nhiều người cho rằng sổ hồng khác với sổ đỏ. Vậy sổ hồng là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về vấn đề này nhé!

sổ hồng là gì

Sổ hồng là gì?

sổ hồng là gì

Trước ngày 10/12/2009, tại Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận với bìa màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu đất và nhà ở, thường được gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ gọi là Sổ đỏ theo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Tuy từ ngày 10/12/2009, chỉ cấp một loại Giấy chứng nhận theo mẫu chung (có bìa màu hồng cánh sen) nhưng các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đó vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

Tóm lại, sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, là loại chứng thư pháp lý để Nhà nước dựa vào để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Thông tin ghi trên sổ hồng

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng như sau:

  • Trang 1: Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đây là nội dung quan trọng nhất.
  • Trang 2: Thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Trang 3: Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
  • Trang 4: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận, ví dụ khi chuyển nhượng, tặng cho…sẽ ghi thông tin về việc chuyển nhượng, tặng cho vào trang 3 và trang 4.
  • Trang bổ sung Giấy chứng nhận.

Kiểm tra sổ hồng nhà đất cần phải lưu ý những gì?

sổ hồng là gì

Khi kiểm tra sổ hồng nhà đất bạn cần phải lưu ý những nội dung sau:

Kiểm tra thông tin chủ sử dụng đất

Chủ sử dụng đất trên Giấy chứng nhận có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất. Trong trường hợp đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người thì có thể ghi tên của các chủ sử dụng. Chủ sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ liên quan đến thử đất nên khi giao dịch thì bắt buộc chủ sử dụng phải trực tiếp tham gia hoặc ủy quyền cho người khác.

Thông tin về thửa đất

Một số thông tin liên quan đến thửa đất như vị trí, số thửa, số tờ bản đồ được ghi theo số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính. Địa chỉ thửa đất bao gồm tên khu vực, số nhà, tên đường (nếu có), tên cấp xã, huyện, tỉnh, nơi có thửa đất.

Thông tin về diện tích thửa đất

Diện tích thửa đất được làm tròn đến một chữ số thập phân. Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của chủ hộ.

Thông tin về hình thức sử dụng đất

Hình thức sử dụng đất có thể là đất sử dụng chung hoặc đất sử dụng riêng. Đất sử dụng chung là đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người, nhiều hộ gia đình còn đất sử dụng riêng thì chỉ thuộc quyền sử dụng của một người. Chẳng hạn như phần ngõ đi thuộc quyền sử dụng chung của nhiều hộ nên trên sổ đỏ phần này sẽ được ghi là “Sử dụng chung”.

Mục đích sử dụng đất được ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất thuộc các nhóm như đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

Và nhiều người không biết có sổ hồng có được xây nhà không? Để được xây nhà cần phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Đất đai 2013.

Thông tin về thời hạn sử dụng đất

Đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê thì sẽ được ghi thời hạn theo quyết định giao đất. Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

  • Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.
  • Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”.
  • Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài.

Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.

Sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng là gì?

sổ hồng là gì

Nhiều người có cùng một thắc mắc sổ đỏ và sổ hồng khác nhau thế nào. Theo pháp luật quy định, “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” chỉ khác nhau khi được cấp trước ngày 10/12/2009. Từ ngày 10/12/2009 thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp một loại Giấy chứng nhận áp dụng trong phạm vi cả nước.

Chính vì vậy cách gọi “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” dùng để chỉ Giấy chứng nhận được cấp từ ngày 10/12/2009 đến nay là không khác nhau, đều chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn?

Ngày 10/12/2009, theo Nghị Định 88/2009/NĐ-CP, thống nhất một loại giấy chung có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Trong khi đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp đã được cấp giấy Chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.

Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng?

Về mặt pháp lý, sổ đỏ và sổ hồng đều có tính pháp lý tương đương. Chúng đều là giấy chứng nhận về sở hữu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Ngày 10/12/2009, theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP, thống nhất 2 loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Với những sổ đỏ và sổ hồng được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không cần phải chuyển đổi sang giấy chứng nhận mới.

Chính vì vậy, nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng không quan trọng. Quan trọng là những giấy tờ đó phải thực sự có tính pháp lý và được xác minh độ chính xác tuyệt đối.

Sổ hồng khác gì sổ xanh, sổ trắng?

sổ hồng là gì

Loại sổ Sổ trắng Sổ xanh Sổ hồng
Bản chất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà có ghi nhận hiện trạng thực tế của tài sản ngay tại thời điểm cấp (Các loại Văn tự mua bán nhà, bằng khoán điền thổ…). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị gồm nội thành, nội thị xã cũng như thị trấn.
Màu sắc Màu trắng Bìa màu xanh da trời Hồng
Căn cứ cấp sổ Nghị Định 02 – CP và Pháp lệnh nhà ở ngày 26/3/1991 của Hội đồng Nhà nước. Nghị Định 60 – CP và Nghị Định 88/2009/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền đất.
Cơ quan ban hành mẫu sổ UBND Xã, Phường, UBND Huyện thị xã cấp xác nhận cho chủ sở hữu. Lâm trường Bộ xây dựng (đối với sổ hồng cũ) và Bộ Tài Nguyên – Môi Trường (đối với sổ hồng mới).
Khu vực được phép cấp sổ Cả nước Trong khu vực đất rừng do Lâm trường chỉ định Cả nước
Loại tài sản được cấp sổ Tất cả các loại đất Đất rừng Tất cả các loại đất
Nội dung trên sổ Văn tự đoạn mại mua bán nhà ở

Giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng

Giấy chứng nhận quyết định của UBND công nhận quyền sở hữu tài sản.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng do Lâm trường cấp cho người dân khai thác, trồng rừng, bảo vệ và phát triển. Ghi nhận quyền sở hữu đất bao gồm: số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng, mục đích…

Ghi nhận quyền sở hữu nhà bao gồm: diện tích xây dựng, diện tích sử dụng chung và riêng, kết cấu, số tầng…

Thời hạn sử dụng Không có quy định Có thời hạn sử dụng Có thời hạn sử dụng nhất định, không vĩnh viễn
Giá trị pháp lý Ngoại trừ sổ xanh ra thì 3 loại sổ còn lại là sổ trắng, sổ đỏ, sổ hồng đều có giá trị pháp lý như nhau. Vì tại Khoản 2 Điều 29 Nghị Định số 88/2009/NĐ-CP đã ghi rõ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà được cấp trước đây vẫn có giá trị pháp lý và chỉ đổi (không phải cấp lần đầu) sang giấy chứng nhận mới khi có yêu cầu (không bắt buộc).

Khi nào được cấp sổ hồng?

sổ hồng là gì

Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm?

Có sổ hồng sở hữu lâu dài, chứ không có sổ hồng có giá trị vĩnh viễn. Sổ hồng chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian dài, có điểm kết thúc.

Nên chỉ có thể cấp sổ hồng sở hữu lâu dài, khi nhà nước cần đất để xây dựng thì sẽ bồi thường cho dân. Điều này cho thấy sự hợp lý hơn là cấp sổ hồng có thời hạn vĩnh viễn.

Cụm từ “sổ hồng vĩnh viễn” chỉ thường nghe ở các công ty môi giới nhà đất chung cư. Thường tư vấn với khách hàng là sẽ được cấp sổ hồng vĩnh viễn và người mua cứ nghĩ là sẽ được ở từ đời này sang đời khác. Nhưng thực tế thì không phải là như vậy.

Vì vậy, khi các bạn mua nhà, nhất là mua nhà chung cư tại các vùng đô thị, khu dân cư, và khi chủ đầu tư hứa với các bạn rằng sẽ có sổ hồng vĩnh viễn thì bạn cần phải hỏi kỹ lại vấn đề này để tránh “tiền mất tật mang” và vướng vào những sai lầm không đáng có về lâu dài.

Nếu bạn thấy bài viết cung cấp những thông tin cần thiết về sổ hồng là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!